Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 30. Ôn tập Động vật không xương sống

BÀI 30: ÔN TẬP ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

Động vật không xương sống rất đa dạng về cấu tạo và lối sống nhưng chúng vẫn mang các đặc điểm đặc trưng cho mỗi ngành, thích nghi cao với môi trường sống

I. Tính đa dạng của động vật không xương sống

\(\rightarrow\) ĐVKXS đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống

II. Sự thích nghi của động vật không xương sống

STT

Tên động vật

Môi trường sống

Sự thích nghi

Kiểu dinh dưỡng

Kiểu di chuyển

Kiểu hô hấp

1

Trùng giày

Nước bẩn

Dị dưỡng

Bơi bằng lông

Khuếch tán qua màng cơ thể

2

Thủy tức

Nước ngọt

Dị dưỡng

Bám cố định

Khuếch tán qua da

3

Giun đất

Trong đất

Ăn chất mùn

Đào đất để chui

Khuếch tán qua da

4

Tôm

Nước ngọt, nước mặn

Ăn thịt ĐV khác

Bơi, bò, bật

Thở bằng mang

5

Châu chấu

Trên cạn

Ăn thực vật

Bay, bò, nhảy

Ống khí

 

 III. Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống

STT

Tầm quan trọng thực tiễn

Tên loài

1

Làm thực phẩm

Tôm, cua, sò, tra, ốc, mực…

2

Có giá trị xuất khẩu

Tôm, cua, mực,…

3

Được nhân nuôi

Tôm, sò, cua…

4

Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh

Mật ọng, bọ cạp,…

5

Làm hại cơ thể động vật và người

Sán lá gan, giun đũa…

6

Làm hại thực vật

Châu chấu, ốc sên, sâu hại,…

 

IV. Kết luận

Cơ thể đa bào

Đối xứng 2 bên

Cơ thể có bộ xương ngoài

- Bộ xương ngoài bằng kitin

- Cơ thể thường phân đốt

- Cả chân cũng phân đốt, một số có cánh

Ngành chân khớp

Cơ thể mềm

Thường không phân đốt và có vỏ đá vôi

Ngành thân mềm

Đối xứng tỏa tròn

- Cơ thể thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào

- Miệng có tua miệng, có tế bào gai tự vệ

Ngành ruột khoang

Cơ thể đơn bào

- Chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể

- Kích thước hiển vi

Ngành động vật nguyên sinh

Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Hãy kể tên các đại diện thuộc ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt mà em đã được học?

Câu 2: So sánh trùng roi, trùng đế giày và trùng biến hình?

Câu 3: Trong các đại diện sau đây: sán lá gan, sán lông, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu, giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, đỉa, rươi, giun đất. Cho biết loài nào có đời sống kí sinh?

Câu 4: Kể tên các ngành động vật đã học và đặc điểm của chúng?

Câu 5: Nêu các biện pháp phòng chống bệnh tật do động vật kí sinh gây ra?

Câu 6: Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng chống động vật có hại và bảo vệ động vật hoang giã?

Bài tập

Có thể bạn quan tâm