Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 24: Công và công suất

1. Khái niệm về công

Khi lực \(\vec{F}\) không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn \(S\) theo hướng hợp với hướng của lực góc \(\alpha \) thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức:

\(A=F.S.\cos\alpha \)

Trong đó :       \(F\) là lực tác dụng (N)

                        \(S\) là quãng đường vât đi được (m)

                        \(\alpha \) là góc hợp giữa lực tác dụng với phương chuyển động

* Đơn vị của công là Jun : J

+ Nếu \(\cos\alpha >0\) thì lực thực hiện công dương (A>0)

+ Nếu \(\cos\alpha <0\) thì lực thực hiện công âm  (A<0)

+ Nếu \(\cos\alpha =0\) thì lực thực hiện  công bằng 0 (A = 0) (Trường hợp lực vuông góc với phương chuyển động)

2. Công suất

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

Công thức :              \(P=\dfrac{A}{t}\)     hay    \(P=F.v\)

Trong đó :  \(P\)   là  công suất (Jun/giây(J/s) hoặc Oát (W))

                   \(A\) là công thực hiện (N.m hoặc J)

                   \(t\)  là thời gian thực hiện công (s)

                   \(v\) là vận tốc tức thời tại một thời điểm đang xét (m/s)

* Lưu ý: Nếu  là tốc trung bình thì công suất sẽ là công suất trung bình trên quãng đường đó.

Giả sử trên đoạn đường s; vận tốc đầu và cuối lần lượt là  thì vận tốc trung bình:

* Đơn vị  :     1KW = 1000W  ;    1KJ   =  1000J

kWh = 3600kJ

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm