Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 trường TH Sài Sơn B năm 2019-2020

39998fbb2bcc7072aecac19e725793f6
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 22 tháng 4 2022 lúc 13:15:34 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 23:20:07 | IP: 14.250.196.233 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 23 | Lượt Download: 0 | File size: 0.157184 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán cuối học kì I lớp 2 năm 2018 - 2019

PHÒNG GD&ĐT QUỐC OAI

TStraight Connector 1 RƯỜNG TIỂU HỌC SÀI SƠN B

BÀI KIẺM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2

Họ và tên: .................................................................................... Lớp 2: ...................

Số báo danh

Mã phách

Họ tên chữ kí của giáo viên coi thi

1/……………………………………………………….

2/……………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Điểm

Họ tên chữ kí của giáo viên chấm thi

1/…………………………………………..

2/…………………………………………..

Mã phách

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Đọc đoạn văn trong các bài tập đọc (từ tuần 1 đến tuần 17) và trả lời các câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu chuyện bó đũa

1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.

2. Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thông thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẽ ra thì yếu, hợp lị thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Theo Ngụ ngôn Việt Nam

* Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng trong các câu hỏi sau.

Câu 1: Lúc nhỏ, những người con sống như thế nào? 

A. Hay gây gổ.

B. Hay va chạm.

C. Sống rất hòa thuận.

Câu 2: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa? 

A. Tại vì họ chưa dùng hết sức để bẻ.

B. Tại vì không ai muốn bẻ cả.

C. Tại vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.

Câu 3: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì? 

A. Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với bốn người con. Cả bó đũa được ngầm so sánh với một người con.

B. Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con. Cả bó đũa được ngầm so sánh với tất cả bốn người con.

C. Mỗi chiếc đũa hay cả bó đũa đều được ngầm so sánh với một người con.

Câu 4: Câu: “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa” thuộc kiểu câu gì?

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

Câu 6: Tìm từ trái nghĩa với từ “chăm chỉ”

A. Lười biếng

B. Cẩn thận

C. Đoàn kết

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (3 điểm): Nghe - viết bài Sự tích cây vú sữa” (Từ các cành lá…. Đến như sữa mẹ) –TV 2, tập 1, trang 96.

II. Tập làm văn: (7 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về gia đình em theo gợi ý sau:

  • Gia đình em có mấy người? Đó là những ai?

  • Nói về từng người trong gia đình em.

  • Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?

Đáp án và cách cho điểm Tiếng Việt lớp 2:

I. Kiểm tra đọc (10 điểm):

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói.(4 điểm)

Tùy theo mức độ đọc và trả lời của HS mà GV cho điểm theo quy định trong chuẩn KT- KN.

2. Kiểm tra đọc hiểu: (6 điểm)

Câu 1– 0.5 điểm

Câu 2 – 0.5 điểm

Câu 3 – 1 điểm

Câu 4 – 1 điểm

D

C

B

B

Câu 5: (1 điểm)

- HS trả lời theo ý của mình.

Câu 6. (1 điểm)

HS tìm đúng từ trái với từ “ chăm chỉ” là: lười nhác

- Câu 7. (1 điểm)

- Đặt đúng câu có đủ 2 thành phần chính

II. Kiểm tra viết: (10 điểm)

  1. Viết chính tả. (4 điểm)

Bé Hoa

Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.

- Tốc độ đạt yêu cầu (1 điểm).

-Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi).(1 điểm)

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm)

2. Tập làm văn: (6 điểm)

- Nội dung (ý): 3 điểm

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

- Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Gợi ý làm bài:

Học sinh viết được từ 3 đến 5 câu theo gợi ý đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 6 điểm. (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 5,5 - 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5).