Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi năng khiếu Lịch sử 11 lớp 11 Sử lần 4 năm học 2019-2020, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương

86db1e7c6a9aac251b92c5e2c342e969
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 6:27:46 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 8:51:39 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 339 | Lượt Download: 3 | File size: 0.744089 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 11/05/2020 ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ TƯ MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề) (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu) Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy lập bảng so sánh chiến lược hướng nội và chiến lược hướng ngoại của các nước sáng lập ASEAN từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay theo các tiêu chí: thời gian thực hiện, bản chất, thành tựu, hạn chế. Nhận xét. Câu 2 (2,0 điểm): Sự phân chia quyền lực giữa các cường quốc tại hội nghị Ianta (từ 4 đến 11/2/1945) thể hiện như thế nào? Tại sao sự phân chia ấy lại đưa tới sự hình thành trật tự hai cực Xô - Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 3 (2,0 điểm): Vì sao Đảng và Hồ Chí Minh lại thành lập mặt trận Việt Minh vào tháng 5 năm 1941? Theo em, để tăng cường khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cần có những giải pháp gì? Câu 4 (2,0 điểm): Thời cơ cho phép Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam thành công thể hiện như thế nào? Từ nhận thức về “thời cơ”, hãy phát biểu ý kiến về sự cần thiết phải “chớp thời cơ” của Việt Nam trong thời đại cách mạng 4.0 hiện nay. Câu 5 (2,0 điểm): Em hãy phát biểu những cảm nhận về tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng 8 năm 1945. --------------------------Hết-------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ TƯ- LỚP 11 SỬ (Đáp án gồm có 04 trang) Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy lập bảng so sánh chiến lược hướng nội và chiến lược hướng ngoại của các nước sáng lập ra ASEAN từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay theo các tiêu chí: thời gian thực hiện, bản chất, thành tựu, hạn chế. Nhận xét. Nội dung cần trả lời Tiêu chí Chiến lược kinh tế hướng nội Thời Từ sau khi giành độc lập đến trước gian những năm 60, 70 của TK XX Đẩy mạnh phát triển các ngành công Bản chất nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, chú trọng thị trường trong nước để phát triển SX. Thành tựu Điểm Chiến lược kinh tế hướng ngoại Từ những năm 60-70 của TK XX trở đi chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương - SX đáp ứng được nhu cầu cơ bản - Làm cho bộ mặt kinh tế- xã hội biến đổi của nhân dân trong nước. to lớn. Tỉ trọng công nghiệp và mậu dịch - Góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, đối ngoại tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng phát triển 1 số ngành chế biến, chế kinh tế khá cao. - Vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội tạo... đã được chú trọng giải quyết. - Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và - Sự lệ thuộc vào vốn nước ngoài Hạn chế công nghệ, chi phí cao dẫn tới tình - Những năm 1997-1998, xảy ra cuộc trạng thua lỗ trong SX. khủng hoảng tài chính lớn, làm cho KT - Đời sống người lao động còn khó suy thoái, chính trị bất ổn ở 1 số nước khăn, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển 0,25 0,25 0,5 0,5 - Chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội. Nhận xét: - Mỗi chiến lược phát triển trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng… đều để lại những bài học kinh nghiệm quý cho các nước trong đó có VN… - VN có thể học tập kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, kết hợp cả 2 chiến lược trong XD và phát triển đất nước Câu 2 (2,0 điểm): Sự phân chia quyền lực giữa các cường quốc tại hội nghị Ianta (từ 4 đến 11/2/1945) thể hiện như thế nào? Tại sao sự phân chia ấy lại đưa tới sự hình thành trật tự hai cực Xô - Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 0,5 Nội dung cần trả lời a- Sự phân chia quyền lực giữa các cường quốc… - Giới thiệu về hội nghị Ianta.. Ở châu Âu: Liên Xô đóng quân ở Đông Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu, Mỹ, Anh,Pháp đóng quân ở Tây Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Đông Âu là phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Tây Âu là phạm vi ảnh hưởng của Mỹ - Ở châu Á: + Chấp nhận 1 số điều kiện để LX tham chiến chống Nhật như giữ nguyên trạng Mông Cổ, khôi phục lại những quyền lợi của nước Nga trước cuộc chiến tranh Nga-Nhật (trả lại miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh, quốc tế hoá thương cảng Đại Liên và khôi phục lại việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận, cùng khai thác tuyến đường sắt Nam Mãn- Đại Liên, LX chiếm 4 đảo Curin). Điểm 0,25 0,25 0,25 + Mỹ đóng quân ở Nhật, còn ở bán đảo Triều Tiên, Mỹ đóng quân nam vĩ tuyến 38, Liên Xô bắc vĩ tuyến 38. 0,25 + Trung Quốc sẽ tiến tới 1 quốc gia thống nhất, dân chủ với 1 chính quyền có sự tham gia của Đảng cộng sản và các đảng phái dân chủ. Trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. 0,25 + Các vùng còn lại của Châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. 0,25 b- Giải thích: - Những thỏa thuận ở Ianta đã khẳng định sức mạnh của các cường quốc trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có sự chi phối đến các vấn đề của thế giới sau chiến tranh - Những thỏa thuận tại hội nghị Ianta đã đưa tới sự cân bằng quyền lực giữa LX (XHCN) và Mĩ (TBCN) sau CTTG thứ hai, tạo ra sự kiềm chế lẫn nhau giữa 2 siêu cường, giữa 2 phe…. 0,5 Câu 3 (2,0 điểm): Vì sao Đảng và Hồ Chí Minh lại thành lập mặt trận Việt Minh vào tháng 5 năm 1941? Theo em, để tăng cường khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cần có những giải pháp gì? Nội dung cần trả lời Điểm - a- Vì sao Đảng và Hồ Chí Minh lại thành lập mặt trận Việt Minh… Hoàn cảnh: + Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra khốc liệt… phát xít Đức đã làm chủ vùng đất rộng 0,25 lớn và đang chuẩn bị tấn công Liên Xô + Trong nước, phát xít Nhật đã nhảy vào VN và câu kết với Pháp cùng thống trị nhân dân ta.. vì vậy mâu thuẫn dân tộc trở nên vô cùng gay gắt, nhiều cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập đã nổ ra 0,25 nhưng đều thất bại… + Trong chiến tranh thế giới thứ 2, tình hình mỗi nước ở ĐD ko giống nhau, CM mỗi nước Đông 0,25 Dương có đặc điểm riêng… vì vậy, mặt trận DTTN phản đế Đông Dương không còn phù hợp, phải thành lập Mặt trận riêng… => Tháng 1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng VN và Người đã chủ trì hội nghị TƯ 8(5/41) hoàn chỉnh chuyển hướng đấu tranh cho CM VN, trong đó có chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh - 0,25 Mục đích của việc thành lập Việt Minh: + Tập hợp, đoàn kết mọi giai cấp, tầng lớp, cá nhân yêu nước VN tham gia đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập dân tộc; Phát huy quyền tự quyết của các DT trên bán đảo Đông Dương, giúp đỡ các 0,25 dân tộc Miên, Lào giành độc lập… + Phối hợp với phe đồng minh trên thế giới chống phát xít… b- Giải pháp 0,25 0,5 Không ngừng tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức chính trị của mọi tầng lớp nhân dân, từ đó làm thất bại âm mưu chia rẽ, chống phá của các thế lực thù địch… Đảng và Nhà nước quan tâm đến việc chăm lo đời sống cho nhân dân, không ngừng nâng cao tiềm lực mọi mặt của quốc gia. - Câu 4 (2,0 điểm): Thời cơ cho phép Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam thành công thể hiện như thế nào? Từ nhận thức về “thời cơ”, hãy phát biểu ý kiến về sự cần thiết phải “chớp thời cơ” của Việt Nam trong thời đại cách mạng 4.0 hiện nay. Nội dung cần trả lời a- Thời cơ thể hiện… Điểm 0,25 - Thời cơ cách mạng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quan trọng nhất. Thời cơ chin muồi của cách mạng là khi hội tụ đủ 3 điều kiện: Kẻ thù đã suy yếu đến mức không thể thống trị như cũ được nữa; Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phe cách mạng; Đảng và quần chúng đã chuẩn bị sẵn sàng và quyết tâm tiến hành một cuộc cách mạng - Biểu hiện của thời cơ trong TKN tháng 8 năm 1945 ở VN: 0,75 + Về khách quan: PX Nhật bị tiêu diệt, quân Nhật ở ĐD suy sụp, chính phủ bù nhìn tay sai rệu rã đến cực điểm… trong khi đó, quân đồng minh chưa kịp kéo vào nước ta… + Đầu tháng 8, khí thế CM đang sôi sục, lực lượng trung gian đã ngả về phe cách mạng + Đảng đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng… - Đảng CS ĐD nhận thức đúng về thời cơ chín muồi nên đã kiên quyết chớp thời cơ, phát 0,25 động quần chúng đứng lên giành chính quyền trong toàn quốc… b- Sự cần thiết 0,25 - CMCN 4.0 là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. CMCN 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc tới các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. 0,25 + CMCN 4.0 tạo ra cơ hội lớn để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước bước vào thời kì hội nhập. Nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức: nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển so với thế giới và rơi vào thế bị động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này. + Việt Nam cần “chớp thời cơ” do CMCN 4.0 mang lại: hoạch định các chính sách cần thiết, đặc biệt cần đầu tư cho giáo dục, khoa học – kĩ thuật nhằm đào tạo ra những con người mới, nhân lực có chất lượng cao – đáp ứng yêu cầu của thời đại… 0,25 Câu 5 (2,0 điểm): Em hãy phát biểu những cảm nhận về tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng 8 năm 1945. Nội dung cần trả lời - - Sau cách mạng tháng 8, Việt Nam ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”… Những khó khăn của VN diễn ra trên tất cả các lĩnh vực (CT,KT-tài chính,VH,XH…) trong đó, khó khăn nghiêm trọng nhất là nạn thù trong giặc ngoài… Bên cạnh những khó khăn, ở VN vẫn có những thuận lợi căn bản… những thuận lợi này cho phép Đảng và Chính phủ phát huy được sức mạnh tiềm tàng để từng bước vượt qua khó khăn… Nguyên nhân đưa tới những khó khăn của VN bao gồm cả khách quan và chủ quan (sự chống phá của các thế lực thù địch; thiên tai; hậu quả của chế độ cũ…) Tình hình đó đặt cho CMVN phải tiến hành song song hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ… Liên hệ với nước Nga sau CM tháng 10 năm 1917 để thấy rõ điểm tương đồng… Điểm 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25