Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 1+2: Đo độ dài

I. Đơn vị đo độ dài

1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài

+ Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (kí hiệu : m ).

+ Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét (m) là

đềximét (dm) cetimét (cm) milimét (mm)  

 Ngoài ra : kílômét (km)

2 . Ước lượng độ dài

Ví dụ : chiều cao cùa ta là 1,5 m, 1gang tay của ta là 18 cm, khoảng cách từ nhà đến trường là 3 km, v.v …

Ước lượng độ dài là dự đoán xem chiều dài của một bằng bao nhiêu.

II. Đo độ dài

1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài

+ Giới hạn đo(GHĐ) của thước là độ dài lón nhất ghi trên thước.

+ Độ chia nhỏ nhất(ĐCNN)  của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

2. Đo độ dài

Đo kích thước của quyển tập :

  • chiều dài   d = …. cm.
  • chiều rộng r = ….cm.
  • chiều cao  h = … cm.

III. Cách đo độ dài

B1. Ước lượng độ dài cần đo.

B2. Chọn thước có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) thích hợp.

B3. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

B4. Đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.

B5. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm