Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 trường TH Bình Đức năm 2016-2017

9b203247b1411ffa570e35f1ae2a0540
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 25 tháng 4 2022 lúc 19:55:08 | Được cập nhật: 18 tháng 4 lúc 12:03:36 | IP: 14.250.196.233 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 26 | Lượt Download: 0 | File size: 0.07168 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường: TH Bình Đức
Lớp: 5/
Họ và tên: ………………………….

Điểm thi

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: 2016- 20167
Môn thi: Tiếng Việt - Lớp 5
Thời gian: 40 phút
Ngày thi: …/ 12 / 2016
Nhận xét của giáo viên

A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
- HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK (Tiếng Việt 5 – tập 1)
từ tuần 11 đến tuần 17.
Bài 1: Mùa thảo quả (TV5 tập 1, trang 113 - 114).
Bài 2: Người gác rừng tí hon (TV5 tập 1, trang 124 - 125).
Bài 3: Trồng rừng ngập mặn (TV5 tập 1, trang 128 - 129).
Bài 4: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (TV5 tập 1, trang 144 - 145).
Bài 5: Thầy thuốc như mẹ hiền (TV5 tập 1, trang 153 - 154).
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang
nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả. Không kịp chạy vào nhà. Mưa rất
phủ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái
đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với
những cơn thịnh nộ của trời. cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành
chòm , thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là
đước. Đước mọc san sát đến tân mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hàng hà sa số
cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những
hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền” trên cạn “hổ
rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể,
thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh
thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi
đất tận cùng này của Tổ quốc.
Theo Mai Văn Tạo

A.I. Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn của bài văn.
A.II. Đọc thầm và làm bài tập (Khoảng 15 – 20 phút)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây ( từ câu 1
đến câu 4) và làm các bài tập sau:
Câu 1: Mưa Cà mau có gì khác thường?
a. Mưa ở Cà Mau là mưa dông.
b. Mưa ở Cà Mau là mưa rả rích.
c. Mưa ở Cà Mau là mưa phùn.
Câu 2: Cây cối trên đất Cà mau mọc ra sao?
a. ……………………………………………………………………….
b. ………………………………………………………………………..
Câu 3: Người Cà mau dựng nhà cửa như thế nào?
a. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh
rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…
b. Nhà cửa quây quần thành làng.
c. Nhà của dựng san sát trên đê.
Câu 4: Ý nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau?
a.dịu dàng, hiền lành, ít nói.
b. mạnh mẽ, nóng nảy.
c. thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ.
Câu 5: Từ nào dưới đây hợp nghĩa với câu “ Những vì sao…trên bầu
trời đêm”?
a. Long lanh.
b. Lấp lánh.
c. Lấp loáng.
Câu 6: Nhóm từ nào dưới đây thuộc chủ đề “Nông dân”?
a. Thợ cơ khí, thợ cày.
b. Thợ cấy, thợ điện.
c. Thợ cày, thợ cấy.
Câu 7: Chủ ngữ trong câu “ Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần
biến đi.” là:
a. Phút yên tĩnh
b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai
c. yên tĩnh của rừng ban mai dần dần.
Câu 8: Đặt câu để phân biệt nghĩa của 2 từ đồng âm bàn.Viết câu đã
đặt vào chỗ trống:
a. bàn (1): ……………………………….. ……………………………...
………………………………………………………………………...
b.bàn (2):....................................................................................................
…………………………………………………………………………

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)
B.I. Chính tả (nghe – viết ) (khoảng 15 phút)

………………………………………………………………………......
..................................................................................................................
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
B.II. Viết đoạn, bài (khoảng 35 phút)
Tả một bạn học của em.

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………......................................................................
...............................................................................................................
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)
B.I. Chính tả (nghe – viết) (2đ) (khoảng 15 phút)
Bài: Mùa thảo quả
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo
và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những
chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa
như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa,
chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy
rừng.
Theo Ma Văn Kháng
B.II. Viết đoạn, bài (3đ) (khoảng 35 phút)
Đề bài: Tả một bạn học của em.

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 5
A.I. Đọc thành tiếng: (1 điểm)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ và trả lời đúng câu hỏi đạt 1 điểm.
- Đọc sai từ 5 đến 6 từ: 0,5điểm; đọc sai 6 từ trở lên: 0 điểm.
- Trả lời sai câu hỏi hoặc không trả lời được câu hỏi trừ 0,5 điểm.
A.II. Đọc thầm và làm bài tập: (4điểm)
Câu 1: a (0,5 điểm)
Câu 2: Cây cối quây quần thành chòm, thành rặng. (0,25 điểm)
Rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. (0,25 điểm)
Câu 3: a (0,5 điểm)
Câu 4: c (0,5 điểm)
Câu 5: b (0,5 điểm)
Câu 6: c (0,5 điểm)
Câu 7: b (0,5 điểm)
Câu 8: Đặt câu đúng, mỗi câu đạt 0,25đ.
Bàn ghế lớp em vừa mới lại đẹp.
Chúng em đang bàn về việc đi cắm trại sáng mai.
B.I.Chính Tả : (2 điểm )
- Bài viết không mắc lỗi chính tả ,chữ viết rõ ràng ,trình bài đúng
hình thức bài chính tả (2 điểm ).
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần,
thanh không viết hoa đúng qui định ), trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách
kiểu chữ, trình bày bẩn ….bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
B.II. Tập làm văn : (3 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau:
1.Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của em định tả. (0,5đ)
2.Thân bài :
a/ Tả hình dáng:
+ Tả bao quát: Nêu được đặc điểm nổi bật về tuổi tác, tầm vóc, cách ăn
mặc (0,5đ)
+ Tả chi tiết: khuôn mặt, mái tóc, làn da, giọng nói …( 0,5đ)
b/ Tả tính tình: lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử đối với mọi người.(1đ)
3.Kết bài :
- Nêu cảm nghĩ về người bạn của em. (0,5đ)
Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức
độ điểm như sau: 3- 2,5- 2- 1,5- 1- 0,5.

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
*Đọc đúng tiếng , đúng từ : 1điểm
(Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng:0,5 điểm; đọc sai từ 4 tiếng trở lên: 0 điểm).
*Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi
không đúng 4 chỗ trở lên: 0 điểm).
* Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không
thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm).
* Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1,5 phút): 1điểm.
(Đọc từ trên 1,5 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm).
* Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm.
( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai
hoặc không trả lời được: 0 điểm).

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)
B.I. Chính tả (nghe – viết) (2đ) (khoảng 15 phút)
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng
phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô
viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”, Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng
cùng hò reo:
- Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa!
- A, chữ, chữ cô giáo!
Theo Hà Đình Cẩn
B.II. Viết đoạn, bài (3đ) (khoảng 35 phút)
Đề bài: Tả một bạn học của em.