Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập HKI môn Công nghệ lớp 11 năm học 2020-2021, trường THPT Chuyên Bảo Lộc

e37359f9b6ddc7c4e3849ca4cf6c855f
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 22:49:59 | Được cập nhật: 4 giờ trước (14:30:47) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 873 | Lượt Download: 9 | File size: 0.109568 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 VẬT LÝ 10 CƠ BẢN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ LÝ – TIN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 11

NĂM HỌC 2020 – 2021

I. Cấu trúc đề

- 30% trắc nghiệm – 15 câu

- 70% thực hành

II. Nội dung:

A. Phần lí thuyết

1. Trình bày các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.

- Khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4.

- Tỉ lệ ( Phóng to, thu nhỏ, nguyên hình)

- Nét vẽ (Nét liền đậm; nét liền mảnh; nét lượn sóng; nét đứt mảnh; nét gạch chấm mảnh)

- Ghi kích thước (Đường kích thước; đường gióng kích thước; chữ số kích thước...)

2. Trình bày nội dung phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1).

3. Mặt cắt là gì ? Mặt cắt dùng để làm gì? Có mấy loại mặt cắt?

4. Hình cắt là gì ? Hình cắt dùng để làm gì? Có mấy loại hình cắt?

5.Hình chiếu trục đo là gì? Được xây dựng bằng phương pháp nào? Hình chiếu trục đo dùng để làm gì?

6. Có mấy loại hình chiếu trục đo? Trình bày các thông số cơ bản của mỗi loại hình chiếu trục đo.

7. Hình chiếu phối cảnh là gì? Được xây dựng bằng phương pháp nào? Hình chiếu phối cảnh dùng để làm gì?

8. Thiết kế là gì? Nêu các giai đoạn chính của quá trình thiết kế?

9. Thế nào là Bản vẽ kĩ thuật? Có mấy loại Bản vẽ kĩ thuật?

10. Trình bày vai trò của Bản vẽ kĩ thuật đối với quá trình thiết kế?

11. Bản vẽ cơ khí là gì? Có mấy loại bản vẽ cơ khí? Công dụng của các loại bản vẽ cơ khí đó? Nêu các bước lập Bản vẽ chi tiết?

12. Bản vẽ xây dựng là gì? Có mấy loại bản vẽ xây dựng? Thế nào là Bản vẽ nhà? Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ ngôi nhà, Bản vẽ nhà thường dùng những loại hình biểu diễn nào?

B. Thực hành:

Cho hình vẽ vật thể. Vẽ các hình chiếu vuông góc của vật thể (Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh) theo phương pháp chiếu góc thứ nhất và hình cắt toàn phần.

Câu hỏi ôn tập

I. Trắc Nghiệm:

Câu 1: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có các hệ số biến dạng như sau:

A. . B. . C. . D. .

Câu 2: Tỉ lệ 1:2 là tỉ lệ gì?

A. Nguyên hình. B. Phóng to. C. Nâng cao. D. Thu nhỏ.

Câu 3: Hình cắt dùng để biểu diễn những vật thể như thế nào?

A. Hình cắt dùng để biểu diễn những vật thể có nhiều lỗ, rãnh. B. Biểu diễn vật thể có hình trụ

C. Biểu diễn vật thể đơn giản. D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4: Trên bản vẽ kĩ thuật những con số kích thước không ghi đơn vị thì được tính theo đơn vị:

A. m. B. cm. C. mm. D. dm.

Câu 5: Trên con số kích thước đường kính đường tròn và bán kính của cung tròn ghi các kí hiệu lần lượt sau:

A. M và R. B. M và T. C. và R. D. và M.

Câu 6: Hình cắt là hình biểu diễn:

A. Mặt cắt và các đường bao của vật thể. B. Mặt phẳng hình chiếu bằng

C. Phần còn lại của vật thể. D. Phần bỏ đi của vật thể.

Câu 7: Hình chiếu phối cảnh được xác định bằng:

A. Phép chiếu xuyên tâm. B. Phép chiếu song song.

C. Phép chiếu vuông góc. D. Một loại phép chiếu khác.

Câu 8 : Có mấy loại nét vẽ thường gặp trong kĩ thuật? A. 4 B. 5 C. 2 D. 3

Câu 9: Kích thước của khung tên là kích thước nào?

A. Dài 140mm, rộng 22mm. B. Dài 140mm, rộng 32mm.

C. Dài 140mm, rộng 42mm. D. Dài 130mm, rộng 32mm.

Câu 10: Hình chiếu đứng của vật thể cho biết kích thước nào của vật:

A. Chiều dài, chiều rộng. B. Chiều rộng, chiều cao.

C. Chiều dài, chiều cao. D. Chiều dai, chiều rộng, chiều cao.

Câu 11. Tỉ lệ nào sau đây là tỉ lệ thu nhỏ:

A. 10:1; 1:5. B. 1:2; 1:10. C. 2:1; 1:1. D. 1:2; 20:1.

Câu 12: Kích thước của khổ giấy A0 là :  A. 1189 x 841. B. 1918 x 418. C. 1198 x 481. D. 1198 x 841. 

Câu 13: Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng theo phương pháp chiếu góc thứ nhất , thì mặt phẳng hình chiếu cạnh sẽ được xoay như thế nào so với mặt phẳng hình chiếu đứng ?  A. Sang phải 900. B. Sang trái 900. C. Lên trên 900. D. Xuống dưới 900.  Câu14: Trong hình cắt cục bộ , đường giới hạn phần hình cắt được vẽ bằng nét :  A. Lượn sóng. B. Đứt mảnh. C. Gạch chấm mảnh. D. Liền mảnh.  Câu 15: Mặt cắt là:

A. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

B. Hình biểu diễn các đường gạch gạch và đường bao bên ngoài vật thể.

C. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

D. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

Câu 16: Trong phương pháp hình chiếu trục đo vuông góc đều, đường tròn được biểu diễn tương ứng bằng hình elip có: (trong đó là d đường kính của đường tròn)

A. Trục dài bằng 0.71d và trục ngắn bằng 2.11d. B. Trục dài bằng 2,11d và trục ngắn bằng 0,71d.

C. Trục dài bằng 0.71d và trục ngắn bằng 1.22d. D. Trục dài bằng 1,22d và trục ngắn bằng 0,71d.

Câu 17. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi:

A. Mặt tranh không song song với một mặt của vật thể. B. Mặt tranh song song với một mặt của vật thể.

C. Mặt phẳng hình chiếu song song với một mặt của vật thể. D. Cả B và C đều đúng.

Câu 18: Vẽ phác hình chiếu phối cảnh cần trải qua:

A. 4 bước. B. 6 bước. C. 5 bước. D. 7 bước.

Câu 19: Quá trình thiết kế gồm:  A. 7 giai đoạn. B. 6 giai đoạn. C. 5 giai đoạn . D. 4 giai đoạn.  Câu 20: Khi lập bản vẽ chi tiết bước vẽ mờ là:

A. Bố trí các hình biểu diễn bằng nét mờ.

B. Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài và phần bên trong của các bộ phận… bằng nét mảnh.

C. Vẽ đường bao thấy bằng nét đậm. D. Gồm tất cả các ý trên.

Câu 21: Bản vẽ xây dựng gồm:

A. Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng,...công trình kiến trúc, xây dựng..

B. Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng,...các máy móc, thiết bị

C. Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, kiểm tra, sử dụng,...các công trình, xây dựng.

D. Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, kiểm tra, sử dụng,... các máy móc, thiết bị.

Câu 22: Bản vẽ lắp thể hiện:

A. Hình dạng, kích của thước và các yêu cầu kĩ thuật chi tiết.

B. Hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.

C. Hình dạng, kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.

D. Hình dạng, vị trí tương quan và các yêu cầu kĩ thuật chi tiết.

Câu 23: Mặt đứng của bản vẽ nhà thể hiện:

A. Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cầu thang, ...

B. Vị trí, hình dáng, kết cấu các bộ phận ngôi nhà.

C. Kết cấu các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng theo yêu cầu.

D. Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.

Câu 24: Từ khổ giấy A2 làm ra được bao nhiêu khổ giấy A4

A. 4 B. 16. C. 8. D. 2.

Câu 25: Bản vẽ chi tiết thể hiện:

A. Hình dạng, kích thước, vị trí của chi tiết.

B. Hình dạng, kích thước, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

C. Hình dạng, vị trí tương quan giữa một nhóm chi tiết.

D. Hình dạng, kích thước của chi tiết.

Câu 26. Hình cắt của bản vẽ nhà thể hiện:

A. Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cầu thang, ...

B. Vị trí, hình dáng, kết cấu các bộ phận ngôi nhà.

C. Kết cấu các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng theo chiều cao, kích thước cửa đi cửa sổ, cầu thang...

D. Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.

Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không phải của mặt cắt rời.

A. Đường bao được vẽ bằng nét liền mảnh.

B. Được vẽ ngoài hình chiếu.

C. Mặt cắt liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh.

D. Đường bao được vẽ bằng nét liền đậm.

Câu 28: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có đặc điểm nào sau đây :

A. .

B. Các góc trục đo XOY = XOZ = YOZ

C. Phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.

D. Mặt phẳng (XOZ) song song mặt phẳng hình chiếu.

Câu 29: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:

A. Phương chiếu l không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.

B. Phương chiếu l vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

C. p = q = r = 0,5.

D. Ba hệ số biến dạng khác nhau

Câu 30: Tỉ lệ nào sau đây là tỉ lệ phóng to:

A. 10:1; 5:1. B. 1:2; 1:10. C. 2:1; 1:1. D. 1:2; 20:1.

Câu 31: Từ khổ giấy A0 chia ra được bao nhiêu khổ giấy A3

A. 4 B. 16. C. 8. D. 2.

Câu 32: Hình chiếu bằng của vật thể cho biết kích thước nào của vật:

A. Chiều dài, chiều rộng. B. Chiều rộng, chiều cao.

C. Chiều dài, chiều cao. D. Chiều dai, chiều rộng, chiều cao.

Câu 33: Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, thì mặt phẳng hình chiếu bằng sẽ được xoay như thế nào so với mặt phẳng hình chiếu đứng ?  A. Sang phải 900. B. Sang trái 900. C. Lên trên 900. D. Xuống dưới 900. 

Câu 34: Hình chiếu trục đo được xây dựng bằng phép chiếu:

A. Xuyên tâm. B. Vuông góc. C. Song song. D. Phép chiếu bất kì.

Câu 35: Đặc điểm nào sau không phải đặc điểm của hình chiếu trục đo xiên góc cân:

A. .

B. Các góc trục đo XOY = YOZ =1350, XOZ = 900

C. Phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.

D. Mặt phẳng (XOZ) song song mặt phẳng hình chiếu.

Câu 36: Mặt cắt là hình biểu diễn:

A. Các đường bao của vật thể năm trên mặt phẳng cắt.

B. Mặt phẳng hình chiếu bằng.

C. Phần còn lại của vật thể.

D. Các đường bao của vật thể năm trên mặt phẳng hình chiếu.

Câu 37: Đặc điểm nào sau đây không phải của mặt cắt chập.

A. Đường bao được vẽ bằng nét liền mảnh.

B. Đường bao được vẽ bằng nét liền đậm.

C. Được vẽ ngay trên hình chiếu.

D. Dùng để biểu diễn những vật có hình dạng đơn giản.

Câu 38: Đặc điểm nào sau đây không phải của hình chiếu phối cảnh:

A. Tạo ấn tượng xa gần. B. Là hình chiếu 3D.

C. Mặt tranh vuông góc với mặt phẳng tầm mắt.

D. Mặt phẳng tầm mắt vuông góc với mặt phẳng vật thể.

Câu 39: Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi:

A. Mặt tranh không song song với một mặt của vật thể.

B. Mặt tranh song song với một mặt của vật thể.

C. Mặt phẳng hình chiếu song song với một mặt của vật thể.

D. Mặt tranh song song với mặt phẳng vật thể.

Câu 40: Bản vẽ cơ khí gồm:

A. Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng,...công trình kiến trúc và xây dựng.

B. Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng,...các máy móc, thiết bị

C. Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng,... các máy móc, thiết bị.

D. Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, kiểm tra, sử dụng,...các công trình, xây dựng.

Câu 41: Đặc điểm nào sau đây không phải của mặt bằng của ngôi nhà :

A. Là hình biểu diễn quan trọng nhất. B. Là hình chiếu đứng hoặc cạnh của ngôi nhà.

C. Là mặt hình chiếu bằng tính từ cửa sổ. D. Không thể hiện phần khuất.

Câu 42: Khi lập bản vẽ chi tiết gồm :

A. 3 bước. B. 4 bước. C. 5 bước. D. 6 bước.

II. Thực hành

C ho vật thể như hình dưới hãy vẽ hình chiếu vuông góc và hình cắt toàn phần của vật. Kích thước được tính theo kích thước của hình thoi, mỗi hình thoi biểu diễn một hình vuông có cạnh bằng 10 mm

Duyệt của tổ trưởng.

Bảo Lộc, ngày 06 tháng 12 năm 2020

GV bộ môn.

Văn Tấn Phát

Nguyễn Thị Chung