Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”

04fcfaf2b1f837486711e3aa3b74419e
Gửi bởi: Ngô Quang Hải 25 tháng 9 2016 lúc 5:31:12 | Được cập nhật: 6 tháng 5 lúc 2:21:38 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 564 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”Đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”Bài làmTừ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, khôngngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng tatrước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rènluyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắtlà dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có nghĩa gì trong cuộcsống của mỗi chúng ta?“ Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôinhau nhằm bổ sung nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người trên đời.Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễchính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việcxung quanh. nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phảihọc tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, chođược lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, cáckiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. Như vậy vế này muốn nói rằng saukhi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyệnkiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.Như vậy, nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhânxử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức vănhóa.Câu tục ngữ có nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một ngườicó học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận nhữngcống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, khôngcoi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thứcnhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhâncách, phẩm chất của con người đó.Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không cónhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có nghĩa gì hết.DOC24.VNLễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt conhơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cầnnhững người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứkhông phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằngngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏikiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có nghĩa vô cùng quan trọng đối vớimỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như BácHồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việcgì cũng khó”.DOC24.VNTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.