Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài lớp 7: Những câu hát than thân

108e8b6616f1ea546d90cb95b59c1a08
Gửi bởi: đề thi thử 18 tháng 7 2016 lúc 20:11:54 | Được cập nhật: hôm kia lúc 8:43:18 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 2331 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Soạn bài: Những câu hát than thânNHỮNG CÂU HÁT THAN THÂNI. VỀ THỂ LOẠI(Xem bài Những câu hát về tình cảm gia đình).II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Người xưa hay mượn con cò để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là convật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩmchất và thân phận của người nông dân. Ví dụ: Con cò mà đi ăn đêm.Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...2. Trong bài 1, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mìnhlận đận giữa nước non, hình ảnh lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn,nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài: bấy nay chứ khôngphải ngày một ngày hai. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác,ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mìnhnó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấntượng. Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bấtcông. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn làm cho thân cò thêm lận đận, thêmgầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.3. Cụm từ thương thay là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Trong bài này,thương thay được lặp lại lần. nghĩa của sự lặp lại là: Mỗi lần là một lần thương mộtcon vật, một cảnh ngộ. Bốn lần thương thay, bốn con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau, nhưnglại cùng chung với thân phận người lao động; Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộcsống khổ sở nhiều bề của người lao động; Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau,làm cho bài ca phát triển.4. Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bàica dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác;thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn;thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tươnglai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thởđến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bềDoc24.vncủa thân phận người lao động.5. Sưu tầm thêm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”, rồi giải thích nhữngbài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệthuật?Gợi ý:- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng càyThân em như hạt mưa ràoHạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoaThân em như trái bần trôiGió dập sóng dồi biết tấp vào đâuThân em như miếng cau khôKẻ thanh tham mỏng, người thô tham dàyThân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụnữ trong xã hội xưa.- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), cáccâu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời,những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).6. Đọc câu ca, có thể thấy hình ảnh so sánh có những nét đặc biệt:- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập củagió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong đượcdạt, được tấp vào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữtrong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thểtự quyết định được số phận của mình.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNGDoc24.vn1. Cách đọcNgoài cách đọc chung của thể ca dao đã nói trong những bài trước, cần chú thêm mộtsố điểm sau:- Nhóm những câu hát than thân đây gồm ba bài ca dao. Kết thúc mỗi bài cần ngừnggiọng đọc để phân biệt.- Lên giọng câu hỏi tu từ (bài 1) để diễn tả sắc thái băn khoăn, đau đớn của những conngười không tìm thấy lối thoát cho số phận của mình.- Nhấn mạnh điệp từ "Thương thay" mở đầu các dòng sáu (bài 2) để diễn tả nỗi cảmthương đối với những con người bé nhỏ, thua thiệt đó.2. Những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao đã học:- Về nội dung: Cả ba bài ca dao đều là những câu hát than thân của con người trong xã hội xưa.+ Tuy nhiên, mỗi bài vẫn có ít nhiều hàm mang tính chất phản kháng (hướng đến cácthế lực chà đạp con người).- Về nghệ thuật:+ Thể thơ mà cả ba bài đã sử dụng là thể thơ lục bát với âm điệu than thân đầy thươngcảm.+ Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và câu hỏi tu từ.Doc24.vnTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.