Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

VĂN 7 KỲ I . 2020-2021

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 0:30:27 | Được cập nhật: 18 giờ trước (17:46:52) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 320 | Lượt Download: 3 | File size: 15.059456 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO CÔNG VĂN MỚI CỦA BỘ
Năm học 2020 – 2021
Chủ đề 1: Gia đình, nhà trường và các vấn đề của văn bản.
Tiết 1 đến tiết 9
Tuần
Tiết
Bài
Lưu ý
1,2
Cổng trường mở ra
1
3
Mẹ tôi
(7-12/9/20)
Cuộc chia tay của những con búp bê;
4,5,6
2
Cuộc chia tay của những con búp bê (tt)
(14-19/9/20)
7
Liên kết trong văn bản.
8
Bố cục trong văn bản;
9
Mạch lạc trong văn bản
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức:
- Những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ, gia đình dành cho con cái,
thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người,nhất là
với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con
mắc lỗi.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một
người mẹ hoặc 1 bức thư
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của nhân vật
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng ý thức học tập tác phẩm văn chương, tình cảm gia đình, lòng kính yêu
cha mẹ.
4. Năng lực:
* Năng lực chung
* Năng lực riêng
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thưởng thức văn học /
- Năng lực giao tiếp.
cảm thụ thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền
thông
5. Chuẩn bị
a. Giáo viên :
- Soạn giáo án.
- Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu
- Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, tư liệu minh họa
b. Học sinh :
- Soạn bài .
1

- Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm .
II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỤ THỂ TỪNG BÀI

Tiết

1,2 .
Cổng
trường
mở ra

3 .Mẹ tôi

4,5,6.
Cuộc
chia tay
của
những
con búp

7.
Liên kết
trong
văn bản.
8.

1. Kiến thức:
- Những tình cảm
thiêng liêng sâu nặng
của cha mẹ, gia đình
dành cho con cái, thấy
được ý nghĩa lớn lao
của nhà trường đối
với cuộc đời mỗi con
người,nhất là với tuổi
thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện
tâm trạng người mẹ
đối với con trong văn
bản.
- Sơ giản về tác giả
Ét-môn-đô đơ A-mixi.
- Cách giáo dục vừa
nghiêm khắc vừa tế
nhị, có lí và có tình
của người cha khi con
mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm
trực tiếp qua hình
thức một bức thư.
- Tính cảm anh em
ruột thịt thắm thiết,
sâu nặng và nỗi đau
khổ của những đứa trẻ
không may rơi vào
hoàn cảnh bố mẹ li dị.
- Đặc sắc nghệ thuật
của văn bản.
- Khái niệm liên kết
trong văn bản
- Yêu cầu về liên kết
trong văn bản

2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu một
văn bản biểu cảm
được
viết
như
những dòng nhật kí
của một người mẹ.
- Phân tích một số
chi tiết tiêu biểu
diễn tả tâm trạng
của người mẹ trong
đêm chuẩn bị cho
ngày khai trường
đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng
khi viết một bài văn
biểu cảm.
- Đọc - hiểu một
văn bản viết dưới
hình thức một bức
thư.
- Phân tích một số
chi tiết liên quan
đến hình ảnh người
cha (tác giả bức
thư) và người mẹ
nhắc đến trong bức
thư.
- Đọc-hiểu văn bản
truyện,đọc diễn cảm
lời đối thoại phù
hợp với tâm trạng
của các nhân vật.
- Kể và tóm tắt
truyện.

3. Thái độ
- Bồi dưỡng
ý thức học
tập tác phẩm
văn chương,
tình cảm gia
đình, lòng
kính yêu cha
mẹ.

4. Năng lực
- Năng lực giao
tiếp tiếng Việt
Năng
lực
thưởng thức văn
học / cảm thụ
thẩm mỹ

Bồi dưỡng
tình cảm gia
đình, lòng
kính yêu cha
mẹ .

- Năng lực giao
tiếp tiếng Việt
Năng
lực
thưởng thức văn
học / cảm thụ
thẩm mỹ

- Cảm thấy
xót thương
cho số phận
bất hạnh của
2 anh em
Thành,
Thủy.

- Năng lực giao
tiếp tiếng Việt
- Năng lực
thưởng thức văn
học / cảm thụ
thẩm mỹ

- Nhận biết và phân - Bồi dưỡng
tích tính liên kết của ý thức học
các văn bản
tập bộ môn
- Viết các đoạn
văn,bài văn có tính
liên kết.

-Tác dụng của việc - Nhận biết, phân Có ý thức - Năng lực giao
2

xây dựng bố cục.

tích bố cục trong viết
đoạn tiếp tiếng Việt
văn bản.
theo bố cục - Năng lực
- Vận dụng kiến
thưởng thức văn
Bố cục
thức về bố cục
học, cảm thụ
trong
trong việc đọc-hểu
thẩm mỹ
văn bản;
văn bản, xây dựng
Năng lực phân
bố cục cho một văn
tích, tổng hợp
bản nói(viết) cụ thể.
- Mạch lạc trong văn Rèn kĩ năng nói,viết Có ý thức
9. Mạch bản và sự cần thiết mạch lạc.
viết
văn
lạc
của mạch lạc trong
mạch lạc.
trong
văn bản.
văn bản - Điều kiện cần thiết
để một văn bản có
tính mạch lạc.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO ĐỊNH HƯỚNG
NĂNG LỰC
Tiết
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3 vận
Mức 4
(nhận biết)
(thông hiểu)
dụng
Vận dụng cao
- Tác giả là - Giải thích vì - Em có thể rút - Viết đoạn
1,2 . Cổng
ai, nêu 1 vài sao các nhân ra bài học
NLVH nêu suy
trường mở ra
hiểu biết
vật lại có tâm gì từ các câu nghĩ, cảm nhận
- Em hãy tóm trạng,
hành chuyện ...?
của em về nhân
tắt lại câu động như vậy? - Phân vai thể vật, sự việc
truyện
- Thảo luận , hiện 1 tình trong truyện
- Liệt kê các so sánh
huống
trong - Viết đoạn
biểu hiện về - Vẽ 1 bức truyện hoạc 1 NLXH Em có
3 .Mẹ tôi
suy nghĩ, tâm tranh về 1 sự tình
huống thể rút ra bài học
trang, lời nói, việc
trong tương tự và nếu gì về tình mẫu
hành
truyện,
nêu suy nghĩ về tình tử, tình cảm gia
động
..của suy nghic của huống đó...
đình bằng 1
nhân vật
em về sự việc - Câu hỏi liên đoạn văn ngắn...
- Giải nghĩa đó
hệ: Em có biết - Sáng tạo: Em
một trường hợp có thể tưởng
4,5,6. Cuộc chia các từ...
khác mà ở đó...? tượng một câu
tay của những - Trả lời các
câu hỏi trắc
- Tìm 1 VB chuyện...

con búp bê
nghiệm...
khác cùng chủ những bài học
đề..
cho
riêng
mình...?
7.
- Nhắc lại lý - So sánh bố - Chỉ ra tính liên - Đưa ra giải
Liên kết trong thuyết: Thế cục của 2 văn kết hoặc thiếu pháp mới : Viết
văn bản.
nào là liên bản và nhận liên kết trong lại đoạn văn cho
kết, bố cục, xét
đoạn văn cho trước nếu thấy
mạch
lạc - Kể lại câu trước
chưa đảm bảo
7.
chuyện bằng - Viết 1 đoạn tính liên kết,
Bố cục trong trong VB
3

văn bản
9. Mạch lạc
trong văn bản

Tuần
1
(7-12/9/20)
2
(14-19/9/20)

- Làm BT chính ngôn từ
trắc nghệm
của em đảm
bảo tính liên
kết, mạch lạc
và bố cục rõ
ràng

văn theo yêu
cầu đảm bảo
tính liên kết,
mạch lạc và bố
cục rõ ràng

Chủ đề 1: Tính liên kết trong văn bản
Tiết 1 đến tiết 9
Tiết
Bài
1,2
Cổng trường mở ra
3
4,5,6
7
8
9

mạch lạc và bố
cục
- XD bố cục cho
1 văn bản và viết
hoàn
chỉnh
thành 1 đoạn
văn, bài văn

Lưu ý

Mẹ tôi
Cuộc chia tay của những con búp bê;
Cuộc chia tay của những con búp bê (tt)
Liên kết trong văn bản.
Bố cục trong văn bản;
Mạch lạc trong văn bản

Ngày soạn: 1.9.2020
Ngày dạy: 7.9.2020
Tiết 1 - Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của
nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng của người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn băn biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một
người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm
chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một văn bản biểu cảm.
3. Thái độ: Yêu quý trân trọng tình cảm của cha mẹ dành cho mình.
4. Định hướng PTNL:
- NL chung: N¨ng lùc tù häc, n¨ng lùc gi¶i quyÕt vÊn ®Ò, n¨ng lùc
hîp t¸c, n¨ng lùc s¸ng t¹o.
- NL riêng: N¨ng lùc c¶m thô v¨n chương, năng lực giao tiếp Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
- GV: tranh ảnh về ngày khai trường
- HS: vở soạn, SGK
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
4

1. Ổn định lớp.
Lớp 7A: TS 39 Vắng:..............
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của hs
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức về văn bản" cổng trường mở ra".
- Phương pháp: Đàm thoại
- Thời gian: 2 p
? Trong lần khai giảng đầu tiên của em ai đưa em đến trường?
Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường đó mẹ em đã làm gì, nghĩ gì không?
Hôm nay, học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai
trường để vào lớp 1 của con, mẹ đã làm gì và nghĩ gì?
- Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung và ý nghĩa văn bản.
- Phương pháp: Phân tích, bình, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, phân tích...
- Thời gian: 30p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ cá nhân-hđ chung
I, Đọc và tìm hiểu chung
? Trình bày hiểu biết của em về TG?
1. Tác giả
- Là nhà báo, nhà văn
- Dịch giả nổi tiếng
? Nêu cách đọc văn bản?
2. Tác phẩm
- Đọc to, rõ ràng, thể hiện tâm trạng hồi hộp, thao thức a, Đọc
của mẹ, giọng đọc tâm tình, trầm lắng.
GV đọc mẫu
Gọi 2-3 HS đọc bài.
HS nhận xét. GV sửa chữa.
- GV: yêu cấu HS đọc nhanh các chú thích
? Trong văn bản còn từ nào cần giải nghĩa?
(? Ai giúp bạn giải thích từ đó và mách bạn cách tìm
hiểu nghĩa của từ cần biết?)
? VB viết theo thể loại nào? PTBĐ?
b, Thể loại
? Nhắc lại VB nhật dụng là gì? ( lớp 6)
- Thể loại: Vb nhật dụng viết
- Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối theo thể kí
với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng - PTBĐ: biểu cảm
trong XH hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, đói
nghèo, năng lượng, dân số, quyền trẻ em … có thể
dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
? Văn bản viết về việc gì?(? Đại ý?)
- Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm
trước ngày khai trường vào lớp 1của con
? Vb có thể chia làm mấy phần? ND từng phần?
+ Đọan 1: ....đến "thế giới mà mẹ bước vào": nỗi lòng c, Bố cục : 2 phần
thương yêu của người mẹ đối với con (Tâm trạng của
5

ng mẹ trước ngày khai trường của con).
+ Đoạn 2: còn lại: cảm nghĩ của người mẹ về vai trò
của XH, nhà trường trong việc giáo dục con trẻ.
GV: VB viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm
không ngủ trước ngày khai trường của con.
? Theo em, nỗi lòng người mẹ được bộc lộ vào
thời điểm nào trước ngày khai trường lần đầu tiên
của con?
- Thời điểm: Đêm khuya
? Tại sao tác giả lại chọn thời điểm đó mà không
chọn thời điểm khác?
- Đó là thời điểm bộc lộ rõ nhất suy nghĩ và tâm
trạng của con người.
? Vậy trong thời điểm đó, tâm trạng của người mẹ
được bộc lộ ra sao? Có giống tâm trạng của đứa
con không?
- Người mẹ không ngủ được, trằn trọc, suy nghĩ
triền miên, khác hẳn với đứa con rất thanh thản,
vô tư.
? Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được?
- Mai là ngày con khai trường vào lớp 1
? Khi con bước vào năm học đầu tiên trong đời,
mẹ đã chuẩn bị những gì cho con?
- Giúp con chuẩn bị quần áo giầy dép, đồ dùng
học tập....
- Mẹ đắp mền, buông mùng ém góc cẩn thận.
? Qua đó em thấy mẹ là người như thế nào?

II, Phân tích
1,Tâm trạng của người
mẹ

- Trằn trọc, suy nghĩ triền
miên, không sao ngủ được.

- Mẹ yêu thương con, quan
tâm tới việc học của con.

GV đọc : thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không
ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi…
? Nhưng đêm nay mẹ lại không thể ngủ được,
ngoài lí do lo cho con, theo em còn vì lí do nào
khác ?
- Nhớ về ngày khai trường năm xưa của chính
mình.
GV: cứ nhắm mắt lại bên tai mẹ lại vang lên tiếng
đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối
thu...Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con
đường làng dài và hẹp”.
-> chứng tỏ ngày khai trường đầu tiên đã để lại dấu ấn
thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ
? Em hãy tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng của
người mẹ khi nhớ về những kỉ niệm cũ?
- Nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng...
? Nhận xét về cách dùng từ và tác dụng ?
6

- Sử dụng từ láy liên tiếp->gợi tả cảm xúc phức
tạp trong lòng mẹ: vui mừng, lo lắng…
GV: Khi miêu tả cảm xúc ta có thể sử dụng nhiều
loại từ, trong đó có từ láy.
? Từ những cảm xúc ấy cho ta hiểu thêm gì về
người mẹ?
- Luôn in sâu những kí ức ngọt ngào về ngày khai
trường đầu tiên, gắn liền với hình ảnh người bà
? Những cảm xúc trên mẹ có trực tiếp nói vói con
hoặc ai đó không? Cách nói này có tác dụng gì?
- Mẹ nói với chính mình, tiếng nói nội tâm
(độc thoại)
GV: -> Có tác dụng khắc họa được những tình
cảm sâu kín trong lòng nhân vật, và có tác dụng
truyền cảm mạnh mẽ. Đây là kiểu văn chương trữ
tình vẫn được gọi là văn biểu cảm mà các em sẽ
được học trong chương trình NV L7
? Qua đoạn văn vừa phân tích, em hãy nêu cảm =>Mẹ là ng giầu cảm xúc
nhận chung về người mẹ?
yêu thương những người
thân, gắn bó với mái
GV: Hồi ức về tuổi thơ như một bài ca đẹp, dài trường.
và xao xuyến, rạo rực, cháy bỏng trong lòng mẹ.
Mẹ muốn truyền ngọn lửa ấy cho con, san xẻ hạnh
phúc ấy cho con. Ngày khai trường đã khắc sâu 2, Suy nghĩ của mẹ về vai
vào tâm hồn và nỗi nhớ của mẹ.
trò của giáo dục
? Đọc phần 2?
GV:Từ ngày khai trường của con, mẹ đã liên
tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản
- Y/c HS đọc: Mẹ nghe nói->những chính sách về
giáo dục.
* HS quan sát tranh. Bức tranh miêu tả điều gì? GV mở
rộng nói về sự quan tâm của tất cả mọi người trong
nước và trên thế giới đối với việc học tập của trẻ vì
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Ở nước ta, ngày khai trường, quan chức nhà nước
đều chia nhau đến dự khai giảng với hs
-> Chứng tỏ xh ta cũng rất quan tâm đến GD.
? Câu “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm...dặm”. Câu văn
này nói về điều gì?
- Khẳng định nhà trường có vai trò, vị trí rất quan trọng - GD có vai trò to lớn đối
trong việc hình thành và phát triển nhân cách, tri thức với mỗi con người, quyết
con người và sự phát triển của xã hội.
định tương lai đất nước.
GV: Trong suy nghĩ của người mẹ đã động viên
con :
- "Đi đi con, hãy can đảm.......thế giới kì diệu sẽ
7

mở ra"
Hoạt động nhóm: 3’
? Thuộc kiểu câu gì?- Câu cầu khiến
? Câu nói ấy có tác dụng gì?
- Động viên, khích lệ con đến trường
? Thế giới kì diệu: thế giới tình bạn, tình thầy trò,
tri thức nhân loại, cách sống làm người…thế giới
kì diệu ấy là cả một chân trời văn hóa, khoa học
bao la.
- Đó là mong muốn và mơ ước của người mẹ. Thể
hiện vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con
người.
? Những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?

? Ý nghĩa nội dung văn bản?

HS đọc ghi nhớ; GV khái quát.

III, Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Lựa chọn hình thức tự bạch
như những dong nhật kí của
người mẹ nói với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu
cảm.
2. Nội dung:
Văn bản thể hiện tấm lòng,
tình cảm của người mẹ đối với
con, đồng thời nêu lên vài trò
to lớn của nhà trường đối với
cuộc sống của mỗi con người.
* Ghi nhớ: ( SGK)

- Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 3: Luyện tập
-Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức của bài và vận dụng làm bài tập.
-Phương pháp:vấn đáp
-Thời gian: 6’
Bài tập 1:
Em tán thành ý kiến trên vì nó đánh dấu bước ngoặt, sự thay đổi lớn lao trong cuộc
đời mỗi con người: sinh hoạt trong môi trường mới, học nhiều điều -> tâm trạng
vừa háo hức vừa hồi hộp, lo lắng.
- Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết đã học vào trong cuộc sống
- PP: Tự luận.
- Kĩ thuật: Động não.
- TG: làm ở nhà
? Viết đoạn văn kể về kỉ niệm đáng nhớ của em trong ngày khai trường?
- Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Mở rộng và nâng cao
8

- Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết để áp dụng vào trong đời sống
- PP: trải nghiệm sáng tạo qua anh ảnh hoặc internet.
- Kĩ thuật: Động não.
- TG: Làm ở nhà
? Em hãy tìm hiểu về kứ ức của người lớn tuồi là người thân hoặc những người em
quen biết về tâm trạng của họ trong ngày lễ khai giảng đầu tiên trong đời.
- Điều chỉnh, bổ sung:
BÀI TẬP CỦNG CỐ SAU TIẾT HỌC

Phần 1: Trắc nghiệm
1. Cổng trường mở ra là văn bản của tác giả nào?
A. Lý Lan
B. Tố Hữu
C. Tế Hanh
D. Khánh Hoài
2. Cổng trường mở ra là văn bản thuộc thể loại?
A. Tùy bút
B. Hồi kí
C. Tự sự
D. Tiểu thuyết
3. Trong văn bản Cổng trường mở ra, tâm trạng của người mẹ trước đêm con
khai trường thế nào?
A. Vui mừng, lo lắng
B. Trằn trọc không ngủ được, hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho
tương lai của đứa con
C. Háo hức, mong chờ
D. Mẹ bận dọn dẹp nhà cửa, chẳng nghĩ ngợi gì
4. Tâm trạng của đứa con trước đêm khai trường?
A. Háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là đã ngủ
B. Hồi hộp, háo hức
C. Lo lắng, băn khoăn
D. Sợ hãi, khủng hoảng
5. Người mẹ nhớ lại kỉ niệm nào?
A. Nhớ tới tuần lễ khai trường của con năm con ba tuổi
B. Nhớ về kỉ niệm khai trường được bà ngoại dẫn đến trường
C. Nhớ về không khí ngày khai trường hằng năm.
D. Tất cả các đáp án trên
6. Trong bài, ngày khai trường trở thành ngày lễ của toàn xã hội nước nào?
A. Singapore
B. Hàn Quốc
C Nhật Bản
D. Trung Quốc
7. Nội dung của bài Cổng trường mở ra là gì?
A. Kể về buổi khai trường đầu tiên của đứa con
B. Những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ về tình yêu thương của người mẹ đối với
con
C. Vai trò to lớn của trường học đối với con người
D. Đáp án B và C
8. Nghệ thuật chủ yếu trong bài Cổng trường mở ra là gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Sử dụng nghệ thuật tự bạch

1

2

3

D. Ẩn dụ

4

5

6

7

8

9

Phần 2: Tự luận
Câu 1
a. Trong đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ đã diễn tả nhưng cảm nhận của
mình về con :Vừa thấy con ngây thơ, vừa có cảm giác con đã lớn khôn. Em hãy tìm
những chi tiết trong bài để minh họa ?
b. Theo em tại sao người mẹ không ngủ được ?
c. Hãy tìm một số hình ảnh có sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc trong bài và chỉ rõ ý
nghĩa nghệ thuật của hình ảnh ấy
Câu 2. “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có
thể thay thế tiêu đề khác được không?
Câu 3. Cho đoạn văn sau:
“ Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ đưa
con đến trường, cầm tay dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: Đi đi con, hãy can đảm
lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Của ai ? Nêu nội dung chính của văn bản đó
2. Hãy chọn trong đoạn văn trên một câu trần thuật đơn và xác định hai thành phần chính
của câu ?
3. Câu nói của mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh
cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” , em hiểu “thế giới kì diệu” đó là gì ?
4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 6-8 câu về một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai
trường đầu tiên của mình. Trong đoạn văn em có sử dụng một biện pháp tu từ đã học
(gạch chân, chú thích)
Định hướng trả lời
Phần 2: Tự luận
Câu 1
a-Những cảm nhận của người mẹ về con:
-Thấy con vẫn ngây thơ, hồn nhiên : “Giấc ngủ đến với con dễ dàng nhơ uống một li sữa,
ăn một cái kẹo ..”
-Cảm nhận con đã khôn lớn : “Con hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi …”
b-Vì mẹ trăn trở suy nghĩ về con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường năm xưa của
mình
c-Hình ảnh sử dụng nghệ thuật so sánh :“Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như
uống một ly sữa, ăn một cái kẹo..”
-Ý nghĩa: Làm nổi bật sự ngây thơ, hồn nhiên của em bé, thể hiện sự âu yếm của mẹ khi
nghĩ về con.
Câu 2.Nhan đề “Cổng trường mở ra” cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em học
sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy ước mơ và hạnh phúc. Từ
đó thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người.
Câu 3.
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản Cổng trường mở ra.
Nội dung chính của văn bản là: ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày khai
trường có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ, trong tâm hồn mỗi người.
2. Câu trần thuật đơn và xác định hai thành phần chính của câu:
Đêm nay mẹ // không ngủ được
TN CN
VN
3. Câu nói của mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh
cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” , em hiểu “thế giới kì diệu” đó là cả một
chân trời văn hóa, khoa học, tình cảm bao la…

10

4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 6-8 câu về một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai
trường đầu tiên của mình. Trong đoạn văn em có sử dụng một biện pháp tu từ đã học
(gạch chân, chú thích)
Hs tự làm

4, Củng cố bài học: 3’
? Mượn tâm trạng mẹ trong đêm trước buổi khai trường để nói gì?
- Tầm quan trọng của việc học, nhà trường.
- Tình cảm sâu nặng mẹ -> con.
- Nhắc nhở người làm con phải nhớ đến tình cảm của mẹ.
5, Hướng dẫn tự học:1’
- Đọc thêm: Trường học – T9
- Chuẩn bị bài : Mẹ tôi
***************************************
Ngày soạn: 1.9.2020
Ngày dạy: 8.9.2020
Tiết 3 - Văn bản: MẸ TÔI
E. A-mi-xi
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Ét-mô-đô đơ A-mi-xi.
- Hiểu cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tìnhcủa người cha khi
con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và
người mẹ nhắc đến trong bức thư.
3. Thái độ:
- Kính yêu cha mẹ, tránh làm điều gì có lỗi với cha mẹ.
4. Định hướng PTNL:
- NL chung: N¨ng lùc tù häc, n¨ng lùc gi¶i quyÕt vÊn ®Ò, n¨ng lùc
hîp t¸c, n¨ng lùc s¸ng t¹o.
- NL riêng: N¨ng lùc c¶m thô v¨n chương, năng lực giao tiếp Tiếng Việt.
II, CHUẨN BỊ:
- Thầy: soạn giáo án
- Trò: đọc và trả lời câu hỏi trong sgk
III, CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
Lớp 7A: TS 39 Vắng:..............
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức về văn bản" cổng trường mở ra".
- Phương pháp: Đàm thoại
11

- Thời gian: 5’
? Qua những biểu hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường
của con, em hãy nói về tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con?
* Giới thiệu bài : Có nhà văn đã viết: "Không có mặt trời thì hoa không nở.
Không có người mẹ thì không có anh hùng và không có cả nhà thơ". Mẹ là một
danh từ thiêng liêng trong ngôn ngữ nhân loại, điều đó được chứng minh trong lịch
sử tiến hoá loài người. Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và
ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng
ý thức hết được điều đó, chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài
văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
- Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung và ý nghĩa văn bản.
- Phương pháp: Phân tích, bình, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, phân tích...
- Thời gian: 33’
Hoạt động của thầy và trò
? Nêu tóm tắt về tác giả?
- GV bổ sung: ét- môn- đô đơ A- mi- xi sinh ngày
31- 10- 1846 trên một vùng đất thuộc bờ biển tây
bắc nước ý. Chưa đầy 20 tuổi ông đã là sĩ quan
quân đội chiến đấu cho nền độc lập. Cuộc đời hoạt
động và con đường văn chương của ông chỉ là một.
Độc lập, thống nhất tổ quốc, tình thương và hạnh
phúc của con người là lí tưởng và cảm hứng văn
chương của ông, kết tinh thành một chủ nghĩa nhân
văn lấp lánh.Ông là tiểu thuyết gia, nhà thơ, người
viết truyện ngắn và là tác giả của nhiều cuốn truyện
thiếu nhi và truyện phiêu lưu nổi tiếng . Những kỉ
niệm thời học trò và những kỉ niệm thời là sinh viên
học viện quân sự Mô- đê- na là cơ sở để tác giả hư
cấu nên những áng văn nhẹ nhàng dung dị , đầy
nhân ái mê hoặc trái tim của hàng triệu độc giả trên
khắp toàn cầu. Ông để lại một sự nghiệp văn
chương rất đáng tự hào.

Nội dung
I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả
- A-mi-xi (1846 - 1908) nhà
hoạt động xã hội, nhà văn
hóa, nhà văn lỗi lạc của Ý.
- Tác phẩm của ông thiên về
tình cảm, sâu lắng và chủ
yếu đi vào giáo dục nhân
cách, tình cảm con người

2, Tác phẩm:
? Nêu cách đọc vb?
GV hướng dẫn đọc: Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng thể
hiện tình cảm sâu sắc, tha thiết nhưng đôi chỗ cũng
nghiêm khắc
- giáo viên nhận xét
? Đọc chú thích 8,9,10?
? Còn từ nào cần giải nghĩa?
? Nêu xuất xứ đoạn trích?
- "Mẹ tôi" được trích trong
"Mẹ tôi" trích từ "Những tấm lòng cao cả" là cuốn " Những tấm lòng cao cả" 12

nhật kí của cậu bé En- ri- cô 11 tuổi ghi lại những
bức thư của bố, mẹ, những kỉ niệm sâu sắc về thầy
trò, bạn bè, về những con người đáng thương...Đây
là một trong 6 bức thư của bố gửi cho En- ri- cô.
? Đoạn trích trên thuộc thể loại văn bản nào? Tại
sao?
- Đoạn trích nêu lên vấn đề có tính cấp thiết, đó là
phương thức GD trẻ em và lòng biết ơn của con cái
đối với cha mẹ
- Viết thư xen bộc lộ cảm xúc
? Phương thức biểu đạt?
? Tại sao một bức thư của bố gửi cho con mà lại lấy
tên nhan đề là Mẹ tôi ?
- Mẹ là tiêu điểm để hướng tới, để làm sáng tỏ mọi
vấn đề.
- Vì nội dung bức thư chủ yếu ca ngợi công lao, sự
hy sinh của người mẹ
=> Tên văn bản và thể loại không mâu thuẫn nhau
? Ngôi kể trong văn bản này là ngôi thứ mấy? Của
nhân vật nào? Tác dụng?
- Ngôi thứ nhất số ít (tôi). đó là nhân vật cậu bé đã
mắc lỗi với mẹ đọc lại lá thư của người cha viết gửi
cho mình.
-> cảm xúc chân thật hơn

1886

-Thể loại: VB nhật dụng
(nhật kí- thư từ)

- PTBĐ: biểu cảm

II/ Tìm hiểu văn bản
? Vì sao người cha lại viết thư cho con? Mục 1, Nhân vật người cha
đích của việc viết thư đó?
- Hoàn cảnh viết thư:
Thấy con hỗn láo với mẹ
? Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha - Mục đích: GD con
trước sự vô lễ của con ?
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim
bố vậy. ->SS
- Bố không thể nén được cơn giận.
- Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ?->câu hỏi tu từ
- Thà bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc.
- Trong một thời gian con đừng hôn bố-> Câu cầu
khiến
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong
phần trên? Tác dụng?
- So sánh => đau đớn
- Câu hỏi tu từ => ngỡ ngàng.
- Câu cầu khiến => mệnh lệnh.
? Qua đó em thấy được tâm trạng của cha như thế nào? - Tâm trạng: Người cha vô
->Thể hiện tâm trạng đau xót, bất ngờ của cùng đau đớn,tức giận
13

người cha khi chứng kiến lỗi lầm của con. Đó
thực sự là một sự xúc phạm ghê gớm
GV: đọc thầm “hãy nghĩ kỹ điều này...chà đạp
lên tình yêu thương đó”
Mặc dù rất giận con nhưng người cha vẫn dằn
lòng xuống để phân tích cho con hiểu rằng tình
yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm
thiêng liêng hơn cả. Thật xấu hổ và nhục nhã
cho những kẻ nào chà đạp lên tình cảm ấy
? Sau khi phân tích cho con, người cha yêu cầu
con điều gì?
- Thành khẩn xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ tha lỗi
(Cầu xin mẹ hôn con)
- Không bao giờ được thốt ra những lời nói
nặng với mẹ
- không được phép tái phạm
? Tại sao người cha không trực tiếp nói hoặc có
ngay một hình phạt mà lại chọn cách viết thư?
- Những tình cảm sâu sắc, kín đáo thường khó
nói trực tiếp. Chọn cách viết thư là chỉ muốn
nói riêng với ng mắc lỗi, vừa giữ đc sự kín đáo,
tế nhị vừa không làm mất lòng tự trọng của ng
mắc lỗi-> Đây là bài học về cách ứng xử trong
gđ, nhà trg và ngoài xh.
- Sử dụng hình phạt không phải lúc nào cũng
có hiệu quả.
? Qua cách giáo dục con như vậy chứng tỏ đây
là một người cha ntn?

trước thái độ hỗn láo của
con mình.

- Yêu cầu con xin lỗi mẹ
một cách chân thành.

- Biết GD con một cách
nghiêm khắc, có tình có lí
và rất tế nhị
? Nhận xét giọng điệu trong thư của người cha -> Hết lòng thương yêu vợ
qua các cụm từ: En-ri-cô của bố ạ, En-ri-cô con và quí trọng tình cảm
này,En-ri-cô à... ? Tác dụng ?
gia đình.
- Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, khiến lời dạy của
người cha mặc dù rất nghiêm khắc nhưng lại
dần dần thấm sâu vào hồn đứa con .
2, Nhân vật người mẹ
GV: Để GD con, người cha đã khơi dậy trong
con hình ảnh người mẹ cách đây mấy năm ntn
->tìm hiểu tiếp
? Trong truyện có những hình ảnh, chi tiết nào
nói về người mẹ?
- Thức suốt đêm chông chừng hơi thở của con
14

- Quằn quại, lo sợ, khóc khi nghĩ có thể mất
con
- Sẵn sàng bỏ 1 năm hạnh phúc để tránh cho
con 1 giờ đau đớn
- Có thể đi ăn xin để nuôi con
- Có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con
? Từ việc làm đó cho ta mẹ của En là ng ntn?
- Hết lòng thương con và
sẵn sàng hi sinh vì con.
GV: Mặc dù không trực tiếp xuất hiện nhưng
qua bức thư của người ta ta thấy được sự hi
sinh lớn lao cuả người mẹ không có gì đánh
đổi được, là sự hi sinh vô giá, là biểu hiện thật
chân thành và cao cả của mẹ dành cho con.
Đáng xấu hổ biết bao khi con đã phụ công lao
của mẹ. Và thật đau lòng hơn nếu một ngày
nào đó con mất mẹ - đó là ngày buồn thảm nhất
cuộc đời con
? Theo em sự hỗn láo của En-ri-cô có tác động
đến mẹ ntn? Mẹ có sẵn sàng tha thứ nếu En ăn
năn xám hối không?
GV:- nếu điều đó khiến bố đau đớn như một
nhát dao đâm vào tim thì chắc người mẹ sẽ
cảm thấy đau gấp trăm ngàn lần vì sự hỗn láo
này của con.
- Chắc chắn mẹ sẽ tha lỗi vì trong trái tim mẹ
chỉ có tình yêu thương con vì thế mà mẹ luôn
là người bao dung, độ lượng.
3, Nhân vật En-ri-cô
- Rất xúc động khi đọc thư
? Khi đọc thư bố và ghi lại những trang nhật kí bố.Vô cùng hối hận và
này, En có tâm trạng ntn?
quyết tâm sửa chữa lỗi
- Vô cùng xúc động
lầm.
? Vì sao En lại xúc động như vậy?
a, Bố gợi lại những kỉ nệm về mẹ
b, Sợ bố
c, Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố
d, Lời bố chân thành và sâu sắc
e, En thấy xấu hổ
? Em hãy nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của
truyện?

III/ Tổng kết
1. Nghệ thuật: Sáng tạo nên
hoàn cảnh xảy ra câu
chuyện: En- ri -cô mắc lỗi
15

? Qua văn bản em rút ra được bài học gì?

HS đọc ghi nhớ .

với mẹ.
- Lồng câu chuyện trong bức
thư ……
- Lựa chọn hình thức biểu
cảm trực tiếp, có ý nghĩa
giáo dục, thể hiện thái độ
nghiêm khắc của người cha
đối với con.
2.Nội dung: Vai trò của
người mẹ vô cùng quan
trọng trong gia đình .
- Tình yêu thương, kính
trọng cha mẹ là tình cảm
thiêng liêng nhất đối với mỗi
con người.
*. Ghi nhớ: ( SGK -tr12)

- Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 3: Luyện tập
-Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức của bài và vận dụng làm bài tập.
-Phương pháp:vấn đáp
-Thời gian: 4’
Bài tập 2: Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ phiền lòng? Tâm trạng của
em trong hoàn cảnh đó.
- Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết đã học vào trong cuộc sống
- PP: Tự luận.
- Kĩ thuật: Động não.
- TG: làm ở nhà
? Em sẽ ứng xử ntn khi làm bố mẹ buồn?
- Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Mở rộng và nâng cao
- Mục tiêu: HS biết tìm tòi những kiến thức có liên quan đến nội dung bài học để
giải quyết vấn đề
- PP: tự luận
- Kĩ thuật: Động não.
- TG: Làm ở nhà
? Bố mẹ thường hành động ntn khi em làm họ buồn?
- Điều chỉnh, bổ sung:
4, Củng cố: 5’
BÀI TẬP CỦNG CỐ SAU TIẾT HỌC
Phần 1 Trắc nghiệm
1. Tác giả của đoạn trích “Mẹ tôi” là ai?
A. E. A-mi-xi
B. Lép tôn- xtoi
16