Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 trường TH Quang Trung năm 2018-2019

a45676bb705384f925410cb0d13e2167
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 22 tháng 4 2022 lúc 13:21:10 | Được cập nhật: hôm qua lúc 11:20:44 | IP: 14.250.196.233 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 26 | Lượt Download: 0 | File size: 0.091648 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II LỚP 2

ĐỀ THI CUỐI HKII LỚP 2B VÕ THỊ THANH CHÂU

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ma trận nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức từ và câu

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Đọc hiểu văn bản:

- Xác định được các từ ngữ, hình ảnh, các chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

- Giải thích được các chi tiết, hình ảnh trong bài bằng suy luận của mình,

Câu số

1,3,4,5

2

7

6

Số điểm

2

0,5

0,5

3

Kiến thức tiếng Việt:

- Tim được từ và biết đặt câu với từ tìm được.

- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa. Xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?, để làm gì?

- Xác định được từ chỉ tính chất, đặc điểm.

- Hiểu nội dung bài.

Câu số

6,8

10

9

4

Số điểm

1,5

1

0,5

3

Tổng

Số câu

4

3

2

1

10

Số điểm

2

2

1,5

0,5

6

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

4

1

5

Câu số

1,3,4,5

2

1-5

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

1

2

1

3

2

Câu số

8

6

7,10

9

8,7,10

6,9

Tổng số câu

4

2

1

2

1

8

2

Số điểm

2

1,5

0,5

1,5

0,5

5

1

%

40%

20%

10%

20%

10%

80%

20%

Trường Tiểu học Quang Trung

Lớp: Hai:……

Họ và tên:…………….……

……………………..………

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

Năm học : 2018 – 2019

MÔN: Tiếng việt (đọc hiểu)

Ngày kiểm tra:……………………….

Điểm

Giám thị

Giám khảo

Nhận xét của giáo viên

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: ( 4 điểm) Bài: …………………………………………………………

II. Kiểm tra đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi. (6 điểm)

Đọc bài: Cây đa quê hương (Sách TV 2, tập 2, Trang 93- 94)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1/ Bài văn tả cái gì? (M1 – 0.5)

  1. Tả tuổi thơ của tác giả

b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. c. Tả cây đa.

2/ Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu? (M2 – 0.5)

  1. Cây đa nghìn năm.

  2. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.

  3. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời ấu thơ của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.

3/ Rễ của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào ? (M1 – 0.5)

  1. Nổi lên mặt đất như những con rắn hổ mang.

  2. Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ.

  3. Như những con rắn hổ mang giận dữ.

4/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? (M1 – 0.5)

a. Ngồi dưới gốc đa tác giả thấy lúa vàng gợn sóng. b. Đàn trâu lững thững ra về. c. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều…..

d. Cả a, b và c.

5/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa: (M1 – 0.5)

  1. Lững thững – nặng nề

b. Yên lặng – ồn ào c. Cổ kính – chót vót

6/ Gạch chân bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì?”(M2- 0.5)

Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.

7/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M3 – 0.5)

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

8/ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. (M3 – 1)

Bố bạn Nga làm việc ở Nha Trang.

Câu hỏi: ………………………………………………………………………

9/ Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào?(M4 – 1)

………………………………………………………………………………………

10/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1)

Từ ngữ đó là:…………………………………………………………………………

Đặt câu: ………………………………………………….……………………………

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả(Nghe viết): ( 4 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc, học sinh nghe viết bài Cây và hoa bên lăng Bác ( SGK TV2, tập 2, trang 111 sách Tiếng Việt 2, tập 2.

Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu, kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt.

Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.

2. Tập làm văn: ( 6 điểm) ( 25 phút)

. Hãy viết một đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em).

Ví dụ:

  1. Săn sóc mẹ khi mẹ bị ốm.

  2. Cho bạn đi chung áo mưa.

ĐÁP ÁN

CÂU

1

2

3

4

5

ĐÁP ÁN

C

C

B

D

B

6/ Gạch chân bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì?”(M2- 0.5)

Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.

7/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M3 – 0.5)

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

8/ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. (M3 – 1)

Bố bạn Nga làm việc ở Nha Trang.

Câu hỏi: Bố bạn Nga làm việc ở đâu?

9/ Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào?(M4 – 1)

- Qua bài văn em thấy tác giả yêu quê hương, yêu cây đa, luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa quê hương.

10/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1)

Từ ngữ đó là: Giản dị

Đặt câu: Bác Hồ là người sống rất giản dị.