Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LỚP 10 NĂM 2018-2019

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 16 tháng 9 2019 lúc 11:13:23 | Được cập nhật: 13 giờ trước (9:29:22) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 748 | Lượt Download: 7 | File size: 0.082285 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CÂU HỎI ÔN TẬP THI HKI MÔN ĐIA LÍ 10 BÀI 15 Câu 1: Sông Nin ( sông dài nhất thế giới ) nằm ở: A. Châu Phi. B. Bắc Mĩ. C. Châu Âu. D. Châu Á. Câu 2: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Hồng là: A. Khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông. B. Sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc. C. Khai thác cát ở lòng sông. D. Xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà. Câu 3: Nguồn cung cấp nước chủ yếu chủ yếu cho sông Nin là: A. Nước băng tuyết tan B. Nước từ hồ Victora C. Nước ngầm D. Nước mưa Câu 4: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm " nhiều nước quanh năm "? A. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. C. Khí hậu xích đạo. D. Khí hậu ôn đới lục địa. Câu 5: Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào ? A. Sông nhỏ , dốc , nhiều thác ghềnh. B. Sông lớn , lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. C. Sông ngắn , dốc ,lượng mưa lớn , tập trung trong thời gian ngắn. D. Sông lớn , lòng sông rộng . Sông có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính. Câu 6: Các hồ có nguồn gốc hình thành từ khúc uốn của con sông thường có hình dạng: A. Hình bán nguyệt B. Hồ móng ngựa C. Hình tròn D. Hình nón Câu 7: Ở nước ta , nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của Sông là: A. Chế độ mưa. B. Hồ , đầm. C. Địa hình. D. Thực vật. Câu 8: Phần lớn các hồ ở Phần Lan và Canađa có nguồn gốc hình thành từ : A. Các khúc uốn cũ của những con sông lớn B. Các vụ sụt đất C. Băng hà bào mòn mặt đất D. Miệng những núi lửa đã ngừng hoạt động Câu 9: Phần lớn nước trên lục địa tồn tại dưới dạng: A. Nước của các con sông B. Nước ở dạng băng tuyết C. Nước ao. hồ, đầm D. Nước ngầm Câu 10: Sông I - nê - nit - xây có lũ rất to vào mùa xuân . Sông này nằm ở: A. Châu Phi. B. Châu Á. C. Châu Âu. D. Châu Mĩ. Câu 11: Hồ tây ở Hà Nội có nguồn gốc hình thành từ: A. Một vụ sụt đất B. Một đoạn thượng lưu sông C. Một miệng núi lửa 1 D. Một khúc uốn của sông Hồng trước đây Câu 12: Sông dài nhất thế giới là: A. Sông Nin B. Sông Mê Công C. Sông I-ê-nít-xây D. Sông A-ma-dôn Câu 13: Sông A - ma - dôn ( sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới ) nằm ở: A. Châu Á. B. Châu Mĩ. C. Châu Âu. D. Châu Phi. Câu 14: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ lớn vào mùa mưa và c ạn vào mùa khô " A. Khí hậu xích đạo. B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. C. Khí hậu ôn đới lục địa. D. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải. Câu 15: Đại bộ nước ngầm trên lục địa có nguồn gốc từ : A. Từ khi hình thành Trái Đất nước ngầm đã xuất hiện và không đổi từ đó đến nay B. Nước trên mặt thấm xuống C. Nước ở biển, đại dương thấm vào D. Nước từ các lớp dưới lớp vỏ Trái Đất ngấm ngược lên Câu 16: Lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển, gọi là: A. Sinh quyển B. Khí quyểnC. Thạch quyển D. Thủy quyển Câu 17: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn của Sông sẽ dẫn tới hậu quả: A. Mực nước sông quanh năm cao , sông chảy siết. B. Sông hầu như không còn nước , chảy quanh co uốn khúc. C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột , mùa cạn mực nước cạn kiệt. D. Mực nước sông quanh năm thấp , sông chảy chậm chạp. Câu 18: Dựa vào nguồn gốc hình thành người ta chia hồ thành các loại như: A. Hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nước ngọt … B. Hồ miệng núi lửa, hồ băng hà, hồ nước mặn… C. Hồ móng ngựa, hồ băng hà, hồ nước ngọt… D. Hồ móng ngựa, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa … Câu 19: Sông Nin chảy chủ yếu theo hướng: A. Đông - Tây B. Nam - Bắc C. Bắc - Nam D. Đông Bắc - Tây Nam Câu 20: Nhận định nào dưới đây là không chính xác : A. Nơi có lớp phủ thực vật phong phú thì lượng nước ngầm sẽ kém phong phú do thực vật đã hút rất nhiều nước ngầm B. Nguồn nước ngầm ở các đồng bằng thường phong phú hơn nhiều với nguồn nước ngầm ở miền núi C. Ở những khu vực địa hình dốc, nước mưa được giữ lại rất ít dưới dạng nước ngầm, phần lớn chảy tràn trên bề mặt ngay sau khi mưa D. Những khu vực có lượng mưa lớn thương có lượng nước ngầm rất dồi dào Câu 21: Xếp theo thứ tự giảm dần chiều dài các con sông ta sẽ có: A. Sông Nin, sông Iênitxây, sông Amadôn B. Sông Iênitxây, Sông Nin, sông Amadôn C. Sông Nin. sông Amadôn, sông Iênitxây D. Sông Amadôn,sông Nin, sông Iênitxây 2 BÀI 16 Câu 1: Nguyên nhân gây ra sóng biển là: A. Do gió B. Do trái đất tự quay quanh trục C. Do chuyển động của các dòng biển D. Do bão Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng Biển là do: A. Gió thổi. B. Các dòng biển. C. Động đất , núi lửa D. Hoạt động của tàu bè, khai thác dầu ngoai khơi , ... Câu 3: Sóng Biển là : A. Sự di chuyển của sóng biển theo các hướng khác nhau. B. Sự chuyển động của nước biển từ ngoai khơi xô vào bờ. C. Hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang. D. Hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Câu 4: Dòng biển nóng là các dòng Biển: A. Có nhiệt độ nước cao hơn 0 C B. Có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh. C. Có nhiệt độ nước cao hơn 30 C. D. Chảy vào mùa Hạ Câu 5: Hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, gọi là: A. Sóng thần B. Thủy triều C. Sóng biển D. Triều kém Câu 6: Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều là: A. Do động đất dưới đáy biển B. Do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. C. Do gió D. Do núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương Câu 7: Nguyên nhân gây ra sóng thần A. Tàu, thuyền lớn chạy nhanh B. Gió thổi mạnh C. Động đất, núi lửa dưới đáy biển D. Trời sắp mưa lớn Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Các dòng biển nóng xuất phát từ 2 bên xích đạo B. Các dòng biển nóng thường xuất phát từ 2 cực C. Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bờ các đại dương D. Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biến đổi chiều theo mùa Câu 9: Dao động Thủy triều lớn nhất khi: A. Mặt Trăng , Trái Đất , Mặt Trời tạo thanh một góc 45 . B. Mặt Trăng , Trái Đất , Mặt Trời tạo thanh một góc 90 . C. Mặt Trăng , Trái Đất , Mặt Trời nằm thẳng hàng. D. Mặt Trăng , Trái Đất , Mặt Trời tạo thanh một góc 120 . Câu 10: Ở 2 chí tuyến bờ tây lục địa có dòng biển lạnh tạo cho khí hậu ? o o o o o 3 A. Mưa nhiều B. Mưa ít C. Khô hạn dễ sinh ra hoang mạc D. Mưa theo mùa Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là: A. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung binh. B. Sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong đại dương. C. Chuyển động tự quay của trái đất. D. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng. Câu 12: Dao động thủy triều nhỏ nhất khi: A. Mặt Trăng , Trái Đất , Mặt Trời tạo thanh một góc 45 . B. Mặt Trăng , Trái Đất , Mặt Trời tạo thanh một góc 120 . C. Mặt Trăng , Trái Đất , Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng. D. Mặt Trăng , Trái Đất , Mặt Trời tạo thanh một góc 90 . o o o BÀI 17 Câu 1: Nhân tố đá mẹ có vai trò quyết định đến: A. Thành phần cơ giới và thành phần hữu cơ của đất B. Thành phần khoáng vật trong đất và thành phần cơ giới của đất C. Thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ của đất D. Thành phần khoáng vật và thành phần hữu cơ của đất Câu 2: Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là: A. Nhiệt độ và nắng B. Độ ẩm và lượng mưa C. Nhiệt độ và độ ẩm D. Lượng bức xạ và lượng mưa Câu 3: Ở vùng núi cao , nhiệt độ thấp nên: A. Quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh , lớp đất phủ dày. B. Đá bị phá hủy rất nhanh , lớp đất phủ trên bề mặt rất dày. C. Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm , làm cho quá trình hình thành đất yếu. D. Quá trình phá hủy đá không diễn ra được , không có lớp đất phủ lên bề mặt. Câu 4: Nhân tố quyết định thành phần khoáng vật của Đất là : A. địa hình B. đá mẹ C. khí hậu D. thời gian Câu 5: Các loài cây như sú, vẹt, đước, bần,… thích hợp với loại đất nào? A. Đất mùn B. Đất phù sa C. Đất đỏ vàng D. Đất ngập mặn Câu 6: So với miền núi thì miền đồng bằng thường có: A. Tầng đất mỏng hơn và cũng ít chất dinh dưỡng hơn. B. Tầng đất dày hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn. C. Tầng đất dày hơn nhưng nghèo chất dinh dưỡng hơn. D. Tầng đất mỏng hơn nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn. Câu 7: Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do: A. Lượng mùn ít B. Độ ẩm quá cao C. Trên núi cao áp suất không khí nhỏ D. Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hóa chậm Câu 8: Ở vùng núi cao, tầng đất có đặc điểm: 4 A. mỏng, nghèo dưỡng chất B. dày, giàu dưỡng chất C. mỏng, giàu dưỡng chất D. dày, nghèo dưỡng chất Câu 9: Trong quá trình hình thành đất , vi sinh vật có vai trò: A. Hạn chế việc sói mòn đất và góp phần làm biến đổi tính chất của đất. B. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. C. Bám vào các khe nứt của đá , làm phá hủy đá. D. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất. Câu 10: Đất mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới: A. Khả năng thẩm thấu nước và không khí của đất. B. Thành phần khoáng vật , thành phần cơ giới của đất. C. Lượng chất dinh dưỡng trong đất. D. Độ tơi xốp của đất. Câu 11: Lớp vỏ chứa đất tơi xốp nằm ở bề mặt các lục địa thường được gọi là: A. Đất quyển B. Thổ quyển C. Sinh quyển D. Thổ nhưỡnh quyển Câu 12: Thổ nhưỡng là: A. Lớp vật chất vụn bở , trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt. B. Lớp vật chất tự nhiên , được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp. C. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa , được đặc trưng bởi độ phì. D. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa , được hình thanh từ quá trinh phong hóa đá. Câu 13: Độ phì của đất là: A. Lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật. B. Lượng chất vi sinh trong đất. C. Độ tơi xốp của đất , trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển. D. Khả năng cung cấp nước , nhiệt , khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật. Câu 14: Qúa trình nào sau đây tạo nên đặc điểm đất ở miền đồng bằng: A. Bồi tụ. B. Vận chuyển. C. Bóc mòn. D. Thối mòn. Câu 15: Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành Đất thông qua: A. lượng mưa B. nhiệt độ C. Thực vật D. độ ẩm BÀI 18 Câu 1: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác ? A. Sinh vật phân bố không đồng đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển B. Sinh quyển tập trung vào nơi có thực vật mọc. C. Chiều dày sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của thảm thực vật. D. Chiều dày của sinh quyển không đồng nhất trên toàn cầu Câu 2: Giới hạn phía trên của sinh quyển là: A. Giới hạn trên tầng đối lưu B. Nơi tiếp giáp tầng ôdôn C. Đỉnh Evơret D. Nơi tiếp giáp tầng iôn Câu 3: Diện tích rừng ngập mặn ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng ? A. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông hồng B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 4: Giới hạn dưới của sinh quyển là: 5 A. Đáy đại dương (ở đại dương) và đáy của tầng phong hóa (ở lục địa) B. Giới hạn dưới của lớp vỏ Trái Đất C. Giới hạn dưới của vỏ lục địa D. Độ sâu 11km dưới lòng đất Câu 5: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác: A. Lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa B. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau C. Tầng badan không nằm trong giới hạn của lớp vỏ địa lý D. Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu Câu 6: Ý nào sau đây không chính xác khi nói về vai trò của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất ? A. Con người đã làm thay đổi khí hậu trên Trái Đất nên đã làm thay đổi sự phân bố sinh vật B. Con người đã di cư các loại cây trồng và vật nuôi làm thay đổi sự phân bố nguyên thủy C. Con người đã thu hẹp diện tích rừng làm tuyệt chủng nhiều loại động thực vật D. Con người đã biết lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật Câu 7: Tòan bộ các loại thực vật khác nhau sinh sống trên một vùng rộng lớn được gọi là: A. Rừng B. Nguồn nước C. Hệ thực vật D. Thảm thực vật Câu 8: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là ? A. Rừng nhiệt đới ẩm – đất nâu B. Xavan – đất đỏ vàng C. Rừng nhiệt đới ẩm – đất đỏ vàng D. Rừng lá rộng – đất đỏ nâu Câu 9: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là: A. Giới hạn dưới của tầng bzan B. Giới hạn dưới của tầng trầm tích C. Giới hạn dưới của lớp vỏ phong hóa D. Giới hạn dưới của lớp vỏ Trái Đất Câu 10: Toàn bộ các loài thực vật khác nhau sinh sống trên một vùng rộng lớn được gọi là ? A. Rừng B. Quần xã sinh vật C. Hệ sinh thái D. Thảm thực vật Câu 11: Nguyên nhân gây ra sự phân bố thảm thực vật theo vĩ độ A. Độ cao B. Lượng mưa C. Quan hệ nhiệt và ẩm D. Ánh sáng và ẩm Câu 12: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận cực lục địa là A. Đài nguyên và đất pootsdôn B. Rừng lá kim và đất đài nguyên C. Đài nguyên và đất đài nguyên. D. Băng tuyết và đất đài nguyên Câu 13: Trong số các nhân tố tự nhiên, nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới là: A. Đất B. Địa hình C. Khí hậu D. Nguồn nước BÀI 19 Câu 1: Trong số các nhân tố tự nhiên, nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới là: A. Đất B. Khí hậu C. Địa hình D. Nguồn nước Câu 2: Phân bố của các thảm thực vật trên trái đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo A. Vĩ độ và độ cao địa hình B. Độ cao và hướng sườn của địa hình. C. Vị trí gần hay xa đại dương 6 D. Các dạng địa hình ( đồi núi , cao nguyên ,... ) Câu 3: Nguyên nhân tạo ra sự phân bố thảm thực vật và đất theo vĩ độ là A. lượng mưa. B. độ cao. C. khí hậu. D. ánh sáng và ẩm. Câu 4: Đất feralit đỏ vàng thường được hình thành trong điều kiện: A. khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. khí hậu cận nhiệt địa trung hải. C. vùng rất khô hạn của khí hạn của nhiệt đới và cận nhiệt. D. khí hậu cận nhiệt gió mùa. Câu 5: Kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm với nhóm đất chính là feralit đỏ vàng tương ứng với điều kiện khí hậu: A. Nhiệt đới gió mùa B. Cận nhiệt lục địa C. Nhiệt đới lục địa D. Xích đạo Câu 6: Cho biết khu vực Đông Nam Á có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ? A. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt . Đất pôtôn. B. Rừng nhiệt đới , xích đạo . Đất đỏ , nâu đỏ xavan. C. Rừng nhiệt đới , xích đạo .Đất đỏ vàng ( feralit ) hoặc đất đen nhiệt đới. D. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm . Câu 7: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ? A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp . Đất nâu và xám. B. Rừng nhiệt đới ẩm . Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. C. Rừng cận nhiệt ẩm . Đất đỏ , nâu đỏ. D. Rừng nhiệt đới ẩm . Đất đỏ vàng ( feralit ) Câu 8: Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến sự phân bố sinh vật và đất trong tự nhiên là: A. Khí hậu B. Sông ngòi C. Địa hình D. Con người BÀI 20 Câu 1: Ví dụ nào dưới đây không biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ? A. Lượng mưa tăng lên làm tăng cường lưu lượng nước sông B. Khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt làm thay đổi chế độ dòng chảy. C. Thực vật rừng bị phá hủy, đất sẽ bị xói mòn, khí hậu bị biến đổi. D. Càng về vĩ độ thấp, thời giang chiếu sáng càng ngắn, nhiệt độ càng thấp. Câu 2: Lớp vỏ địa lí còn được gọi là A. Lớp vỏ cảnh quan B. Lớp vỏ trái đất. C. Lớp thổ nhưỡng D. Lớp phủ thực vật Câu 3: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa ? A. Giới hạn dưới của tầng trầm tích B. Giới hạn dưới của lớp vỏ phong hóa C. Giới hạn dưới của lớp vỏ Trái Đất D. Giới hạn dưới của tầng badan. Câu 4: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí trùng với giới hạn phía trên của: A. Thủy quyển. B. Sinh quyển. C. Khí quyển. D. Thổ nhưỡng quyển. Câu 5: Nguyên nhân taọ ra tính địa đới là : 7 A. Vận tốc quay của Trái Đất khá lớn. B. Trái Đất có hình cầu C. Trái Đất vừa quay quanh trục vừa quay quanh Mặt Trời D. Trái Đất nghiêng khi quay trên quỹ đạo Câu 6: Việc phá rừng đầu nguồn sẽ làm cho. A. Mực nước ngầm không bị hạ thấp. B. Lũ quét được tăng cường. C. Đất khỏi bị xói mòn D. Khí hậu không bị biến đổi Câu 7: Càng ra xa lên cao khỏi bề mặt Trái Đất thì tính địa đới sẽ: A. Càng tăng lên B. Tùy theo vùng C. Không thay đổi D. Càng yếu dần Câu 8: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí là: A. Toàn bộ khí quyển của trái đất. B. Giới hạn phía dưới của lớp ôdôn trong khí quyển. C. Giới hạn trên của tầng bình lưu trong khí quyển. D. Giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển. Câu 9: Muốn đưa bất kì lãnh thổ nào sử dụng mục đích kinh tế, dều cần phải A. Nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai, sinh vật B. Nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai. C. Nghiên cứu kĩ và toàn diện tất cả các yếu tố. D. Nghiên cứu kĩ địa chất, địa hình BÀI 21 Câu 1: Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới ? A. Gió mùa , gió tây ôn đới , gió fơn. B. Gió mậu dịch , gió tây ôn đới , gió đông cực. C. Gió mậu dịch , gió đông cực , gió fơn. D. Gió mậu dịch , gió mùa , gió tây ôn đới . Câu 2: Vòng đai lạnh trên Trái đất có vị trí: A. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10 C và 0 C của tháng nóng nhất . B. Nằm từ vĩ tuyến 50 đến vĩ tuyến 70 . C. Nằm từ vòng cực đến vĩ tuyến 70 . D. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10 C và 15 C. Câu 3: Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là: A. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời tới trái đất theo mùa. B. Góc chiếu của tia sang mặt trời đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ. C. Sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên trái đất. D. Sự chênh lệch thời gian chiếu sang trong năm theo vĩ độ. Câu 4: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và c ảnh quan đ ịa lí theo A. Khoảng cách gần hay xa đại dương. B. Thời gian. C. Vĩ độ. D. Độ cao và hướng địa hình. o o o o o o o 8 Câu 5: Nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật phi địa đới là: A. Độ dốc và hướng phơi của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời ở các vùng núi. B. Năng lượng bên ngoai trái đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt trái đất. C. Sự chuyển động của các dòng biển nóng , lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ve bờ. D. Năng lượng bên trong trái đất đã phân chia trái đất ra lục địa , đại dương và địa hình núi cao. Câu 6: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là: A. Sự phân bố của các vanh đai khí áp theo độ cao. B. Sự phân bố của các vanh đai nhiệt theo độ cao. C. Sự phân bố của cac vanh đai đất và thực vật theo độ cao. D. Sự phân bố của các vanh đai khí hậu theo độ cao. Câu 7: Vòng đai băng giá vinh cửu có đặc điểm: A. Nằm bao quanh cực , nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0 C. B. Nằm từ vĩ tuyến 70 lên cực , nhiệt độ quanh năm dưới 0 C. C. Nằm bao quanh cực , nhiệt độ quanh năm dưới 0 C. D. Nằm từ vĩ tuyến 70 lên cực , nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0 C. Câu 8: Vòng đai ôn hòa trên trái đất có vị trí: A. Nằm giữa đường đẳng nhiệt năm + 20 C và đường đẳng nhiệt + 10 C của tháng nóng nhất. B. Nằm từ vĩ tuyến 30 đến vĩ tuyến 50 . C. Nằm giữa chí tuyến và vòng cực. D. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt + 20 C và + 15 C của tháng nóng nhất. Câu 9: Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là: A. Sự giảm nahnh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao. B. Sự giảm nhanh nhiệt độ , độ ẩm và mật độ không khí theo độ cao . C. Sự giảm nhanh lượng bức xạ mặt trời tiếp nhận theo độ cao. D. Sự giảm nhanh nhiệt độ , khí áp và mật độ không khí theo độ cao. Câu 10: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác: A. Các vành đai khí áp trên Trái Đất đếu hình thành theo qui luật: nhiệt độ cao hình thành áp thấp, nhiệt độ thấp hình thành áp cao B. Các vành đai khí áp là nơi xuất phát hoặc tiếp nhận các loại gió mang tính chất hành tinh C. Trên Trái Đất có bảy vòng đai khí áp D. Gío xuất phát từ các áp cao còn các áp thấp luôn là nơi hút gió Câu 11: Vòng đai nóng trên Trái đất có vị trí: A. Nằm từ chí tuyến Nam đến chí tuyến Bắc. B. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm + 20 C. C. Nằm giữa các vĩ tuyến 5 B và 5 N. D. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt + 10 C Câu 12: Tính địa ô là sự thay đổi có quy luật các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lý theo A. Kinh độ B. Độ cao C. Địa hình D. Vĩ độ Câu 13: Hiện tượng nào dưới đây không biểu hiện cho qui luật địa đới: o o o o o o o o o o o o o o o o 9 A. Sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất B. Gío Mậu dịch C. Gío mùa D. Gío Tây ôn đới Câu 14: Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây ? A. Các vanh đai đất và thực vật theo độ cao. B. Vòng tuần hoàn của nước. C. Các hoàn lưu trên đại dương. D. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất. BÀI 22 Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô là: A. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội B. Chiến tranh, đói kém, bệnh tật và thiên tai ( động đất, núi lửa, hạn hán) C. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội D. Tư tưởng trọng nam khinh nữ. Câu 2: Động lực chính tạo nên gia tăng dân số thế giới là: A. Sự gia tăng tự nhiên B. Sự gia tăng cơ học C. Tuổi thọ trung bình và gia tăng cơ học D. Sự sinh đẻ và di cư Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây không là nguyên nhân làm cho tỷ số nam nữ khác nhau theo không gian và thời gian ? A. Tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam B. Nam thường di cư nhiều hơn nữ C. Chiến tranh làm nam chết nhiều hơn nữ D. Điều kiện tự nhiên thay đổi. Câu 4: Mật độ dân số là : A. Số người bình quân sống trên một đơn vị diện tích là km B. Số dân sống trên một diện tích lãnh thỗ C. Số người sống trên một km D. Số người hiện cư trú trên một lãnh thỗ Câu 5: Yếu tố nào sau đây hiện nay giữ vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ suất sinh ? A. Tự nhiên- Sinh học B. Chính sách dân số C. Trình độ phát triển kinh tế xã hội D. Phong tục tập quán Câu 6: Ba quốc gia nằm sát nhau chung đường biên giới có dân số vượt trên 100 triệu người là: A. Trung Quốc, Ấn Độ, Nga. B. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. C. Ấn Độ, Pakistan, Băng-la-đét. D. Anh, Pháp, Italia. Câu 7: Tuổi thọ trung bình của dân số một nước là : A. Số năm mà một người dân có thể sống được và được xem là sống lâu ở một nước. B. Số năm tối đa mà người dân một nước có thể sống được C. Số năm bình quân của một người dân sinh ra có thể sống được trong nước đó D. Số năm tối thiểu mà người dân một nước có thể sống được 2 2 10