Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn thi học kì 2 Công nghệ 11 trường THPT Tây Sơn

1d046f93ab1751d753ff85c97f50462a
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 9 2022 lúc 19:34:46 | Được cập nhật: 9 giờ trước (7:54:04) | IP: 251.204.110.147 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 428 | Lượt Download: 4 | File size: 1.845975 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG THPT TÂY SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG KIẾN THỨC CỐT LÕI

MÔN: CÔNG NGHỆ KHỐI: 11

I. HỌC KỲ 1

Chủ đề 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT ( 1 tiết)

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. Khổ giấy

- Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau:

Kí hiệu A0 A1 A2 A3 A4
Kích thước(mm) 1189 x 841 841 x 594 594 x 420 420 x 297 297 x 210

- Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0

- Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ.

II. Tỷ lệ

- Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó. Có 03 loại tỷ lệ:

+ Tỷ lệ 1:1 – tỷ lệ nguyên hình

+ Tỷ lệ 1:X – tỷ lệ thu nhỏ ( X= 2, 5, 10, 20, 50, 100…)

+ Tỷ lệ X:1 – tỷ lệ phóng to ( X= 2, 5, 10, 20, 50, 100…)

III. Nét vẽ

1. Các loại nét vẽ

Tên gọi Hình dạng Ứng dụng
Nét liền đậm A1: đường bao thấy, cạnh thấy
Nét liền mảnh

+ B1: đường kích thước

+ B2: đường gióng

+ B3: đướng gạch gạch trên mặt cắt

Nét lượn sóng + C1: đường giới hạn một phần hình cắt
Nét đứt mảnh _ _ _ _ _ _ _ + F1: đường bao khuất, cạnh khuất
Nét gạch chấm mảnh

+ G1: đường tâm

+ G2: đường trục đối xứng

2. Chiều rộng nét vẽ:

0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.

IV. Chữ viết

1. Khổ chữ

- Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm.

- Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h.

2. Kiểu chữ: Thường dùng kiểu chữ đứng

V. Ghi kích thước

1. Đường kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước

2. Đường gióng kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.

3. Chữ số kích thước: Chỉ trị số kích thước thực (khoảng sáu lần chiều rộng nét).

4. Ký hiệu và R.

- Trước con số kích thước đường kính của đường tròn ghi ký hiệu .

- Trước con số kích thước bán kính của cung tròn ghi ký hiệu R.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

Câu 1: Có mấy khổ giấy chính?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2:Tỉ lệ của bản vẽ là gì?

A. Tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng trên vật thể đó.

B. Tỉ số kích thước thật so với kích thước bản vẽ.

C. Tỉ số kích thước chiều cao so với kích thước chiều rộng.

D. Tỉ số kích thước chiều cao so với kích thước chiều dài.

Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nét liền mảnh biểu diễn đường gióng

B. Nét liền đậm biểu diễn đường bao thấy

C. Nét gạch chấm mảnh biểu diễn đường tâm

D. Nét lượn sóng biểu diễn đường gióng

Câu 4: Khổ chữ (h) được xác định bằng kích thước nào?

A. Chiều cao của chữ hoa tính bằng milimet.

B. Chiều cao của chữ thường tính bằng milimet.

C. Chiều ngang của chữ hoa tính bằng milimet.

D. Chiều ngang của chữ thường tính bằng milimet.

Câu 5: Trong các khổ giấy chính, khổ giấy có kích thước lớn nhất là:

A. A0 B. A1

C. A4 D. Các khổ giấy có kích thước như nhau

Câu 6 : Tỉ lệ bản vẽ 5 :1 là tỉ lệ gì?

A. Tỉ lệ nguyên hình. B. Tỉ lệ thu nhỏ.

C. Tỉ lệ phóng to. D. Tỉ lệ phóng to gấp đôi.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải

B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên

C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới

D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn

Câu 8: Trên con số kích thước đường kính đường tròn và bán kính của cung tròn ghi các kí hiệu lần lượt sau:

A. d và R. B. và R. C. và r. D. d và r.

Câu 9: Đường bao khuất và cạnh khuất được vẽ bằng nét vẽ

A. liền đậm. B. đứt mảnh. C. liền mảnh. D. lượn sóng.

Câu 10: Đường tâm và đường trục đối xứng được vẽ bằng nét vẽ:

A. liền mảnh. B. đứt mảnh. C. gạch chấm mảnh. D. liền đậm.

Câu 11: Đường bao thấy và cạnh thấy được vẽ bằng nét vẽ:

A. liền mảnh. B. lượn sóng. C. liền đậm. D. đứt mảnh.

Câu 12: Tỉ lệ 1:2 là tỉ lệ

A. nguyên mẫu. B. thu nhỏ C. phóng to D. nguyên hình

Câu 13: Khổ giấy A4 có kích thước tính theo mm là:

A. 420×297. B. 279×297. C. 297×210. D. 420×210.

Câu 14: Trên bản vẽ kĩ thuật những con số kích thước không ghi đơn vị thì được tính theo đơn vị:

A. mm. B. cm. C. m. D. dm.

Câu 15: Kích thước của khổ giấy A0 là :

A. 1189×841. B. 1918×418. C. 1198×481. D. 1198×841

Câu 16: Đường kích thước và đường gióng kích thước được vẽ bằng nét:

A. lượn sóng. B. đứt mảnh. C. liền đậm. D. liền mảnh.

Câu 17: Có mấy loại nét vẽ thường gặp trong kĩ thuật?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 18: Chiều rộng d của nét chữ trong vẽ kĩ thuật thường lấy bằng:

A. . B. . C. . D.

Câu 19: Kích thước góc 60010’30” đọc là :

A. 60 độ 103 giây B. 60 độ 103 phút

C. 60 độ 10 giây 30 phút D. 60 độ 10 phút 30 giây

Câu 20: Khổ chữ trong tiêu chuẩn trình bày bản vẽ được xác định là chiều :

A. cao chữ thường, đơn vị dm. B. cao chữ hoa, đơn vị mm.

C. rộng chữ hoa, đơn vị cm. D. rộng chữ thường, đơn vị mm.

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A D A A C B B B C
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C B C A A C D D D B

Chủ đề 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC - MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT ( 4tiết)

Tiết 4: Kiểm tra viết 25 phút

Nội dung : Thực hành vẽ hình chiếu vuông góc

Hình thức: Thực hành vẽ trên giấy A4

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. Phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1)

- Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu.

- Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

- Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống dưới, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang phải để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.

- Hình chiếu bằng được đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh được dặt bên phải hình chiếu đứng.

I. Khái niệm hình cắt và mặt cắt

-Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.

-Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cát.

Lưu ý: Mặt cắt được kẻ gạch gạch hoặc được kí hiệu của vật liệu.

II. Mặt cắt

1. Mặt cắt chập

- Mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh.

- Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản.

2. Mặt cắt rời

– Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền đậm.

– Mặt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh.

III. Hình cắt

-Có 3 loại hình cắt.

1. Hình cắt toàn bộ

Hinh cat toan bo

-Là hình cắt sử dụnh một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.

2. Hình cắt một nửa: (bán phần)

Hinh cat mot nua

-Là hình biểu diễn gồm nửa hình cắt gép với nửa hình chiếu, đường phâncách là đường tâm.

ứng dụng: để biểu diễn những vật đối xứng.

3. Hình cắt cục bộ: (riêng phần)

Hinh cat cuc bo

-Là hình biểu diễn một phần vật thể dưới dang hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

1. Câu hỏi

Câu 1: Khái niệm mặt cắt và hình cắt?

Câu 2: Các loại mặt cắt, hình cắt?

Câu 3: Trình bày nội dung phương pháp chiếu góc thứ nhất?

Câu 4: Công dụng của mặt cắt

Câu 5: Cho vật thể như hình vẽ. Kích thước của hình vẽ được

tính theo kích thước của hình thoi, mỗi hình thoi biểu

diễn một hình vuông có cạnh bằng 10mm.

a) Vẽ hình chiếu đứng của Giá chữ V ?

b) Hãy vẽ hình cắt một nửa của vật thể khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng, cắt chính giữa vật thể.

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hình chiếu vuông góc là hình biểu diễn thu được từ phép chiếu nào?

A. Xuyên tâm. B. Song song C. Vuông góc. D. Xiên góc.

Câu 2: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ trái sang ta thu được:

A. Hình chiếu tùy ý. B. Hình chiếu đứng.

C. Hình chiếu cạnh. D. Hình chiếu bằng.

Câu 3: Vị trí mặt phẳng hình chiếu đứng như thế nào so với vật thể?(phương pháp chiếu góc thứ nhất)

A. Trước vật thể B. Trên vật thể

C. Sau vật thể D. Dưới vật thể

Câu 4: Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu đứng ta nhìn từ:

A. Trước vào B. Trên xuống

C. Trái sang D. Dưới lên

Câu 5: Cho vật thể bất kì có:

1: hình chiếu đứng

2: hình chiếu bằng

3: hình chiếu cạnh

Hãy cho biết vị trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất?

A B C D

Câu 6: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ trên xuống ta thu được:

A. Hình chiếu tùy ý. B. Hình chiếu đứng.

C. Hình chiếu cạnh. D. Hình chiếu bằng.

Câu 7: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ trước ta thu được:

A. Hình chiếu tùy ý. B. Hình chiếu đứng.

C. Hình chiếu cạnh. D. Hình chiếu bằng.

Câu 8: Đối với phương pháp chiếu góc thứ nhất thì:

A. Mặt phẳng hình chiếu bằng xoay phải 900.

B. Mặt phẳng hình chiếu bằng xoay trái 900.

C. Mặt phẳng hình chiếu bằng xoay lên 900.

D. Mặt phẳng hình chiếu bằng xoay xuống 900.

Câu 9: Phương pháp chiếu góc thứ mấy được dùng phổ biến ở nước ta?

A. PPCG 1. B. PPCG 3.

C. PPCG 1 và PPCG 3. D. Một phương pháp khác.

Câu 10: Hãy chỉ ra hình chiếu đứng của vật thể sau:

A. hình A B. hình D C. hình B D. hình C

Câu 11: Mặt cắt là hình biểu diễn phần nào của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt?

A. Phần tiếp xúc. B. Phần còn lại.

C. Phần nhìn thấy. D. Đường giới hạn.

Câu 12: Trong hình cắt một nửa, đường phân cách giữa một nửa hình chiếu với một nửa hình cắt được vẽ bằng nét gì?

A. Nét gạch chấm mảnh. B. Nét liền mảnh.

C. Nét lượn sóng. D. Nét đứt mảnh.

Câu 13: Hình cắt – mặt cắt dùng để làm gì?

A. Biểu diễn kết cấu của vật thể. B. Biểu diễn hình dạng của vật thể.

C. Biểu diễn hình chiếu vuông góc D. Biểu diễn hình dạng bên trong của chi tiết.

Câu 14: Hình cắt là:

A. hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt

B. hình biểu diễn các đường bao của vật thể trước mặt phẳng cắt

C. hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể trước mặt phẳng cắt

D. hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt

Câu 15: Mặt cắt được thể hiện bằng:

A. đường khuất B. nét gạch chấm mảnh C. nét lượn sóng D. đường gạch gạch

Câu 16: Mặt phẳng cắt là:

A. mặt phẳng vuông góc với một mặt phẳng hình chiếu và cắt vật thể ra làm hai phần

B. mặt phẳng đi ngang qua vật thể

C. mặt phẳng song song với một mặt phẳng hình chiếu và cắt vật thể ra làm hai phần

D. mặt phẳng song song với một mặt phẳng hình chiếu

Câu 17: Phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể đặt trong góc tạo bởi:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu bằng vuông góc với nhau

B. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau

C. Mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau

D. Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

Câu 18: Mặt cắt chập được vẽ ở đâu so với hình chiếu tương ứng:

A. Bên trái hình chiếu. B. Ngay lên hình chiếu.

C. Bên phải hình chiếu. D. Bên ngoài hình chiếu.

Câu 19: Hình cắt toàn bộ dùng để biểu diễn:

A. Vật thể đối xứng. B. Hình dạng bên trong của vật thể.

C. Hình dạng bên ngoài của vật thể. D. Tiết diện vuông góc của vật thể.

Câu 20. Mặt phẳng cắt là mặt phẳng như thế nào?

A. Song song với một mặt phẳng hình chiếu và cắt vật thể ra làm hai phần

B. Vuông góc với một mặt phẳng hình chiếu và cắt vật thể ra làm hai phần

C. Đi ngang qua vật thể

D. Song song với mặt phẳng hình chiếu

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C C C A A D B D A D
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C A D D D D D B B A

Chủ đề 4: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO – BIỂU DIỄN VẬT THỂ ĐƠN GIẢN ( 2 tiết)

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. Khái niệm

1. Khái niêm: HCTĐ là hình biểu diễn 3 chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.

2. Thông số cơ bản của HCTĐ

a. Góc trục đo

-X’O’Y’, Y’O’Z’, X’O’Z’

b. Hệ số biến dạng

- là hệ số biến dạng theo trục O’X’.

- là hệ số biến dạng theo trục O’X’.

- là hệ số biến dạng theo trục O’X’.

II. Hình chiếu trục đo vuông góc đều

ĐN: Là hình chiếu có phướng chiếu l vuông góc vói mp chiếu, có 3 hệ số biến dạng bằng nhau p=q=r=1. Góc trục đo X’O’Y’, Y’O’Z’, X’O’Z’.

III. Hình chiếu truc đo xiên góc cân

ĐN: Là hình chiếu có phướng chiếu l không vuông góc vói mp chiếu, mp toạ độ XOZ đặt song song với mp hình chiếu

- Hệ số biến dạng p=r=1; q=0,5.

- Góc trục đoX’O’Y’=Y’O’Z’=1350, X’O’Z’=900.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

1. Câu hỏi

Câu 1: Thế nào là hình chiếu trục đo?

Câu 2: Trình bày các thông số cơ bản trong hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân.

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Trong HCTĐ vuông góc đều :

A.Phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

B.Phương chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu

C.Phương chiếu xiên góc với mặt phẳng hình chiếu

D.Phương chiếu song song trục toạ độ

Câu 2. Trong hình chiếu trục đo, q là hệ số biến dạng theo trục nào?

A. OX B. O’Z’. C. OY D. OY.

Câu 3. Cho p, q, r là hệ số biến dạng theo các trục OX’, O’Y’, O’Z’. Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều các hệ số biến dạng liên hệ với nhau như thế nào?

A. q = r = 1, p = 0.5. B. p = q = r = 1.

C. p = r =1, q = 0.5. D. p = q = 1, r = 0.5.

Câu 4. Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, mặt phẳng chiếu nào khi chiếu lên không bị suy biến:

A. XOY B. XOZ C. YOZ D. XOY và YOZ

Câu 5. Hình chiếu trục đo xiên góc cân có các góc trục đo:

A. X’O’Y’ = 900; X’O’Z’=Y’O’Z’=1350

B. X’O’Z’ = 1350; X’O’Y’=Y’O’Z’=900

C. X’O’Y’=Y’O’Z’= X’O’Z’=1200

D. X’O’Y’=Y’O’Z’=1350; X’O’Z’=900

Câu 6. Sự khác nhau giữa hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân là gì?

A. Hệ số biến dạng.

B. Hướng chiếu.

C. Hướng chiếu, hệ số biến dạng, hệ trục tọa độ.

D. Hệ trục tọa độ, hệ số biến dạng.

Câu 7: Hệ số biến dạng trên hình chiếu trục đo vuông góc đều là:

A. p = q = r = 0,5 B. p = q = 1; r = 0,5 C. p = q = r = 1 D. p = r = 1; q = 0,5

Câu 8: Hệ số biến dạng trên hình chiếu trục đo xiên góc cân là:

A. p = q = 1; r = 0,5 B. q = r = 1; p = 0,5 C. p = q = r =1 D. p = r = 1; q = 0,5

Câu 9: Hình chiếu trục đo có mấy thông số cơ bản?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 10: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:

A. l ┴() B. p = q = r C. l//(P’) D. A và B đúng

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. p là hệ số biến dạng theo trục O’X’ B. q là hệ số biến dạng theo trục O’Y’

C. r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’ D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 12: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn 3 chiều của vật thể, được vẽ bằng phép chiếu:

A. Song song. B. Xuyên tâm và vuông góc. C. Vuông góc. D. Xuyên tâm.

Câu 13: Trong phương pháp hình chiếu trục đo thì p, q và r lần lượt là hệ số biến dạng theo trục:

A. O’X’, O’Y’, OZ. B. O’X’, O’Y’, O’Z’. C. O’X’, OY, O’Z’. D. OX, O’Y’, O’Z’.

Câu 14: Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân thì các góc trục đo có các giá trị là:

A 1350, 900, 900. B 1450, 1350, 900. C 1350, 1200, 900. D 1350, 1350, 900.

Câu 15: Các hệ số biến dạng theo trục O’Z’ và O’X’ ở hình chiếu trục đo xiên góc cần có giá trị bằng:

A 0.5. B 3. C 1. D 2.

Câu 16: Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều thì các góc trục đo có cùng chung giá trị là:

A 1200. B 600. C 1800. D 900.

Câu 17: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có các hệ số biến dạng như sau:

A. p = q = r = 2. B. p = q = r = 4. C. p = q = r = 3. D. p = q = r = 1.

Câu 18: Trong phương pháp hình chiếu trục đo, phương chiếu l có đặc điểm:

A. Song song với mặt phẳng hình chiếu. B. Không song song với các trục tọa độ.

C. Không song song với mặt phẳng hình chiếu và các trục tọa độ. D. Song song với các trục

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án A A B B D A C D B
Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18
Đáp án D D A B D C A D C

Chủ đề 5: HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH ( 2 tiết)

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. Định nghĩa

1. Khái niệm

+ HCPC là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

2. Ứng dụng của HCPC

-HCPC thường được đặt bên cạnh các hc vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng,để biểu diễn các công trình có kích thước lớn như nhà cửa, cầu cống, đê đập…

3. Các loại HCPC

+ HCPC 1 điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với 1 mặt của vật thể.

+ HCPC 2 điểm tụ nhận được khi mặt tranh không song song với 1 mặt nào của vật thể.

II. Phương pháp vẽ phác HCPC

Các bước vẽ phác HCPC 1 điểm tụ.

+B1 vẽ đường chân trời tt, xác định độ cao của diểm nhìn.

+B2 chọn điểm tụ F’.

+ B3 vẽ hc đứng của vật thể.

+ B4 nối các điểm trên hc đứng với điểm tụ, A’F’, B’F’, C’F’, D’F’.

+B5 lấy điểm I’ trên F’ để xác định chiều rộng của vật thể.

+B6 từ điểm I’ vẽ các đường thẳng song song với các cạnh của vật thể.

+B7 tô đậm các cạnh thấy của vật thể, hoàn thiện bản vẽ.

Chú ý

-Muốn thể hiện mặt bên nào của vật thể thì chọn điểm tụ F’ về phía bên đó của hc đứng.

-Khi F’ ở vô cùng, các tia chiếu song song nhau, hc nhận được có dạng hc trục đo của vật thể.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

1. Câu hỏi

Kể tên các ứng dụng của hình chiếu phối cảnh?

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Phép chiếu xuyên tâm được sử dụng để vẽ loại hình biểu diễn nào?

A. Hình chiếu vuông góc. B. Hình chiếu trục đo.

C. Hình chiếu phối cảnh. D. Hình cắt.

Câu 2: Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi mặt tranh:

A vuông góc với mặt phẳng tầm mắt. B song song với mặt phẳng tầm mắt.

C vuông góc với 1 mặt của vật thể. D song song với 1 mặt của vật thể.

Câu 3: Ngôi nhà dưới đây được biểu diễn bởi hình chiếu:

A trục đo. B phối cảnh hai điểm tụ.

C phối cảnh một điểm tụ D vuông góc

Description: DSC_0529

Câu 4: Ngôi nhà dưới đây được biểu diễn bởi hình chiếu:

Description: Hinh_chieu_phoi_canh_hai_diem_tu_cua_ngoi_nha

A phối cảnh hai điểm tụ. B phối cảnh.

C trục đo. D phối cảnh một điểm tụ.

Câu 5.Phép chiếu xuyên tâm được sử dụng để vẽ loại hình biểu diễn nào?

A. Hình chiếu trục đo. B. Hình chiếu phối cảnh.

C. Hình cắt. D. Hình chiếu vuông góc.

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án C D C A B

Chủ đề 6: QUY TRÌNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT ( 1 tiết)

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

Các giai đoạn thiết kế.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

1. Câu hỏi

Câu hỏi: Kể tên các giai đoạn chính của công việc thiết kế kỹ thuật?

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chọn đáp án sai:

Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế là:

A. Đọc bản vẽ để thu thập thông tin liên quan đến đề tài thiết kế.

B. Vẽ các bản vẽ phác của sản phẩm khi lập phương án thiết kế để thể hiện ý tưởng thiết kế

C. Dùng các bản vẽ phác của sản phẩm

D. Dùng các bản vẽ để trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.

Câu 2: Giai đoạn cuối của quá trình thiết kế là:

A. Xác định đề tài thiết kế B. Lập hồ sơ kĩ thuật

C. Làm mô hình thử nghiệm D. Chế tạo thử

Câu 3. Giai đoạn đầu tiên của quá trình thiết kế là giai đoạn:

A. Thu thập thông tin. B. Làm thử. C. Xác định đề tài. D. Lập hồ sơ kĩ thuật.

Câu 4: Trong quá trình thiết kế, giai đoạn xem xét sản phẩm đạt hay không đạt yêu cầu là giai đoạn:

A. Xác định đề tài. B. Thẩm định, đánh giá phương án thiết kế.

C. Thu thập thông tin. D. Lập hồ sơ kĩ thuật.

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B C B

Chủ đề 7: BẢN VẼ KỸ THUẬT ( 3tiết)

Tiết 14: Kiểm tra viết 25 phút

Nội dung : Thực hành bản vẽ xây dựng

Hình thức: Thực hành

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

1. Khái niệm

Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bài dưới dạng đồ hoạ theo quy tắc thống nhất.

2. Vai trò của bản vẽ kí thuật đối với thiết kế

Trong quá trình thiết kế từ khi hình thành ý tưởng đến khi lập hồ sơ kĩ thuật cần qua các giai đoạn thiết kế như sau:

+ Giai đoạn hình thành ý tưởng: vẽ sơ đồ hoặc phắc hoạ sản phẩm.

+ Giai đoạn thu thập thông tin: đọc các bản vẽ liên quan đến sản phảm khi thiết kế, lập các bản vẽ phác của sản phẩm.

+ Giai đoạn thẩm định: trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm.

+ Giai đoạn lập hồ sơ kĩ thuật: lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm.

3. Các loại bản vẽ kĩ thuật

a) Bản vẽ cơ khí: Bản vẽ cơ khí gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, kiểm tra, chế tạo, lắp ráp, sử dụng các máy móc và thiết bị.

- Bản vẽ chi tiết

+ Nội dung: bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

+ Công dụng: bản vẽ chi tiết dùng đẻ chế tạo và kiểm tra chi tiết.

- Cách lập bản vẽ chi tiết

+ Bước 1: bố trí các hình biểu diễn và khung tên.

+ Bước 2: vẽ mờ.

+ Bước 3: tô đậm.

+ Bước 4: ghi chữ, kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.

- Bản vẽ lắp

+ Nội dung: bản vẽ lắp thể hiện hình dạng, vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.

+ Công dụng: bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.

b) Bản vẽ xây dựng: Bản vẽ xây dựng gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra sử dụng các công trình xây dựng.

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể:

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của công trình trên khu đất xây dựng.

+ Thể hiện vị trí các công trình với hệ thồng đường sá, cây xanh…hiện có hoặc dự định xây dựng và quy hoạch của khu đất.

- Các hình biểu diễn ngôi nhà

+ Mặt bằng

Khái niệm: mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng đi ngang qua cửa sổ.

Tác dụng: thể hiện vị trí kích thước của tường, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các vật dụng…

+ Mặt đứng

Khái niệm: mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mp thẳng đứng.

Tác dụng: thể hiện hình dáng sự cân đối,vẻ bên ngoài của ngôi nhà.

+ Mặt cắt

Khái niệm: mặt cắt là hình tạo bởi mp cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.

Tác dụng: thể hiện kết cấu các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, của sổ, cửa đi, cầu thang, tường, móng…

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

1. Câu hỏi

Câu 1. Bản vẽ lắp là gì? Nội dung, công dụng của bản vẽ lắp?

Câu 2. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp về nội dung và công dụng của nó?

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Bản vẽ chi tiết là các tài liệu kĩ thuật gồm hình biểu diễn của

A. Chi tiết và các số liệu cần thiết của chi tiết B. Vật thể và các số liệu cần thiết của vật thể

C. Đơn vị lắp và các số liệu cần thiết của chi tiết D. Đơn vị lắp và các số liệu cần thiết của lắp.

Câu 2. Công dụng của bản vẽ chi tiết dùng để

A. Chế tạo và kiểm tra chi tiết. B. Lắp ráp và kiểm tra chi tiết

C. Sử dụng và kiểm tra chi tiết. D. Sử dụng và lắp ráp chi tiết

Câu 3. Sắp xếp các bước lập bản vẽ chi tiết sao cho hợp lý?

A. Vẽ mờ, tô đậm, bố trí hình biểu diễn và khung tên, ghi phần chữ.

B. Vẽ mờ, bố trí hình biểu diễn và khung tên, ghi phần chữ, tô đậm.

C. Vẽ mờ, tô đậm, ghi phần chữ, bố trí hình biểu diễn và khung tên.

D. Bố trí hình biểu diễn và khung tên, Vẽ mờ, tô đậm, ghi phần chữ.

Câu 4. Nội dung của bản vẽ chi tiết là:

A. Thể hiện hình dạng , kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

B. Thể hiện cách sử dụng chi tiết

C. Thể hiện vị trí tương quan của các chi tiết được lắp ghép với nhau.

D. Thể hiện hình dạng , kích thước, và vị trí tương quan của các chi tiết được lắp ghép với nhau.

Câu 6. Bản vẽ lắp dùng để: 
A. Chế tạo chi tiết B. Kiểm tra độ lớn chi tiết
C. Kiểm tra chất lượng chi tiết D. Lắp ráp các chi tiết
Câu 7. Bản vẽ chi tiết dùng để:
A. Chế tạo và kiểm tra chi tiết. B. Chế tạo và kiểm tra cụm chi tiết.
C. Lắp ráp các chi tiết D. Tất cả các ý trên.
Câu 8. Bản vẽ lắp thể hiện nội dung nào sau?

A. Thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.

B. Thể hiện hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.

C. Thể hiện hình dạng và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.

D. Thể hiện kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.

Câu 9. Các nội dung cụ thể để đọc một bản vẽ lắp:

A. Hình dạng, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật, vị trí tương quan giữa các chi tiết.

B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, vị trí tương quan giữa các chi tiết.

C. Hình biểu diễn, hình dạng, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước.

Câu 10. Bản vẽ xây dựng vẽ về

A. Các công trình xây dựng B. Cách chế tạo và kiểm tra một chi tiết máy

C. Cách lắp ráp một sản phẩm cơ khí D. Các sản phẩm cơ khí.

Câu 11: Bản vẽ nhà thể hiện các yếu tố nào của ngôi nhà?

A. Hình dạng B. Kích thước

C. Cấu tạo D. Hình dạng, kích thước, cấu tạo

Câu 12: Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình gì của các công trình trên khu đất xây dựng?

A. Hình cắt bằng. B. Hình chiếu bằng

C. Hình chiếu đứng D. Hình cắt đứng.

Câu 13: Để định hướng các công trình xây dựng, trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thường có mũi tên chỉ hướng

A. tây B. tây bắc C. đông D. bắc

Câu 14: Quan sát hình và cho biết đây là bản vẽ gì?

Description: Picture

A Bản vẽ nhà. B Bản vẽ cầu đường.

C Bản vẽ cơ khí. D Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

Câu 15: Kí hiệu quy ước trong bản vẽ mặt bằng tổng thể này là:

A thảm cỏ. B cây xanh. C nhà xe. D quảng trường.

Câu 16: Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình gì của các công trình trên khu đất xây dựng?

A. Hình chiếu cạnh. B. Hình chiếu đứng. C. Hình chiếu bằng. D.Hình cắt đứng.

Câu 17: Quan sát kí hiệu trong bản vẽ mặt bằng tổng thể và cho biết đây là kí hiệu của:

A. Số tầng của ngôi nhà. B. Cầu thang. C. Cửa sổ. D. Quảng trường, sân.

Câu 18: Kí hiệu quy ước trong bản vẽ nhà này là cửa:

A nâng. B lùa. C đi đơn 1 cánh. D đi đơn 2 cánh.

Câu 19: Hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà là hình biểu diễn nào của ngôi nhà?

A. Hình cắt. B. Mặt đứng. C. Hình chiếu đứng. D. Mặt bằng.

Câu 20: Mặt đứng của ngôi nhà là hình gì của ngôi nhà?

A Hình cắt bằng. B Hình cắt cạnh. C Hình chiếu vuông góc. D Hình cắt đứng.

Câu 21: Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ các hình biểu diễn ngôi nhà, kích thước thường không được ghi ở:

A. Mặt đứng. B. Mặt bằng và hình cắt. C. Hình cắt. D. Mặt bằng.

Câu 22: Kí hiệu quy ước trong bản vẽ nhà này là:

A cửa nâng. B cửa kép. C cửa sổ. D cầu thang.

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Đáp án A A D A D D A B D A D
Câu 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
Đáp án B D D D C D D D C A D

* LƯU Ý:

- Kiểm tra giữa kỳ

+ Tuần: 6

+ Tiết: 6

+ Kiến thức chủ đề 1 và chủ đề 2

+ Kiểm tra viết: 70% trắc nghiệm; 30% tự luận

- Kiểm tra cuối kỳ

+ Tuần: 16

+ Tiết: 16

+ Kiến thức học kỳ 1

+ Kiểm tra viết: 70% trắc nghiệm; 30% tự luận

II. HỌC KỲ 2

Chủ đề 10: VẬT LIỆU CƠ KHÍ. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI ( 3 tiết)

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu

1. Độ bền:

ĐN: Độ bền hiển thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu, dưới tác dụng ngoại lực.

- Giới hạn bền b đặc trưng cho độ bền vật liệu.

+ bk (N/mm2)đặc trưng cho độ bền kéo vật liệu.

+ bn (N/mm2)đặc trưng cho độ bền nén vật liệu.

KL: Vật liệu có giới hạn bền càng cao thì độ bền càng cao.

2. Độ dẻo

ĐN: Hiển thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

- Độ dãn dài tương đối KH (%) đặc trưng cho độ dẻo vật liệu. Vật liệu có độ dãn dài tương đối (%) càng lớn thì độ dẻo càng cao.

3. Độ dẻo

ĐN: Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt dưới tác dụng ngoại lực.

+ Đơn vị đo độ cứng:

Brinen (HB) đo các vật liệu có độ cứng thấp. VD: Gang sám (180 – 240 HB)

Roc ven (HRC) đo các vật liệu có độ cứng trung bình. VD: thép 45 (40 – 50 HRC).

Vic ker (HV) đo các loại vật liệu có độ cao. VD:Hợp kim (13500 – 16500 HV)

II. Tìm hiểu về một số loại vật liệu thông dụng

1. Vật liệu vô cơ

+ Thành phần: ( Bảng 15.1 SGK)

+ Tính chất: ( Bảng 15.1 SGK)

+ Công dụng: ( Bảng 15. 1 SGK)

2. Vật liệu hữu cơ

a. Nhựa dẻo

+ Thành phần: ( Bảng 15.1 SGK)

+ Tính chất: ( Bảng 15.1 SGK)

+ Công dụng: ( Bảng 15. 1 SGK)

b. Nhựa nhiệt cứng

+ Thành phần: ( Bảng 15.1 SGK)

+ Tính chất: ( Bảng 15.1 SGK)

+ Công dụng: ( Bảng 15. 1 SGK)

2. Vật liệu Compôzit

a. Vật liệu Compôzit nền là kim loại

+ Thành phần: ( Bảng 15.1 SGK)

+ Tính chất: ( Bảng 15.1 SGK)

+ Công dụng: ( Bảng 15. 1 SGK)

b. Vật liệu Compôzit nền là vật liệu hữu cơ

+ Thành phần: ( Bảng 15.1 SGK)

+ Tính chất: ( Bảng 15.1 SGK)

+ Công dụng: ( Bảng 15. 1 SGK)

III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

1. Bản chất: Nấu chảy kim loại rót vào khuôn, kim loại lỏng kết tinh và nguội sản phẩm có hình dạng kích thước của lònh khuôn đúc.

2. Ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

a. Ưu điểm

- Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.

- Có thể đúc các vạt có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn.Tạo ra các vật có hình dạng, kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.

b. Nhươc điểm

- Tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật dúc bị nứt…

3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát

+ B 1- Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn

+ B 2- Tiến hành làm khuôn.

+ B 4- Chuẩn bị vật liệu nấu.

+ B 4- Nấu chẩy và rót kim loại lỏng vào khuôn.

IV. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực

1. Bản chất: dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ hoặc thiết bị làm cho kim loại biến dạng dẻo theo hướng định trước nhằm tạo được vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

2. Ưu, nhược điểm:

a. Ưu điểm: Phôi gia công bằng áp lực có cơ tính cao. Dập thể tích dễ cơ khí hóa và tự động hóa, tạo được phôi có độ chính xác cao về hình dạng và kích thước, do tiết kiệm được kim loại và giảm chi phí cho gia công cắt gọt kim loại.

b. Nhược điểm: Không thể tạo được vật có hình dạng, kết cấu phức tạp hoặc quá lớn, không thể tạo được phôi từ vật liệu có tính dẻo kém (VD: gang). Rèn tự do có độ chính xác thấp và năng suất thấp, điều kiện làm việc nặng nhọc.

V. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn

1. Bản chất: Hàn là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành một mối hàn

2. Ưu, nhược:

- Ưu:

+ Tiết kiệm được kim loại so với nối gép bằng bu lông, đai ốc

+ Tạo ra được các chi tiết có hình dạng và kết cấu phức tạp

+ Mối hàn có độ bền cao và kín

- Nhược: Các chi tiết hàn dễ bị cong, vênh, nứt

3. Một số phương pháp hàn thông dụng:

Hàn hồ quang tay, hàn hơi.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

1. Câu hỏi

Câu hỏi: Nêu được các ư, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, gia công áp lực, phương pháp hàn

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Độ bền là khả năng chống lại

A.  Biến dang dẻo hay phá hủy vật liệu

B.  phá hủy vật liệu

C.  Biến dang dẻo của bề mặt vật liệu hay phá hủy vật liệu

D.  Biến dạng dẻo của bề mặt vật liệu

Câu 2: Ưu điểm của gia công áp lực là có thể gia công :
A.Vật liệu có cấu tạo phức tạp  B. Vật liêu có khối lượng lớn

C. Tạo chi tiết có cơ tính cao  D. Vật liệu có độ cứng cao.

Câu 3: Đâu là ưu điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn?

A.  Tạo ra các chi tiết có độ cong, vênh, nứt.

B.  Có thể tạo ra các chi tiết có hình dạng và kết cấu phức tạp.

C.  Chế tạo được các vật có khối lượng lớn.

D.  Dể cơ khí hóa và tự động hóa.

Câu 4: Các vật nào sau đây được tạo ra từ phương pháp gia công áp lực?

A. Dao B. Nồi

C. Quả tạ D. Tượng

Câu 5: Vật liệu nào sau đây dùng để chế tạo đá mài, các mảnh dao cắt

A. pôlieste không no. B. êpoxi. C. gốm côranhđông. D. poliamit.

Câu 6: Trong công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc khuôn cát được làm từ những vật liệu nào?

A. Cát B. Nước, cát

C. Cát, nước, đất sét D. Nước, đất sét

Câu 7: Phương pháp gia công áp lực:

A. khối lượng vật liệu thay đổi

B. thành phần vật liệu thay đổi

C. làm kim loại nóng chảy

D. dùng ngoại lực tác dụng thông qua dụng cụ hoặc thiết bị như búa tay, búa máy

Câu 8: Cả hai phương pháp hàn hồ quang tay và hàn hơi đều sử dụng:

A. Kìm hàn B. Mỏ hàn C. Que hàn D. Ống dẫn khí oxi

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A C B A C C D C

Chủ đề 11: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ ( 2tiết)

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. Nguyên lí cắt

1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt

- Là lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ dụng cụ cắt để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

- Là phương pháp gia công phổ biến nhất trong ngành chế tạo cơ khí, vì tạo ra được các chi tiết máy có độ chính xác cao.

2. Nguyên lí cắt

a. Quá trình hình thành phoi

Giả sử phôi cố định, dao chuyển động tịnh tiến. Dưới tác dụng của lực (do máy tạo ra), dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dao bị dịch chuyển theo các mặt trượt tạo thành phoi.

b. Chuyển động cắt.

Điều kiện để có chuyển động cắt: Để cắt được vật liệu, giữa phôi và dao phải có chuyển tương đối với nhau.

II. Gia công trên máy tiện.

2. Các chuyển động khi tiện

Khi tiện có các chuyển độnh sau:

- Chuyển động cắt:

- Chuyển độnh tiến dao gồm :

+ Chuyển động tiến dao ngang Sng.

+ Chuyển động tiến dao dọc Sd.

+ Chuyển động tiến dao phối hợp.

3. Khả năng gia công của tiện

Tiện gia công được các mặy tròn xoay ngoài và trong, các mặt đầu, các mặt côn ngoài và trong, các mặt xoay tròn định hình, các loại ren ngoài và ren trong.

III. Máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động

1. Máy tự động

a. Khái niệm: máy tự động là máy hoàn thành một nhiệm vụ nào đó theo một chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.

b. Phân loại

- Máy tự động cứng: điều khiển bằng cơ khí nhờ cơ cấu cam điều khiển.

+ Ưu điểm: tạo năng suất cao so với máy thông thường.

+ Nhược điểm: khi thay đổi chi tiết cần gia công phải thay đổi cam điều khiểnmất nhiều thời gian thay đổi, thiết kế, chế tạo cam, điều chỉnh máy.

- Máy tự động mềm: dễ dàng thay đổi được chương trình hoạt động khi gia công các chi tiết khác nhau.

2. Người máy công nghiệp

a. Khái niệm

- Là thiết bị hoạt động đa chức năng hoạt động thêo chương trình nhằm phục vụ tự động hoá quá trình sản xuất .

- Đặc điểm: Có khả năng thay đổi chuyển động, sử lý thông tin…

b. Công dụng của rô bốt

- Dùng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.

- Thay thế con người làm việc ở những môi trường độc hại, nguy hiểm, thám hiểm trong hầm, lò…

3. Dây chuyền tự động

a. Định nghĩa: dây chuyền tự động là tổ hợp máy và thiết bị tự động đượpc sắp sếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau để hoàn thành một sản phẩm.

b. Công dụng

- Thay thế con người trong sản xuất.

- Thao tác kĩ thuật chính xác.

- Năng suất lao động cao.

- Hạ giá thành sản phẩm.

c. Nguyên lý làm việc

- Phôi đưa lên băng tải.

- Rôbốt 1, 2, 3 lắp phôi lên máy tiện 1, 2, 3 và tháo chi tiết khi gia công song đặt lên băng tải.

5. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí

a. Khái niệm: Phát triển bền vững là:

- Cách phát triển nhằm thoả mãn các yêu cầu hiện tại.

- Không ảnh hưởng tới các nhu cầu của hệ thống tương lai.

- Phát triển hệi thống sản xuất xanh – sạch.

b. Biện pháp

- Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất, giảm chi phí năng lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu.

- Có các biện pháp xử lí dầu mỡ và nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất trước khi thải vào môi trường.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

Câu 1: Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là:

A. Lấy đi một phần kim loại của phôi

B. Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi

C. Thêm một phần kim loại vào phôi ban đầu

D. Thêm một phần kim loại vào phôi ban đầu nhờ dụng cụ cắt

Câu 2: Mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi là

A. mặt sau. B. mặt trước. C. lưỡi cắt chính. D. mặt đáy.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Góc sau càng lớn, ma sát giữa phôi với mặt sau càng tăng

B. Góc trước càng lớn phoi thoát càng khó

C. Góc trước không ảnh hưởng đến việc phoi thoát ra

D. Góc trước càng lớn phoi thoát càng dễ

Câu 4: Khi tiện có các chuyển động…

A. chuyển động cắt và chuyển động tiến dao

B. chuyển động cắt

C. chuyển động tiến dao dọc

D. chuyển động tiến dao ngang

Câu 5: Chuyển động tiến dao ngang được thực hiện nhờ

A. Bàn dao ngang B. Bàn dao dọc C. Bàn dao dọc trên D. Bàn xe dao

Câu 6: Để tạo ra ren của bu lông hoặc đai ốc thì nhờ phương pháp gia công nào?

A. Áp lực B. Đúc C. Hàn D. Tiện

Câu 7: Máy tự động là máy hoàn thành một nhiệm vụ nào đó

A. Theo chương trình không có sẵn, không có sự tham gia trực tiếp của con người

B. Theo chương trình định trước, không có sự tham gia trực tiếp của con người

C. Theo chương trình định trước, có sự tham gia trực tiếp của con người

D. Theo chương trình không có sẵn, có sự tham gia trực tiếp của con người

Câu 8: Biện pháp nào sau đây đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí là:

A. Nâng cao chất lượng sản phẩm

B. Có biện pháp xử lí dầu mỡ và nước thải trước khi đưa ra môi trường, tìm nguồn nguyên liệu thay thế

C. Tăng cường sử dụng máy tự động trong sản xuất

D. Hạn chế sản xuất

Câu 9: Để vận chuyển vật nặng, phun sơn trong công nghiệp, làm việc trong các môi trường độc hại hoặc trong vũ trụ v.v. chúng ta cần dùng đến

A. máy tự động mềm B. dây chuyền tự động.

C. máy tự động cứng. D. robot (người máy công nghiệp).

Câu 10: Những yếu tố gây nên sự ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí là

A. phoi. B. tổng hợp các phương án đã cho.

C. chất làm nguội. D. dầu mỡ.

Câu 11: Thiết bị tự động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm phục vụ tự động hóa các quá trình sản xuất gọi là:

A. dây chuyền tự động. B. người máy công nghiệp.

C. máy tự động cứng. D. máy tự động mềm.

Câu 12: Để đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí cần:

A. giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. B. tất cả các phương án đã cho đều đúng.

C. sử dụng công nghệ cao trong sản xuất. D. xử lí dầu mỡ và nước thải

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án B A A A A D B B D B B B

Chủ đề 12: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG ( 5 tiết)

Tiết 28: Kiểm tra viết 15 phút

Nội dung : Đại cương về động cơ đốt trong

Hình thức: Kiểm tra viết trên giấy ( 100% tự luận)

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I, Khái niêm và phân loại động đốt trong

1. Khái niêm ĐCĐT

- ĐCĐT là một động cơ nhiệt. Biến nhiện năng thành cơ năng.

- Quá trình đốt cháy nhiên liệu biến nhiêt năng thành cơ năng diễn ra ngay trong buồng công tác (xilanh) của động cơ.

2. Phân loại ĐCĐT

- ĐCĐT có nhiều loại, để phân loại ĐCĐT người ta dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của ĐCĐT.

+ Theo nhiên liệu: động cơ xăng, động cơ Điêzen, động cơ ga,. Trong đó động cơ Điêzen là phổ biến nhất.

+ Theo hành trình của pittông trong một chu trình làm việc: động cơ 2 kì, động cơ 4 kì

- Cấu tạo của ĐCĐT gồm có 2 cơ cấu và 4 hệ thống sau:

+ Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

+ Cơ cấu phân phối khí.

+ Hệ thống bôi trơn.

+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.

+ Hệ thống làm mát.

+ Hệ thống khởi động.

+ Riêng động cơ xăng còn có hệ thống đánh lửa.

II. Một số khái nệm cơ bản

1. Đặc chết của Pit-tông

- Đặc điểm của Pit-tông là vị trí mà tại đó Pit-tông đổi chiều chuyển động, có 2 điểm chết.

- Điểm chết dưới: là điểm chết mà tại đó Pit-tông ở gần tâm của trục khuỷu nhất ( H.21.1a).

- Điểm chết dưới: là điểm chết mà tại đó Pit-tông ở xa tâm của trục khuỷu nhất ( H.21.1b).

2. Hành trình của Pit-tông (S)

- Hành trình của Pit-tông là quảng đường mà Pit-tông đi được giữa hai điểm chết (S).

- Khi Pittông dịch chuyển được một hành trình thì trục khuỷu quay 180o.

- Gọi R là bán kính quay của trục khuỷu thì S=2R.

3. Thể tích toàn phần (Vtp) (cm3 hoặc lít)

- Vtp là thể tích Xilanh ( thể tích không giới hạn bởi Xilanh, nắp máy và đỉnh pit-tông khi pittông ở ĐCT)(H 21.2a)

4. Thể tích buồng cháy (Vbc) (cm3 hoặc lít)

- Vbc là thể tích xilanh khi pit-tông ở ĐCT

5. Thể tích công tác (Vct) (cm3 hoặc lít)

- Vct là thể tích xilanh được giới hạn bởi 2 điểm chết Vct= Vtp+ Vbc Nếu gọi D là đường kính xilanh ta có Vct=

6. Tỉ số nén

- Tỉ số nén là tỉ số giữa Vtp và Vbc =

+ Động cơ xăng = 6 -10

+ Động cơ Điêzen = 15- 21

7. Chu trình làm việc của động cơ

+ Khi động cơ làm việc trong xilanh diễn ra 4 quá trình náp, nén, cháy - dãn nở, thải. Bốn quá trình này được lặp đi lặp lại có tính chu kì. Bốn quá trình đó tạo thành 1chu trình, tính từ khi bắt đầu quá trình nạp đến khi kết quá trình thải .

8 . Kì

- Kì là phần của chu trình diễn ra trong thời gian một hành trình của pit-tông (tương đương vởi trục khuyủ quay 1800)

+ Chu trình được hoàn thành trong 2 kì ta có động cơ 2 kì ( trục khuyủ quay 3600)

+ Chu trình được hoàn thành trong 4 kì ta có động cơ 2 kì ( trục khuyủ quay 7200 )

III. Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì

1. Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì

Kì 1: (Kì nạp)

+ Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupáp nạp mở, xupáp thải đóng.

+ Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi xuống, áp suất trong xilanh giảm, không khí trong đường ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào xilanh nhờ sự chênh áp suất.

Kì 2: (Kì nén)

+ Pít-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, hai xupáp đều đóng.

+ Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên làm thể tích trong xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ khí trong xilanh tăng.

+ Cuối kì nén, vòi phun phun một lượng nhiên liệu điêzen với áp suất cao vào buồng cháy.

Kì 3: (Kì cháy-dãn nở)

+ Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupáp đều đóng.

+ Nhiên liệu đưpợc phun tơi vào buồng cháy (từ cuối kì nén) hòa trộn với khí nóng tạo thành hòa khí. Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp

suất cao đẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công. Vì vậy, kì này còn gọi là kì sinh công.

Kì 4: (Thải)

+ Pít-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupáp nạp đóng, xupap thải mở.

+ Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên đẩy khí thải tronh xilanh qua cửa thải ra ngoài.

+ Khi pít-tông đi đến ĐCT, xupáp lại thải đóng, xupáp lại nạp mở, trong xilanh lại diễn ra kí 1 của chu trình mới.

2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì

- Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì Tương tự như nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 4 kì. Chỉ khác ở 2 điểm sau:

- Trong kì nạp ở động cơ điêzen khí nạp vào là không khí, ở động cơ xăng khí nạp vào là hoà khí .

- Cuối kì nén, ở động cơ điêzen diễn ra quá trình phun nhiên liệu, ở động cơ xăng bugi bật tia lửa điện.

III. Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kỳ

1. Đặc điểm cấu tạo của động cơ hai kì. (động cơ xăng 2 kì)

+ Động cơ không dùng xupap, pittông làm nhiệm vụ đóng, mở cửa quét, cửa nạp và cửa thải.

+ Hoà khí đưa vào xi lanh phải có áp suất cao nên chúng phải được nạp và nén ở cacte.

+ Cửa thải phải đặt cao hơn cửa quét khoảng ½ chiều rộng của cửa.

2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì

a) Kì 1: Pittông đi từ ĐCT đến ĐCD, trong xilanh diễn ra các quá trình cháy – dãn nở, thải tự do và quét - thải khí.

+ Quá trình cháy – dãn nở: Khí cháy có áp suất cao dãn nở đẩy pittông đi xuống, làm quay trục khuỷu sinh công. Quá trình cháy – giãn nở kết thúc khi pittông bắt đầu mở cửa thải.

+ Quá trình thải tự do: Từ khi pittông mở cửa thải đến khi bắt đầu mở cửa quét. Khí thải trong xilanh có áp suất cao sẽ qua cửa thải ra ngoài.

+ Quá trình quét - thải khí: Từ khi pittông mở cửa quét đến ĐCD. Hoà khí có áp suất cao từ cacte qua cửa quét đi vào xilanh, đẩy khí thải trong xilanh qua cửa thải ra ngoài.

Chú ý: Trong kì này khi pittông đóng cửa nạp đến khi pittông tới ĐCD thì hoà khí trong xilanh được nén nên áp suất và nhiệt độ của chúng tăng lên.

b) Kì 2: Pittông đi từ ĐCD đến ĐCT, trong xilanh diễn ra các quá trình quét - thải khí, lọt khí, nén và cháy.

+ Quá trình quét - thải khí: Cửa quét và cửa thải vẫn còn mở, hoà khí có áp suất cao tiếp tục đi vào xilanh qua cửa quét đẩy khí thải trong xilanh ra ngoài. Quá trình quét - thải khí kết thúc khi pittông đóng kín cửa quét.

+ Quá trình lọt khí: Từ khi pittông đóng cửa quét đến khi đóng cửa thải. Một phần hoà khí trong xilanh bị lọt ra ngoài qua cửa thải.

+ Quá trình nén và cháy: Từ khi pittông đóng cửa thải đến ĐCT. Cuối kì 2, bugi bật tia lửa điện châm cháy hoà khí, quá trình cháy bắt đầu.

3. Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kì

- Nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 2 kì Tương tự như nguyên lí làm việc của động cơ Xăng 2 kì. Chỉ khác ở 2 điểm sau:

- Trong kì nạp ở động cơ Điêzen khí nạp vào là không khí, ở động cơ Xăng khí nạp vào là hoà khí

- Cuối kì nén, ở động cơ Điêzen diễn ra quá trình phun nhiên liệu, ở động cơ Xăng Bugi bật tia lửa điện.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

1. Câu hỏi

Câu 1. Em hãy cho biết hình ảnh thể hiện kì cháy – dãn nở trong nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong, giải thích vì sao?

Câu 2. Ông A dự định mua một chiếc xe địa hình , ông đang suy nghĩ để lựa chọn hai loại xe như sau:

- Xe động cơ 2 kì.

- Xe động cơ 4 kì.

Em hãy đóng vai trò là nhà tư vấn để giúp Ông A lựa chọn loại xe hợp lí?

Câu 3. Anh (chị) hãy đưa ra các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Động cơ 2 kì

A. là động cơ xăng B. là động cơ điezen C. là động cơ nhiệt D. là động cơ đốt ngoài.

Câu 2: Động cơ xăng có hệ thống nào mà động cơ điêzen không có?

A. Hệ thống bôi trơn B. Hệ thống làm mát C. Hệ thống khởi động D. Hệ thống đánh lửa

Câu 3: Hành trình pit-tông là? Chọn phát biểu sai:

A. Là quãng đường mà pit-tông đi được từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới.

B. Là quãng đường mà pit-tông đi được từ điểm chết dưới lên điểm chết trên

C. Là quãng đường mà pit-tông đi được trong một chu trình.

D. Là quãng đường mà pit-tông đi được trong một kì

Câu 4: Công thức tính tỉ số nén là

A. ε = \(\frac{Vtp}{Vct}.\) B. ε = \(\frac{Vtp}{Vbc}.\) C. ε = \(\frac{Vct}{Vbc}.\) D. ε = \(\frac{Vbc}{Vtp}.\)

Câu 5: Động cơ 2 kì:

A. Thân xi lanh có 3 cửa khí B. Có xupap

C. Cacte có chứa dầu bôi trơn D. Pit tông có rãnh lắp xec măng dầu.

Câu 6: Cánh tản nhiệt được bố trí ở vị trí nào?

A. Thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước B. Cacte của động cơ làm mát bằng nước

C. Cacte của động cơ làm mát bằng không khí D. Nắp máy của động cơ làm mát bằng không khí

Câu 7: Ở kì cháy – dãn nở của động cơ 4 kì

A. pit-tông đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, xupap nạp mở, xupap thải đóng.

B. pit-tông đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, hai xupap đều đóng.

C. pit-tông đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên , xupap nạp đóng, xupap thải mở.

D. pit-tông đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên , hai xupap đều đóng.

Câu 8: Cấu tạo của thân máy gồm:

A. Xi lanh B. Cacte

C. Thân xi lanh và Cacte D. Thân xi lanh

Câu 9: Hệ thống làm mát bằng không khí có:

A. Khoang chứa nước và cánh tản nhiệt B. Cánh tản nhiệt

C. Bơm dầu D. Khoang chứa nước

Câu 10: Kì một của động cơ xăng hai kì, trong xilanh diễn ra các quá trình:

A. Cháy, thải tự do B. Dãn nở, quét thải khí

C. Nén, cháy – dãn nở D. Cháy – dãn nở, thải tự do, quét thải khí

Câu 11: Trong một chu trình làm việc của động cơ 4 kì, trục cam quay

A. ¼ vòng B. 1 vòng C. ½ vòng. D. 2 vòng

Câu 12: Thứ tự làm việc của các kì trong chu trình làm việc của động cơ 4 kì là

A. Nạp, nén, cháy-dãn nở, thải. B. Nén, thải, nạp, cháy-dãn nở.

C. Nén, nạp, cháy-dãn nở, thải. D. Nạp, cháy-dãn nở, nén, thải.

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án C D C B B D B C C D B A

Chủ đề 13: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN. CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ( 2tiết)

Tiết 30: Kiểm tra viết 15 phút

Nội dung : Sưu tầm hình ảnh các loại Pit – Tông và các loại xecmăng của động cơ 4 kì

Đại cương về động cơ đốt trong

Hình thức: Sản phẩm học tập

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

1. Pit-tông

a. Nhiệm vụ: Pit- tông có nhiệm vụ truyền lực cho trục khuỷu để sinh công (kì nổ) và nhận lực từ trục trục khuỷu để thực hiện các kì cản.

b. Cấu tạo:

- Đỉnh pit-tông có ba dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm.

- Đầu pit-tông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xéc măng dầu

- Thân pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pit-tông chuyển động trong xi lanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực.

2. Thanh truyền

a. Nhiệm vụ: Thanh truyền là chi tiết dùng để truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu

b. Cấu tạo:

- Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pit-tông

- Thân thanh truyền có tiết diện ngang hình chữ I

- Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, bên trong đầu nhỏ và đầu to thanh truyền có lắp bạc lót hoặc ổ bi.

3. Trục khủyu

a. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của trục khuỷu là nhận lực từ thanh truyền để tạo mô men quay để kéo máy công tác

b. Cấu tạo :Trục khuỷu gồm cổ khuỷu, chốt khuỷu và má khuỷu

II. Cơ cấu phân phối khí

1. Nhiệm vụ và phân loại

a) Nhiệm vụ: Cơ cấu phân phối khí dùng để đóng, mở các cửa nạp, thải đúng lúc.

b) Phân loại:

- Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt.

- Cơ cấu phân phối khi dùng xupap.

+ Xupap đặt.

+ Xupap treo.

2. Cơ cấu phân phối khí dùng xupap

a) Cấu tạo:

- Cơ cấu phân phối khí xupap treo.

+ Mỗi xupap được dẫn động bởi một cam, con đội, đũa đẩy và cò mổ riêng.

+ Xupap được lắp trên nắp máy.

+ Trục cam được dẫn động bởi trục khuỷu. Khi trục khuỷu quay 2 vòng thì trục cam quay 1 vòng.

- Cơ cấu phân phối khí xupap đặt.

+ Con đội trực tiếp dẫn động xupap.

+ Xupap được đặt trên thân máy.

b) Nguyên lí làm việc:

- Xupap treo: Khi động cơ làm việc thì trục khuỷu quay dẫn động trục cam quay. Khi vấu cam trên trục cam tác động vào con đội thì con đội đi lên tác động vào đũa đẩy, đũa đẫy sẽ tác động vào đuôi cò mổ làm cho đầu cò mổ đi xuống: tác động vào xupap nạp (thải) làm mở cửa nạp (thải) đúng lúc, đồng thời làm cho lò xo xupap bị nén lại. Khi vấu cam đi qua thi nhờ lực đàn hồi của lò xo xupap các chi tiết trở về vị trí ban đầu, cửa nạp (thải) được đóng lại.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

1. Câu hỏi

Câu 1: Nêu nhiệm vụ, cấu tạo chung, nguyên lí làm việc của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền

Câu 2: Nêu nhiệm vụ, cấu tạo chung, nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí

2. Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Trong cơ cấu phân phối khí động cơ 4 kì, số lượng xupap mà một vấu cam dẫn động là:

A 2. B 4. C 3. D 1.

Câu 2: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm:

A Nhóm pit tông, nhóm thanh truyền và nhóm trục khuỷu. B Bơm dầu và bầu lọc dầu.

C Xupap và trục cam. D Cacte và thân máy.

Câu 3: Đầu to thanh truyền được lắp với:

A Má khuỷu. B Đối trọng. C Chốt khuỷu. D Cổ khuỷu.

Câu 4: Các rãnh xecmăng được bố trí ở phần nào của pit-tông?

A. Phần đầu. B. Phần đỉnh. C. Phần bên ngoài. D. Phần thân.

Câu 5: Nhiệm vụ của thanh truyền là:

A. Nhận lực từ trục khuỷu làm quay máy công tác B. Làm cho pittông chuyển động tịnh tiến

C. Làm chi pittông chuyển động quay tròn D. Truyền lực giữa pittông và trục khuỷu

Câu 6: Xupap được đóng, mở là nhờ vào

A. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí B. Cơ cấu phân phối khí

C. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền D. Hệ thống bôi trơn

Câu 7: Trên má khuỷu làm thêm đối trọng để làm gì?

A. Tăng khối lượng của trục khuỷu. B. Làm cho trục khuỷu quay đều.

C. Tăng tốc độ quay của trục khuỷu. D. Giảm tốc độ quay của trục khuỷu.

Câu 8: Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ:

A. Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết

B. Cung cấp hòa khí sạch vào xi-lanh của động cơ

C. Đóng mở các cửa nạp, cửa thải đúng lúc

D. Giữ cho nhiệt độ các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép

Câu 9. Chi tiêt nào không thuộc cơ cấu phối khí:

A. Buji B. Con đội C. Đũa đẩy D. Trục cam.

Câu 10. Chi tiết nào không có ở động cơ 2 kì?

A. Trục khuỷu. B. Xilanh. C. Xupap D. Pittông

Câu 11. Chuyển động tịnh tiến của pittông được chuyển thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu ở kì nào của chu trình?

A. Nén. B. Nạp. C. Cháy-dãn nở. D. Thải.

Câu 12. Xécmăng là một chi tiết của

A. cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền. B. hệ thống bôi trơn.

C. hệ thống làm mát. D. cơ cấu phân phối khí.

Câu 13. Nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí là gì?
A. Nạp nhiên liệu và khí sạch vào xilanh, thải khí đã cháy ra khỏi xilanh.
B. Đóng mở các cửa nạp, thải đúng lúc để thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy ra khỏi xilanh.
C. Nạp nhiên liệu và không khí vào xilanh, thải khí đã cháy ra khỏi xilanh.
D. Nạp hòa khí sạch vào xilanh,thải khí đã cháy ra khỏi xilanh.

Câu 14. Trong một chu trình làm việc của động cơ 4 kì, trục cam quay:

A. ¼ vòng B. ½ vòng C. 1 vòng D. 2 vòng.

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án A A C A D B B C A C C A A C

Chủ đề 15: HỆ THỐNG BÔI TRƠN- HỆ THỐNG LÀM MÁT ( 3tiết)

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. Hệ thống bôi trơn

1. Nhiệm vụ và phân loại

a) Nhiệm vụ:_Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết đươc hoạt động bình thườngvà tăng tuổi thọ cho các chi tiết.

b) Phân loại

-Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn có các loại sau:

+ Bôi trơn bằng vung té.

+ Bôi trơn cưỡng bức.

+ Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.

2. Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức

> đường dầu chính.

> đường dầu hồi, dầu qua két làm mát, dầu qua van an toàn, dầu từ bầu lọc về cacte.

II. Hệ thống làm mát

1. Nhiệm vụ và phân loại

a) Nhiệm vụ: Làm mát động cơ, giữ cho nhiệt độ các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép .

b) Phân loại

- Theo chất làm mát, có 2 loại :

+ Hệ thống làm mát bằng nước : Đối lưu, cưỡng bức và bốc hơi

+ Hệ thống làm mát bằng không khí: Sử dụng cánh tản nhiệt .

2. Hệ thống làm mát bằng nước

a) Cấu tạo

Sơ đồ khối:

b) Nguyên lí làm việc

- Khi động cơ làm việc, bơm nước tạo sự tuần hoàn của nước trong hệ thống.

- Động cơ làm việc, nước trong áo nước nóng dần.

+ Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước, van hằng nhiệt đóng đường nước về két, mở hoàn toàn đường nước từ van chảy thẳng về bơm nước.

+ Khi nhiệt độ của nước xấp xỉ giới hạn đã định, van hằng nhiệt mở cả hai đường để nước trong áo nước vừa chảy về két làm mát vừa chảy thẳng về bơm nước.

+ Khi nhiệt độ vượt quá giới hạn định trước, van hằng nhiệt đóng đường nước chảy thẳng về bơm, mở đường nước về két, toàn bộ nước nóng ở áo nước đi qua két nước, được làm mát sau đó được bơm hút đưa đến các áo nước.

3. Hệ thống làm mát bằng không khí

a) Cấu tạo

- Bên ngoài nắp máy và thân xi lanh động cơ có các cách tản nhiệt.

- Đối với các động cơ có công suất lớn, làm việc ở chế độ tĩnh còn có các quạt gió.

b) Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy được dẫn ra các cánh tản nhiệt rồi truyền ra không khí bao quanh. Nhờ các cánh tản nhiệt có diện tích tiếp xúc với không khí lớn nên tốc độ làm mát tăng.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

1. Câu hỏi

Câu 1: Nêu nhiệm vụ, cấu tạo chung, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn

Câu 2: Nêu nhiệm vụ, cấu tạo chung, nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Chi tiết nào không phải là của hệ thống bôi trơn?

A. Bầu lọc dầu. B. Quạt gió. C. Van an toàn. D. Bơm dầu.

Câu 2. Ở động cơ đốt trong nhiệt độ nóng quá mức sẽ làm

A. chi tiết máy chóng mòn. B. nhiên liệu khó bay hơi.

C. nhiên liệu khó cháy. D. động cơ hoạt động mạnh hơn.

Câu 3. Dầu bôi trơn dùng lâu phải thay vì lý do gì?

A. Dầu bôi trơn bị đông đặc. B. Dầu bôi trơn bị loãng.

C. Dầu bôi trơn bị cạn. D. Dầu bôi trơn bị bẩn và độ nhớt bị giảm.

Câu 4. Xe máy thường dùng hệ thống làm mát nào sau đây?

A. Làm mát bằng nước bằng phương pháp đối lưu.

B. Làm mát bằng dầu.

C. Làm mát bằng không khí.

D. Làm mát bằng nước bằng phương pháp cưỡng bức.

Câu 5. Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, van khống chế lượng dầu qua két làm mát dầu đóng để dầu qua két làm mát dầu khi nào ?

A. Áp suất dầu vượt quá giới hạn cho phép.

B. Nhiệt độ dầu thấp hơn giới hạn định mức.

C. Lượng dầu chảy vào đường dầu chính quá nhiều.

D. Nhiệt độ dầu vượt quá giới hạn định mức.

Câu 6. Trong hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của động cơ điêden, bộ phận nào trực tiếp đưa nhiên liệu đến vời phun?

A. Bơm chuyển nhiên liệu. B. Bơm cao áp.

C. Bơm dầu. D. Thùng chứa nhiên liệu.

Câu 7. Khi đông cơ hoạt động, các chi tiết máy trong động cơ bị nóng bởi

A. Nguồn nhiệt từ môi trường B. Nguồn nhiệt do ma sát

C. Nguồn nhiệt từ buồng cháy và ma sát D. Nguồn nhiệt từ môi trường và ma sát

Câu 8. Chi tiết nào không phải là của hệ thống bôi trơn :

A. Bơm dầu B. Bầu lọc dầu C. Van an toàn D. Quạt gió.

Câu 9. Ở hệ thống làm mát bằng nước, khi nhiệt độ của nước làm mát xấp xỉ giới hạn định trước thì:

A. Van hằng nhiệt mở cả hai đường để nước vừa qua két nước vửa đi tắt về bơm

B. Van hằng nhiệt đóng cả hai đường

C. Van hằng nhiệt chỉ mở một đường cho nước chảy tắt về bơm

D. Van hằng nhiệt chỉ mở một đường cho nước qua két làm mát

Câu 10: Động cơ 4 kì, dầu bôi trơn được chứa ở:

A. xilanh. B. cacte. C. Xupap. D. trục khuỷu.

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B A D C D B C D A B

Chủ đề 16: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG VÀ ĐỘNG CƠ ĐIÊZN ( 3tiết)

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. Nhiệm vụ và phân loại

1. Nhiệm vụ: Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch, với lượng và tỉ lệ phù hợp với chế độ làm việc cho động cơ.

2. Phân loại

- Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí

- Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun ( Xăng )

II. Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí

1. Cấu tạo

2.Nguyên lí làm việc:

- Khi động cơ làm việc, xăng được bơm từ thúng xăng, qua bầu lọc đưa lên buồng phao của bộ chế hòa khí.

- Ở kì nạp, pít – tông đi xuống làm giảm áp suất bên trong xilanh. Do chênh lệch áp suất, không khí được hút qua bầu lọc khí rồi qua họng khuếch tán của bộ chế hòa khí, tại đây không khí hút xăng từ buồng phao, hòa trộn với nhau tạo thành hòa khí. Hòa khí theo đường ống nạp đi vào xilanh động cơ.

III. Hệ thống phun xăng

  1. Cấu tạo

Sơ đồ khối hệ thống phun xăng

Đường xăng

Đường không khí

Đường tín hiệu điều khiển phun.

> Đường hoà khí

>Đường xăng hồi

2. Nguyên lý làm việc

- Khi động cơ làm việc, không khí được hút vào xilanh nhờ sự chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài xilanh.

- Bơm xăng hút xăng từ bình xăng đưa đến vòi phun, nhờ bộ điều chỉnh áp suât xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định.

- Quá trình phun xăng của vòi phun được điều khiển do bộ diều khiển phun.

+ Ưu diểm: hoà khí có tỉ lệ nhất định phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ. Quá trình cháy diễn ra hoàn toàn, hiệu suất của động cơ cao, giảm ô nhiễm.

IV. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen

1. Cấu tạo

Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen.

Đường dầu điêzen

> Đường dầu hồi

> Đường không khí

2. Nguyên lý làm việc

- Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút qua bầu lọc, đường ống nạp và cửa nạp vào xilanh. ở kì nén chỉ có khí trong xilanh bị nén .

- Nhiên liệu được bơm chuyển nhiên liệu hút từ thùng nhiên liệu bầu lọc thô bầu lọc tinh khoang chứa của bơm cao áp. Cuối kì nén bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu nhất định vói áp suấn cao vào vòi phun để phun vào xilanh động cơ. Nhiên liệu hoà trộn với khí nén tạo thành hoà khí rồi tự bốc cháy.

- Một lượng dầu dư ở bơm cao áp và vòi phun theo đường dầu hồi trở về thùng nhiên liệu.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

1. Câu hỏi

Câu 1. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo chung, phân loại, nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí cho động cơ xăng.

Câu 2. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo chung, phân loại, nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí cho động cơ điêzen.

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Bộ phận nào trong động cơ xăng làm nhiệm vụ hoà trộn xăng với không khí tạo thành hoà khí

A. Bộ chế hoà khí B. Bầu lọc xăng C. Bầu lọc khí D. Bầu lọc dầu.

Câu 2. Trong hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của động cơ điêzen, hòa khí được hình thành ở đâu?

A. Hòa khí được hình thành ở trong xi lanh B. Hòa khí được hình thành ở vòi phun

C. Hòa khí được hình thành ở bầu lọc khí D. Hòa khí được hình thành ở đường ống nạp

Câu 3. Trong hệ thống phun xăng, hòa khí được hình thành ở đâu?

A. Hòa khí được hình thành ở xi lanh B. Hòa khí được hình thành ở vòi phun

C. Hòa khí được hình thành ở bộ chế hòa khí D. Hòa khí được hình thành ở đường ống nạp

Câu 4. Cuối kì nén của động cơ điêzen 4 kì, bộ phận nào làm nhiệm vụ đưa nhiên liệu dầu điêzen vào xilanh của động cơ

A. Xupap nạp B. đường ống nạp C. Vòi phun D. Bộ chế hòa khí

Câu 5: Ở kì nạp của động cơ Điêzen 4 kì, môi chất gì được đưa vào bên trong xilanh của động cơ

A. Xăng B. Hòa khí (Xăng + Không khí) C. Không khí D. Nhiên liệu dầu điêzen

Câu 6. Chi tiết nào của động cơ 2 kì làm nhiệm vụ van trượt để đóng mở các cửa nạp, thải, quét khí?

A. Xilanh B. Thanh truyền C. Xupap D. Pittông

Câu 7. Động cơ 4 kì là loại động cơ mà:

A. 1 chu trình làm việc thực hiện 4 hành trình của pittông

B. 1 chu trình làm việc thực hiện 2 hành trình của pittông

C. 1 chu trình làm việc trục khuỷu quay 3600

D. 1 chu trình làm việc trục khuỷu quay 1800

Câu 8. Ở kì nén của động cơ 4 kì pit- tông chuyển động từ

A. Điểm chết dưới lên điểm chết trên B. Từ vị trí bất kì đến điểm chết trên

C. Điểm chết trên xuống điểm chết dưới D. Từ vị trí bất kì đến điểm chết dưới

Câu 9. Cuối kỳ nén ở động cơ xăng 4 kỳ, hiện tượng gì diễn ra bên trong xylanh động cơ?

A. Vòi phun phun nhiên liệu B. Bugi đánh tia lửa điện châm cháy hòa khí

C. Khí cháy sinh công đẩy pit tông đi xuống D. Xăng hòa trộn không khí tạo thành hòa khí tốt.

Câu 10. Cuối kì nén của động cơ điêzen 4 kì, hiện tượng gì diễn ra trong xi lanh động cơ?

A. Bugi bật tia lửa điện B. Vòi phun phun nhiên liệu vào xi lanh

C. Hòa khí tự bốc cháy D. Bơm cao áp đưa nhiên liệu vào xi lanh

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A A C C C D A A B C

Chủ đề 17: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA – HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG ( 3tiết)

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. Hệ thống đánh lửa

1. Nhiệm vụ và phân loại

a) Nhiệm vụ: Tạo ra tia lửa điện cao áp trong xi lanh động cơ để đốt cháy hoà khí đúng thời điểm.

b) Phân loại: Theo bộ chia điện:

- Hệ thống đánh lửa thường.

- Hệ thống đánh lửa điện tử:

+ Hệ thống đánh lửa có tiếp điểm.

+ Hệ thống đánh lửa không tiếp điểm.

2. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm

a) Cấu tạo.

- WN là cuộn dây stato của manhêtô.

- Cuộn điều khiển WĐK được đặt ở vị trí sao cho khi tụ CT đầy điện thì cuộn WĐK cũng có điện áp dương cực đại.

- Bộ chia điện gồm có 2 điốt thường để nắn dòng điện xoay chiều, một tụ điện và 1 điốt điều khiển.

- Biến áp đánh lửa gồm 2 cuộn dây W1 và W2 được quấn trên cùng một lỏi thép.

b) Nguyên lí làm việc

- Khi khóa điện 4 mở và rôto mannhêtô quay, trên các cuộn dây WĐK và WN xuất hiện các sức điện động xoay chiều.

+ Nhờ Đ1mở, Đ2, Đđk đóng, nửa chu kì dương của sđđ trên cuộn WN được nạp vào tụ CT.khi tụ CT tích đầy điện, ở cuộn WĐK có sđđ dương cực đại. Khi đó dòng điện từ cực dương của CT sẽ phóng theo mạch: (+)CT WĐK “mass” W1 (-) CT.

+ Khi dòng điện chạy qua cuộn W1 và biến thiên trong thời gian rất ngắn, ở cuộn W2 xuất hiện sđđ lớn tạo tia lửa điện ở bugi và đốt cháy hòa khí ở cuối kỳ nén.

- Khi muốn tắt động cơ, đóng công tắc 4, điện từ cuộn WN Mass, hệ thống đánh lửa ngừng làm việc.

II. Hệ thống khởi động

1. Nhiệm vụ và phân loại

a) Nhiệm vụ: Hệ thống khởi động làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được

b) Phân loại: Phân thành 4 loại chính:

+ Hệ thống khởi động bằng tay

+ Hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

+ Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ.

+ Hệ thống khởi động bằng khí nén.

2. Hệ thống khởi động bằng động cơ điện

a) Cấu tạo: Hệ thống gồm 4 bộ phận chính: động cơ điện một chiều, khớp truyền động, rơle khởi động và ắc quy.

2) Nguyên lí làm việc

Khi khởi động, động cơ điện có điện nên roto của động cơ quay làm khớp truyền động cùng bánh răng của nó quay thao. Lỏi thép của rơle dịch chuyển sang trái, qua cần gạt sẽ đẩy bánh răng của khớp vào ăn khớp với bánh răng trên bánh đà động cơ. Mo men quay từ động cơ điện sẽ được truyền tới trục khuỷu làm quay trục khuỷu, động cơ sẽ nổ máy.

Khi động cơ đã nổ máy, tắt khoá khởi động, động cơ điện và rơle mất điện sẽ khiến các chi tiết của hệ thống trở về vị trí ban đầu.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

Câu 1. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo chung, phân loại, nguyên lí làm việc của hệ thống khởi đông.

Câu 2. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo chung, phân loại, nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa.

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là tạo ra tia lửa điện cao áp để châm cháy

A. xăng trong xi lanh ĐC xăng đúng thời điểm. B. nhiên liệu trong xi lanh ĐC Điêzen đúng thời điểm.
C. hòa khí trong xi lanh ĐC Điêzen đúng thời điểm. D. hòa khí trong xi lanh ĐC xăng đúng thời điểm.

Câu 2. Bugi được nối với bộ phận nào?

A. Cuộn sơ cấp. B. Cuộn nguồn. C. Cuộn thứ cấp. D. Cuộn điều khiển. 

Câu 3. Bộ phận không phải của bộ chia điện là

A. bugi. B. tụ điện. C. điốt thường . D. điốt điều khiển.

Câu 4. Ma-nhê-tô là gì?

A. Động cơ điện. B. Máy biến áp. C. Bộ chia điện. D. Máy phát điện.

Câu 5. Cấu tạo của bộ chia điện gồm

A. cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp. B. cuộn nguồn và cuộn điều khiển.

C. bugi, khóa điện. D. 2 điốt thường, 1 điốt điều khiển, 1 tụ điện.

Câu 6: Hệ thống khởi động bằng tay thường được áp dụng cho loại động cơ nào?

A. Động cơ công suất lớn B. Động cơ công suất nhỏ .

C. Động cơ công suất trung bình. D. Động cơ công suất nhỏ và trung bình.

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án D C A D D D

Chủ đề 19: ỨNG DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG( 4tiết)

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. Khái quát về ứng dụng động cơ đốt trong

2. Vai trò và vị trí của động cơ đốt trong

a) Vai trò: ĐCĐT là nguồn lực được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, quân sự, an ninh, quốc phòng, giao thông vận tải…ĐCĐT dùng làm nguồn độc lực cho các phương tiện, thiết bị khi cần di chuyển linh hoạt trong một phạm vi rộng và với khoảng cách khá lớn: Máy bay, tàu thuỷ, ôtô…

b) Vị trí: Năng lượng? công suất do ĐCĐT phát ra chiếm 90% tổng công suất của các thiết bị động lượng do mọi nguồn năng lượng tạo ra.

3. Nguyên tắc chung về ứng dụng ĐCĐT

a) Sơ đồ ứng dụng

- ĐCĐT thường được sử dụng là động cơ xăng và động cơ điezen.

- MCT là thiết bị nhận năng lượng từ trục khuỷu động cơ để thực hiện nhiệm vụ nào đó.

- VD: Bánh xe chủ động của ô tô, xe máy, chân vịt, tàu thuỷ, cánh quạt máy bay, máy bơm nước, máy phát điện…

- HTTL là bộ phận trung gian để truyền lực từ động cơ tới MCT.

b) Nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT

- Nguyên tắc về tốc độ quay.

- Nguyên tắc về công suất

+ Thoả mãn điều kiện:NĐC = (NCT + NTT).K

Trong đó:

NĐC: là công suất ĐCĐT

Nct: là công suất MCT

NTT: là tổn thất công suất của HTTL

K: là hệ số dự trữ (= 1,05 - 1,5)

II. Động cơ đốt trong dùng cho ô tô

1. Đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ôtô

a) Đặc điểm

- Tốc độ cao

- Kích thước và trọng lượng nhỏ, gọn.

-Thường được làm mát bằng nước

b) Cách bố trí

- Bố trí động cơ ở đầu xe.

- Bố trí động cơ ở đuôi ôtô.

- Bố trí động cơ ở đuôi xe.

2. Đặc điểm của hệ thống truyền lực

a) Nhiệm vụ

- Truyền, biến đổi momen quay cả về chiều và trị số từ động coe tới bánh xe chủ động.

- Ngắt momen khi cần thiết.

b) Phân loại

- Theo số cầu chủ động

+ Loại 1 cầu chủ động

+ Nhiều cầu chủ động

- Theo phương pháp điều khiển

+ Điều khiển bằng tay

+ Điều khiển bán tự động

+ Điều khiển tự động

c) Nguyên lý làm việc: Sơ đồ truyền lực trên ôtô.

3. Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực

a) Li hợp:

- Nhiệm vụ: Ngắt, nối và truyền mô tử động cơ tới hộp số.

- Nguyên lý làm việc:

+ Bộ phận chủ động: Bánh đà

+ Bộ phận bị động: đĩa masat khi điều khiển để đĩa masat áp sát vào bánh đà do lực ma sát bề mặt sát lớp chúng sẽ liên kết với nhau tạo thành một khối vững chắc đĩa masat trục li hợp.

b) Hộp số:

- Nhiệm vụ:

+ Thay đổi lực kéo vào tốc độ của xe.

+ Thay đổi chiều quay của bánh xe chủ động.

+ Ngắt mômen truyền động từ động cơ tới bánh xe chủ động.

- Nguyên tắc làm việc :

+ Mômen quay truyền từ bánh răng có đường kính nhỏ bánh răng có đường kính lớm tốc độ giảm.

+ Mômen quay truyền từ bánh răng có đường kính lớn bánh răng có đường kính nhỏ tốc độ tăng.

+ Đảo chiều quay của trục lắp bánh xe đảo chiều quay của trục bị động lắp bánh trung gian xen kẽ giữa cặp bánh răng có tốc độ thấp.

c) Truyền lực các đăng:

- Nhiệm vụ:Truyền mômen quay hộp số đế cầu chủ động.

- Đặc điểm truyền mômen

+ Khớp trượt (3) vừa chuyển động quay đồng thời di chuyển tịnh tiến để thay đổi khoảng cách AB.

+ Khớp các nhờ các nòng bi chữ thập cho phép thay đổi góc ò1, ò2 khi truyền lực.

d) Truyền lực chính:

- Nhiệm vụ:

+ Thay đổi hướng truyền mômen từ phương dọc xe sang phương ngang xe.

+ Giảm tốc độ, tăng mômen.

- Nguyên tắc hoạt động: Nhờ cặp bánh răng côn, phương truyền mômen được đổi hướng từ phương dọc xe sang phương ngang xe.

c) Bộ vi sai:

- Nhiệm vụ:

+ Phân phối mômen cho hai bánh trục của hai bánh xe chủ động.

+ Làm cho haibánh xe chủ động quay với vận tốc khác nhau khi đi trên đường mấp mô, không thẳng quay vòng.

- Nguyên tắc làm việc:

+ Khi xe đi trên đường thẳng bàng tốc độ 02 bánh xe chủ động bằng nhau toàn bộ vi sai tạo thành khối cứng quay cùng với bánh răng bị động (2

+ Khi ôtô quay vòng tốc độ 02 bánh xe chủ động khác nhau các bánh răng hành tình (6) vừa quay theo vỏ vi sai 3, 4, vừa quay trên trục 7.

III. Động cơ đốt trong dùng cho xe máy

1. Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho xe máy

- Là động cơ xăng 02 kì hoặc 04 kì cao tốc.

- Có công suất nhỏ

- Li hợp, hộp số, động cơ thướng bố trí trong một vỏ chung.

- Làm mát bằng không khí

- Số lượng xi lanh ít.

2. Bố trí động cơ có trên xe

a) Động cơ đặt ở giữa xe:

- Ưu điểm:

+ Phân bố khối lượng đều trên xe, động cơ được làm mát tốt.

- Nhược điểm:

+ Kết cấu phức tạp, ảnh hưởng nhiệt của động cơ đên người lái.

b) Động cơ đặt lệch về đuôi xe:

- Ưu điểm:

+ Hệ thống truyền lực gọn, nhiệt thải ít ảnh hưởng đến người lái.

- Nhược điểm:

+ Khối lượng phấn bố không đều, làm mát động cơ không tốt.

3. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy

- Sơ đồ khối hệ thống truyền lực trên xe máy:

- Đặc điểm:

+ Động cơ, li hợp, hộp số được bố trí trong một vỏ (vỏ máy).

+ Hộp số thường có 3-4 cấp, không có số lùi.

+ Động cơ đặt ở giữa xe thì truyền lực đến bánh sau chủ động bằng xích.

+ Động cơ đặt lệch về sau xe thì truyền lực đến bánh xe chủ động bằng trục các đăng.

IV. Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp

1. Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp:

a) Công dụng: Dùng cho các máy như: máy kéo, máy cày, máy gặt, xe vận chuyển, máy gặt, đập liên hợp…

b) Đặc điểm:

- Công suất không lớn.

- Có tốc độ quay trung bình, làm mát bằng nước.

- Khởi động bằng tay hoặc dùng động cơ phụ( động cơ xăng).

- Hệ số dư công suất lớn.

2. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy nông nghiệp

Nguyên tắc chung:

a) Nguyên tắc làm việc hệ thống truyền lực của máy kéo bánh hơi:

b) Nguyên tắc làm việc của hệ thống truyền lực máy kéo bánh xích

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

Câu 1. Động cơ đốt trong không dùng trong máy móc, phương tiện nào sau đây?

A. Máy bay trực thăng. B. Tên lửa. C. Tàu thủy. D. Máy cày.

Câu 2. Bộ phận nào không phải là bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô?

A. Li hợp. B. Xích. C. Truyền lực các đăng. D. Hộp số.

Câu 3. Trong hệ thống truyền lực của ô tô, bộ phận nào dùng để truyền và ngắt momen từ động cơ đến hộp số?

A. Truyền lực các đăng. B. Truyền lực chính. C. Bộ vi sai. D. Li hợp.

Câu 4. Đặc điểm nào không phải của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện kéo bởi động cơ đốt trong?

A. Không đảo chiều quay của toàn bộ hệ thống.

B. Không có bộ phận điều khiển hệ thống truyền lực.

C. Thường không bố trí li hợp.

D. Thường dùng đai, xích để truyền mômen từ động cơ sang máy phát điện.

Câu 5: Khi chọn công suất của động cơ phải thoả mãn quan hệ :

A. N­ĐC = (NCT + N­TT ).K B. N­CT = (N­ĐC + NTT).K

C. N­TT = (NCT + N­ĐC ).K D. N­ĐC = NCT + NTT + K

Câu 6: Sơ đồ truyền lực từ ĐCĐT tới các bánh xe chủ động của ô tô theo thứ tự nào sau đây:

A. Động cơ - Ly hợp - Hộp số - Truyền lực các đăng - Bánh xe chủ động.

B. Động cơ - Ly hợp - Hộp số - Truyền lực các đăng - Truyền lực chính và bộ vi sai - Bánh xe chủ động.

C. Động cơ - Hộp số - Ly hợp - Truyền lực các đăng - Truyền lực chính và bộ vi sai - Bánh xe chủ động.

D. Động cơ - Hộp số - Ly hợp - Truyền lực các đăng - Bánh xe chủ động.

Câu 7. Động cơ đốt trong không dùng trong máy móc, phương tiện nào sau đây?

A. Máy bay trực thăng. B. Tên lửa. C. Tàu thủy. D. Máy cày.

Câu 8. Bộ phận nào không phải là bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô?

A. Li hợp. B. Xích. C. Truyền lực các đăng. D. Hộp số.

Câu 9. Trong hệ thống truyền lực của ô tô, bộ phận nào dùng để truyền và ngắt momen từ động cơ đến hộp số?

A. Truyền lực các đăng. B. Truyền lực chính. C. Bộ vi sai. D. Li hợp.

Câu 10. Đặc điểm nào không phải của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện kéo bởi động cơ đốt trong?

A. Không đảo chiều quay của toàn bộ hệ thống.

B. Không có bộ phận điều khiển hệ thống truyền lực.

C. Thường không bố trí li hợp.

D. Thường dùng đai, xích để truyền mômen từ động cơ sang máy phát điện.

Câu 11. Khi sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực cho máy công tác, cần tuân thủ theo các nguyên tắc

A. Về tốc độ quay B. Về công suất

C. Về tốc độ quay và công suất D. không tuân theo nguyên tắc nào

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Đáp án B B D D A B B B D D C

* LƯU Ý:

- Kiểm tra giữa kỳ

+ Tuần: 7

+ Tiết: 32

+ Kiến thức từ chủ đề 10 đến chủ đề 13

+ Kiểm tra viết: 70% trắc nghiệm; 30% tự luận

- Kiểm tra cuối kỳ

+ Tuần: 16

+ Tiết: 49

+ Kiến thức học kỳ 1

+ Kiểm tra viết: 70% trắc nghiệm; 30% tự luận

Hết