Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái

BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. Lý thuyết

1. Môi trường sống của sinh vật

Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của thỏ như: nơi sống, thức ăn, nhiệt độ …. được gọi là môi trường sống của thỏ.

- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. 

- Có 4 loại môi trường sống của sinh vật:

+ Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ …

+ Môi trường trong đất: đất cát, đất sét, đất đá, sỏi … trong đó có sinh vật sống.

+ Môi trường đất – không khí (môi trường trên cạn): đất đồi núi, đất đồng bằng … bầu khí quyển bao quanh trái đất

+ Môi trường sinh vật: động vật, thực vật, con người … là nơi sống cho các sinh vật khác

* Lưu ý: Cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống khi chúng là nơi ở, lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.

Ví dụ: ruột người là môi trường sống của các loài giun, sán …

- Ví dụ về môi trường sống của 1 số sinh vật

STT

Tên sinh vật

Môi trường sống

1

Cây hoa hồng

Trên cạn

2

Cá chép

Dưới nước

3

Sán lá gan

Sinh vật

4

Giun đất

Trong đất

5

Con hổ

Trên cạn

 

2. Các nhân tố sinh thái của môi trường

- Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật

- Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:

+ Nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): không khí, độ ẩm, ánh sáng …

+ Nhân tố sinh thái hữu sinh (sống) được chia thành 2 nhóm:

.) Nhân tố sinh thái con người tách ra 1 nhóm riêng vì có hoạt động khác sinh vật khác. Bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần cải tạo thiên nhiên.

.) Nhân tố sinh thái sinh vật khác: cây xanh, sinh vật kí sinh, cộng sinh …

 - Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng.

+ Ví dụ: ánh sáng mạnh hay yếu, nhiệt độ cao hay thấp …

- Các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng môi trường và thời gian.

+ Ví dụ: mùa hè có thời gian ngày dài hơn đêm, mùa đông ngược lại.

3. Giới hạn sinh thái

- Giới hạn sinh thái là: giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

- Ví dụ: giới hạn sinh thái của cá rô phi Việt Nam đối với nhân tố sinh thái nhiệt độ

 

 

- Các nhân tố sinh thái vô sinh: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ … tác động trực tiếp lên đời sống của sinh vật.

- Các nhân tố sinh thái hữu sinh: vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật … tác động gián tiếp hoặc trực tiếp lên đời sống sinh vật.

- Giới hạn sinh thái ở các loài động vật khác nhau là khác nhau.

+ Ví dụ cá rô phi có giới hạn sinh thái nhiệt độ là 50C – 420C

              Vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn sinh thái nhiệt độ từ 00C – 900C

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tô sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ. thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đât, lượng mưa, Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

Hướng dẫn trả lời:

+ Nhóm nhân tố sinh thái sống: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá.

+ Nhóm nhân tố  sinh thái không sống: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, đô ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thểi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.

Câu 2: Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó.

Hướng dẫn trả lời:

Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ờ dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây), khi chuyển về vườn nhà cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh, độ ẩm trong rừng cao hơn trong vườn, nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ở ngoài rừng...

3. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:

- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00c đến 90°c, trong đó điểm cực thuận là 55°c.

-  Loài xương rống sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0°c đến 56°c, trong đó điểm cực thuận là 32°c.

Hướng dẫn trả lời:

- Giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn

- Giới hạn sinh thái của loài xương rồng

III. Câu hỏi ôn tập

  Câu 1: Giả sử có sinh vật sau : trâu, sán lá gan, cá, giun đất, giun đũa, chim, bọ, hổ, báo, cò, hươu, nai

a. Hãy cho biết môi trường sống của các loài sinh vật kể trên. Từ  đó cho biết môi trường sống là gì ? Có mấy loại môi trường ?

b. Có những nhân tố sinh thái nào tác động đến con trâu ? Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái cho phù hợp ?

Hướng dẫn trả lời :

a. Môi trường sống của các loài sinh vật :

- Trên mặt đất - không khí : hươu, nai, trâu, hổ, báo, chim, cò

- Môi trường sinh vật :

  + Da trâu, da báo, da hổ : bọ

  + Trong cơ quan tiêu hoá của trâu : sán lá gan

  + Trong cơ quan tiêu hoá của người : giun đũa

- Môi trường nước : cá

- Môi trường trong đất : giun đất

Môi trường sống là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.

Có 4 loại môi trường :

- Môi trường trong đất

- Môi trường nước

- Môi trường trên mặt đất - không khí

- Môi trường sinh vật

b. Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến con trâu

Đất, ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước, cỏ, người, hổ, báo, bọ, sán lá gan, chim....

Các nhân tố sinh thái trên bao gồm 3 nhóm :

- Nhân tố vô sinh : ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước, đất....

- Nhân tố hữu sinh : cỏ, bọ, sán lá gan, chim, hổ, báo

- Nhân tố con người

 Câu 2: Giới hạn sinh thái là gì ?

Vẽ sơ đồ giới hạn về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam. Biết rằng cá rô phi Việt Nam có giới hạn nhiệt độ từ \(5^oC\) đến \(42^oC\), trong đó điểm cực thuận là \(30^oC\)

Hướng dẫn trả lời: 

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định

- Sơ đồ sinh thái của cá rô phi ở Việt Nam:

 

Câu 3: Nhân tố sinh thái là gì ? Các nhân tố sinh thái được chia thành mấy nhóm ? Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau đây theo từng nhóm nhân tố sinh thái sao cho phù hợp : Khí hậu, cạnh tranh, kí sinh, thổ nhưỡng, lượng mưa, chăn nuôi, khai thác, nước biển, trồng trọt, cộng sinh, lai giống, hội sinh ?

Hướng dẫn trả lời :

 * Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật

* Có hai nhóm nhân tố sinh thái : nhóm nhân tố hữu sinh (con người và các sinh vật khác) và nhóm nhân tố vô sinh

* Sắp xếp theo từng nhóm nhân tố sinh thái :

- Nhóm nhân tố vô sinh : khí hậu, thổ nhưỡng, lượng mưa, nước biển

- Nhóm nhân tố hữu sinh :

  + Nhân tố các sinh vật khác : cạnh tranh, hội sinh, kí sinh, cộng sinh

  + Nhân tố con người : chăn nuôi, khai thác, trồng trọt, lai giống

Bài tập

Có thể bạn quan tâm