Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 2 trường TH Tân Hiệp năm 2019-2020

8bb13004690f302e6ef14e46ca992f66
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 22 tháng 4 2022 lúc 13:37:43 | Được cập nhật: 50 phút trước | IP: 14.250.196.233 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 73 | Lượt Download: 0 | File size: 0.114176 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường TH Tân Hiệp
Họ và tên:……………………………
Lớp 2A2

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
Năm học: 2019 - 2020
Môn: Tiếng việt 2
Thời gian làm bài: 25 phút

Chữ ký
giám thị

----------------------------------------------------------------------------------------------------------Điểm:

Nhận xét

Chữ ký giám khảo

I. Đọc thầm bài văn dưới đây:

CÔ GÁI ĐẸP VÀ HẠT GẠO
Ngày xưa ở một làng Ê-đê có cô Hơ-bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại
không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ-bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy
vậy, cơm hỏi:
- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ-bia giận dữ quát:
Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các người.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm
sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ-bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ-bia phải đi
đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen sạm.
Thấy Hơ-bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo
về. Từ đó, Hơ-bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
Theo truyện cổ Ê-đê
II. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất theo mỗi câu hỏi dưới đây:
( từ câu 1 đến câu 4):
Câu 1. Hơ-bia là một cô gái như thế nào?
A. Xinh đẹp nhưng rất lười biếng.
B. Xinh đẹp.
C. Lười biếng.
1

D. Da đen sạm
Câu 2. Thóc gạo bỏ Hơ-bia đi lúc nào?
A. Sáng sớm.

B. Trưa.

C. Chiều tối

D. Đêm khuya.

Câu 3. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ-bia để đi vào rừng?
A. Vì thóc gạo thích đi chơi.
B. Vì Hơ-bia đuổi thóc gạo đi.
C. Vì Hơ-bia khinh rẻ thóc gạo.
D. Vì Hơ-bia không chơi với thóc gạo.
Câu 4. Trái nghĩa với từ “đen” là từ nào?
A. Xinh đẹp.

B. Trắng.

C. Đỏ.

D. Vàng.

Câu 5. Trong câu: “ Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ-bia ân hận lắm.” có thể
thay từ ân hận bằng từ nào?
A. Hối hận.

B. Ân cần.

C. Hối hả.

D. Vui vẻ.

Câu 6. Câu: “ Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.” được viết theo mẫu câu nào
dưới đây?
A. Ai là gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

D. Ai như thế nào?

III. Trả lời câu hỏi:
Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau:
Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
………………………………………………………………………………………………..
Câu 8: Bài đọc trên khuyên chúng ta điều gì ?
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Hết
2

ĐÁP ÁN
Câu1(0.5đ)
A

Câu 2(0.5đ)
D

Câu 3(0.5đ)
C

Câu 4(0.5đ)
B

Câu 5(0.5đ)
A

Câu 6(0.5đ)
C

Câu 7. (0.5 điểm)
Khi nào chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng?
Chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng khi nào?
Câu 8. (0.5 điểm)
Khuyên chúng ta chăm làm và phải biết quý trọng những thứ mình làm ra.

3