Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài lớp 6: Kể chuyện tưởng tượng

53287b59f3cd347657f9c61c6c582483
Gửi bởi: Lời Giải Hay 26 tháng 8 2016 lúc 20:48:23 | Được cập nhật: hôm kia lúc 6:28:32 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1817 | Lượt Download: 3 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượngKỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNGI. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Kể chuyện tưởng tượng là gì?a) Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết những gì đượctưởng tượng trong câu chuyện này?Gợi ý:- Tóm tắt câu chuyện: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai tị với lão Miệng rằng lãochẳng làm gì mà lại được ăn ngon. Họ quyết định không làm gì nữa, để lão Miệng khôngcó gì ăn cả. Qua ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Đến ngày thứ bảy, không thể chịuđược nữa, Chân, Tay, Tai, Mắt mới vỡ lẽ ra là lão Miệng có ăn thì chúng mới khoẻ khoắnđược. Cuối cùng, chúng cho lão Miệng ăn và cả bọn lại sống với nhau gắn bó, hoà thuậnnhư xưa.- Từ các bộ phận của cơ thể, người ta tưởng tượng thành những nhân vật có tên riêng, biếtđi lại, nói năng như những con người hoàn chỉnh, có nhà ở. Câu chuyện tị nạnh giữaChân, Tay, Tai, Mắt với Miệng cũng không thể có thật.b) Hư cấu, tưởng tượng chỉ có giá trị khi nó nhằm thể hiện điều gì đó có nghĩa đối vớicuộc sống thực, làm rõ sự thật nào đó của cuộc sống con người. Em hãy chỉ ra điều nàytrong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.Gợi ý: Từ câu chuyện bịa đặt, tưởng tượng dựa trên sự thực các bộ phận trong cơ thể làmột thể thống nhất, tất cả các bộ phận đều liên quan, phụ thuộc lẫn nhau, người ta muốnkhẳng định rằng: trong cuộc sống, con người phải nương tựa lẫn nhau, không thể sống màtách rời với những người khác.c) Như vậy, kể chuyện tưởng tượng là dựa trên một phần sự việc có thật, có nghĩa nàođó người kể dùng trí tưởng tượng của mình sáng tạo ra câu chuyện mới mẻ, không cóthực nhưng hợp lí, thú vị, có nghĩa đối với cuộc sống.Nhìn chung, kể chuyện bao giờ cũng cần đến trí tưởng tượng. Tuy nhiên, tuỳ theo từngchủ đề cụ thể, với dụng cụ thể mà tưởng tượng, hư cấu được sử dụng với mức độ khácnhau.2. Cách kể một câu chuyện tưởng tượnga) Đọc truyện Sáu con gia súc so bì công lao và cho biết:Doc24.vn- Người ta đã tưởng tượng những gì trong truyện này?- Dựa trên cơ sở sự thật nào để tưởng tượng?- Tưởng tượng như vậy để làm gì?Gợi ý:- Yếu tố tưởng tượng: sáu con gia súc nói được tiếng người, chúng kể công và kể khổ.- Câu chuyện tưởng tượng dựa trên sự thực: đặc điểm riêng về cuộc sống, hoạt động củamỗi giống gia súc.- Câu chuyện tưởng tượng về sự so bì của các giống gia súc nhằm: khẳng định về ích lợiriêng của mỗi giống gia súc đối với cuộc sống con người; ngầm khuyên răn con ngườikhông nên cho mình là quan trọng hơn người khác, trong cuộc sống mỗi người mỗi việc,không nên so bì.b) Các truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, Sáu con gia súc so bì công lao, Giấc mơ tròchuyện với Lang Liêu có bố cục như thế nào, có giống với một bài tự sự thông thườngkhông?c) Như vậy, kể chuyện tưởng tượng, người kể một mặt vẫn phải đảm bảo bố cục ba phầncủa một bài văn tự sự; mặt khác, dựa trên một phần sự thực nhất định nào đó, phát huy trítưởng tượng để sáng tạo ra nhân vật, sự việc, câu chuyện không có thực nhằm hấp dẫnngười đọc (người nghe), thể hiện nghĩa nào đó đối với con người trong đời sống thực.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Đọc bài Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu và thực hiện yêu cầu sau:a) Tóm tắt những sự việc chính của bài văn;b) Tác giả đã tưởng tượng ra những gì trong bài văn này?c) Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?2. Tham khảo một số đề văn, lập dàn cho một đề tuỳ chọn.Lưu ý:- Bố cục của bài văn: bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài)- Tưởng tượng ra các nhân vật.- Tưởng tượng ra câu chuyện: các sự việc, diễn biến các sự việc, kết quả.- Chủ đề của câu chuyện mà mình tưởng tượng: nhằm khẳng định điều gì, phê phán điềugì, ca ngợi ai, cái gì?Doc24.vn- Yêu cầu chung: mặc dù có thể phát huy tối đa khả năng tưởng tượng nhưng vẫn phảiđảm bảo sự hợp lí, chẳng hạn: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn thì không thể biết nói tiếngngười (người kể đã tưởng tượng ra) nhưng rõ ràng mỗi con vật đã thể hiện đúng đặc điểmthực của chúng như chúng ta vẫn thấy hàng ngày (ví dụ đặc điểm cuộc sống của trâu:Sớm tinh mơ đã bị gọi dậy đi cày, đi bừa, ách khoác lên vai, dây chão sâu đằng mũi,...)3. Tham khảo bài viết sau:Đề bài: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và tô. Chúng cãinhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tưởng và kể lại cuộc cãi nhau đó.Bài làmTrong nhà tôi có ba phương tiện giao thông là bác tô, chú xe máy và anh xe đạp. Mộthôm, trời nóng bức, tôi leo lên người bác tô mở tung hết cánh cửa xe ra để nằm chomát. Tôi chợt nghe thấy có tiếng rên rỉ của bác tô: "Kít! Kít! Đau quá! Đau quá!".Nghe thấy tiếng bác tô rên rỉ, anh xe đạp bên cạnh thì thầm với chú xe máy:- Bác tô sướng thật, suốt ngày nằm nhà, chẳng vất vả gì. Thỉnh thoảng, nhà chủ phảiđi bốc hàng thì mới phải đi còn những ngày thường thì được tắm rửa sạch sẽ, có khi cònđược mua quần áo mới cho nữa. Chẳng bù cho tôi, tôi là người khổ nhất, người tôi gầygò, ốm yếu nhất trong ba người, thế mà ngày nào cũng phải cùng ông chủ tập thể dục vàobuổi chiều, ngày nào cũng phải đi bốn, năm cây số chứ ít gì đâu. Chân tay tôi lúc nàocũng ra rời. Có lần chân tay còn bị chảy máu vì dẫm phải đinh hay vấp hòn đá nhọn giữađường, ông chủ phải mang tôi đi băng bó vết thương cho lành lại. Bác tô mới có thế màđã kêu toáng cả lên.Bác tô nghe thấy nhưng vẫn lờ đi, coi như không có chuyện gì cả. Được thể, chú xemáy lên tiếng:- Ừ, chẳng bù cho tôi suốt ngày phải làm việc, luôn chân luôn tay, chẳng mấy khi đượcnghỉ ngơi. Buổi sáng thì chở cô chủ đến trường, trưa về lại cùng bà chủ ra chợ, đến chiềubà chủ lại bắt mang hàng đi cất. Đợt vừa rồi, chắc làm việc quá sức nên tôi bị ốm, ôngchủ bà chủ không mang hàng đi cất được, buộc phải chờ tôi khoẻ hẳn. Tuy tôi to hơn anhthật đấy nhưng lại phải làm việc nặng hơn, nhiều hơn. Trong số chúng ta, tôi mới là ngườikhổ nhất.Bác tô nghe thấy hết, không chịu được nữa, định cho mỗi người một cái bạt tai nhưngmay là bác ấy trấn tĩnh lại được, chứ không thì... Bác nghĩ mình là người có tuổi, khôngnên làm như vậy, chi bằng giải thích để mọi người hiểu. Bác tô cất giọng từ tốn vànghiêm khắc nói:Doc24.vn- Các anh vừa nói gì với nhau tôi đều đã nghe thấy cả. Nhưng tôi thắc mắc là, chẳng hiểucác nhà nghiên cứu đã phát minh ra chúng ta làm gì cơ chứ? Họ bỏ công sức và tiền củalàm ra chúng ta là để làm cảnh hay sao? Chẳng nhẽ chúng ta lại là một lũ vô tích sự?Sau những câu hỏi của tô đưa ra, xe đạp và xe máy liếc nhìn nhau, mặt người nào ngườinấy đỏ bừng, không nói được câu nào. Bác tô lại nói tiếp:- Các nhà nghiên cứu phát minh ra chúng ta để phục vụ cho cuộc sống con người, giúpcon người thuận tiện hơn khi đi lại, mua bán, giao tiếp. Còn bản thân tôi, tôi cũng phảilàm việc, thậm chí là những công việc nặng nhọc, nhiều hơn các anh. Mà nào tôi có hérăng kêu ca với ai, thỉnh thoảng có đau mỏi quá thì kêu lên một mình đấy thôi! Phải biếtrằng con người vất vả lắm mới kiếm ra được hạt cơm hạt gạo chứ chẳng ai không dưnglại có mà ăn!Nói xong, bác tô ho lấy ho để. Thấy thế, anh xe đạp và chú xe máy vội chạy lại xoa bópcho bác tô và xin lỗi rối rít.Từ đó họ không còn kêu ca, phàn nàn nữa, ai cũng cố gắng làm việc. (Nguyễn Thị Như Nguyệt)Doc24.vnTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.