Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi năng khiếu Lịch sử 11 lớp 11 Sử lần 2 năm học 2019-2020, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương

961a747802af9e69d7820efa245b82c1
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 6:28:04 | Được cập nhật: 23 tháng 4 lúc 3:48:59 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 432 | Lượt Download: 3 | File size: 0.442616 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 21/10/2019 ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ HAI MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề) (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu) Câu 1 (2,0 điểm): Tóm tắt những sự kiện chính trong phong trào công nhân ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930. Phong trào công nhân có vị trí, vai trò như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Câu 2 (2,0 điểm): Vì sao nói: “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là một tất yếu lịch sử”? Câu 3 (2,0 điểm): Cho bảng sau: Nội dung Giai đoạn 1930 - 1931 Giai đoạn 1936 - 1939 Đối tượng cách mạng Nhiệm vụ, mục tiêu Lực lượng cách mạng Hình thức, phương pháp đấu tranh a. Hoàn thiện bảng để thấy được sự thay đổi chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương qua hai giai đoạn. b. Vì sao Đảng Cộng sản Đông Dương có sự thay đổi chủ trương như vậy? Câu 4 (2,0 điểm): Bằng kiến thức lịch sử đã học, hãy làm rõ nguyên nhân đưa tới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933? Cuộc khủng hoảng đã tác động như thế nào đến các nước tư bản và quan hệ quốc tế trong những năm 30 của thế kỉ XX? Liên hệ với lịch sử Việt Nam. Câu 5 (2,0 điểm): Hãy đưa ra quan điểm của Anh/ Chị về nhận định: Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). --------------------------Hết-------------------------Họ và tên thí sinh: ……………………………………….Số báo danh……………… Chữ ký giám thị 1: ………………………Chữ ký giám thị 2:……………………….. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ NHẤT LỚP 11 SỬ Câu 1 2 Nội dung cần trình bày Điểm Tóm tắt những sự kiện chính trong phong trào công nhân ở Việt Nam 1919 – 1930. Phong trào công nhân có vị trí, vai trò như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? * Tóm tắt các sự kiện chính của phong trào công nhân 1919 – 1930 - 1920: công nhân Sài Gòn, Chợ Lớn thành lập Công hội bí mật... - 8/1925: cuộc bãi công của công nhân Ba Son, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân... - Năm 1928: do tác động của phong trào vô sản hóa, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc cả nước. Đấu tranh của công nhân nổ ra nhiều nơi... - 1929: phong trào công nhân phát triển, cùng với phong trào của các tầng lớp khác đã kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng... Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển từ tự phát lên tự giác... - Đầu năm 1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào công nhân hoàn toàn trở thành phong trào tự giác * Vị trí, vai trò của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng: - PTCN phát triển mạnh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của PTYN chuyển mạnh theo KH vô sản. - PTCN là cơ sở, nền tảng để tiếp nhận CN Mác-Lênin và lý luận CMGPDT của NAQ, làm nảy sinh khuynh hướng vô sản ở Việt Nam - PTCN phát triển mạnh đặt ra yêu cầu phải thành lập chính đảng cộng sản ở VN. Từ đó đưa tới sự phân hoá các tổ chức cách mạng thành 3 tổ chức CS (1929), đến đầu năm 1930 các tổ chức này đã thống nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam -> Như vậy, PTCN là nhân tố quan trọng kết hợp với CN Mác-Lênin và PTYN để đưa tới sự thành lập ĐCSVN. Vì sao nói: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là một tất yếu lịch sử? - Trước năm 1930, phong trào yêu nước Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại do khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp tiên tiến với đường lối đúng đắn lãnh đạo... - Từ năm 1920-> 1929 Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho thành lập Đảng cộng sản, đặc biệt qua Hội Việt Nam cách mạng thanh niên... Những điều kiện thành lập Đảng dần chín muồi... - Năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển, kết thành làn 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.75 0.25 0.5 0.25 3 sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng... trong khi đó Hội VNCMTN và đảng Tân Việt không còn đủ sức lãnh đạo -> yêu cầu cấp thiết phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo... - Đáp ứng yêu cầu đó, cuối năm 1929 ba tổ chức cộng sản ra đời. Đó là xu thế tất yếu 0.5 khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. Tuy nhiên 3 tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng đẩy cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ chia rẽ lớn -> đặt ra yêu cầu phải hợp nhất. - Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân liệt thành hai 0.25 tổ chức cộng sản đã từ Xiêm về Trung Quốc, triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam ... - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, là 0.25 sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử, là sản phẩm của sự kết hợp ba nhân tố ... đáp ứng yêu cầu khách quan khách quan của lịch sử Việt Nam.... Cho bảng sau... a. Hoàn thiện bảng để thấy được sự thay đổi chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương qua hai giai đoạn. b. Vì sao Đảng Cộng sản Đông Dương có sự thay đổi chủ trương như vậy? a. Hoàn thiện bảng Giai đoạn 1936 - 1939 Chủ nghĩa phát xít, bọn phản động thuộc địa và tay sai Chống phát xít, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình Lực lượng Chủ yếu và công nhân và Đông đảo các giai cấp, tầng lớp cách mạng nông dân (...) tập hợp trong Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (năm 1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) Hình thức, Phong phú, quyết liệt (...); Phong phú (...); kết hợp công phương pháp mang tính bí mật, bất hợp khai, hợp pháp với bí mật, bất đấu tranh pháp. hợp pháp b. Có sự thay đổi đó là do tình hình thế giới, trong nước có nhiều biến chuyển: * Tác động của tình hình thế giới: - Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, CNPX xuất hiện ở Đức, Italia, Nhật ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới… - Tháng 7/1935, ĐH lần VII Quốc tế Cộng sản họp, xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống phát xít, nguy cơ chiến tranh… - Tháng 6/1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, ban bố một số Nội dung Đối tượng cách mạng Nhiệm vụ cách mạng Giai đoạn 1930 - 1931 Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai Chống Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 4 5 chính sách tiến bộ ở thuộc địa… * Tác động của tình hình trong nước: - Từ năm 1935, cơ sở Đảng Cộng sản Đông Dương và phong trào cách mạng bắt đầu được phục hồi… 0.5 - Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách bóc lột của thực dân Pháp…quần chúng nhân dân có nguyện vọng đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ cơm áo, hòa bình… - Vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội VII – Quốc tế cộng sản, Lê Hồng Phong đã triệu tập Hội nghị (7/1936), chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh ... Bằng kiến thức lịch sử đã học, hãy làm rõ nguyên nhân đưa tới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933? Cuộc khủng hoảng đã tác động như thế nào đến các nước tư bản và quan hệ quốc tế trong những năm 30 của thế kỉ XX? Liên hệ với lịch sử Việt Nam. * Nguyên nhân khủng hoảng - Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, không đều, thiếu kế hoạch của các nước 0.25 tư bản chủ nghĩa; - Đời sống của người lao động các nước tư bản không được cải thiện tương ứng với 0.25 sự phát triển …mâu thuẫn giữa cung và cầu đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế… * Tác động đến các nước tư bản - Cuộc khủng hoảng đã gây nên hậu quả nặng nề (nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, sản 0.25 xuất đình đốn… Số người thất nghiệp tăng, mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng, các phong trào đấu tranh diễn ra khắp các nước tư bản) ... - Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, buộc 0.25 các nước tư bản phải tìm cách thích nghi (2 con đường) ... * Ảnh hưởng đối với quan hệ quốc tế: - Hình thành hai khối đế quốc đối lập, mâu thuẫn với nhau gay gắt. Nguy hiểm nhất 0.25 là sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít ... - Là nguyên nhân trực tiếp đưa tới bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 0.25 * Liên hệ với Việt Nam - Việt Nam là thuộc địa của Pháp, phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng 0.25 hoảng (kinh tế suy sụp, đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt)... Tình hình đó là điều kiện trực tiếp đưa đến bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh - Sau cuộc khủng hoảng, thực dân Pháp ở Đông Dương tập trung đầu tư khai thác 0.25 thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế chính quốc -> kinh tế VN có phục hồi và phát triển, tuy nhiên đời sống nhân dân không được cải thiện, vì thế họ hăng hái đấu tranh đòi tự do cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm 1936-1939... Hãy đưa ra quan điểm của anh/chị về nhận định: Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. - Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, nhưng các 0.25 nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc chiến tranh. Đó là một nhận định chính xác, phản ánh đúng thực tiễn lịch sử. Vì: - Các nước Anh, Pháp, Mĩ đều có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít những vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản... điều này chi phối thái độ và hành động của họ : + Anh, Pháp không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình... + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo "chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu, không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ. Chính sách đó đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. - Tại Hội nghị Muy - ních (9-1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và Pháp đã kí một hiệp định trao vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức, để đổi lấy sự cam kết của Hít - le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. Chính sách nhượng bộ của Anh- Pháp đã không cứu được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. - Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít (phe trục), các nước Mĩ, Anh và Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa còn có hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít. Do vậy các nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Người ra đề: Nguyễn Thị Nga 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5