Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng

BÀI 25: TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG

I. Lý thuyết

1. Tiêu hóa ở khoang miệng

- Cấu tạo khoang miệng

- Các cơ quan tiêu hóa trong khoang miệng:

+ Răng: nghiền nhỏ thức ăn

+ Lưỡi: đảo trộn thức ăn

+ Tuyến nước bọt: tiết nước bọt

- Các hoạt động khi thức ăn được đưa vào trong khoang miệng: tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt, tạo viên thức ăn

+ Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

- Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt

- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo

2. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

Quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản diễn ra như sau:

- Khi viên thức ăn được tạo ra và thu gọn trên mặt lưỡi thì phản xạ nuốt bắt đầu. 

- Đầu tiên lưỡi nâng cao lên viên thức ăn chạm vòm họng \(\rightarrow\) hơi rụt lại một chút để viên thức ăn được chuyển xuống họng vào thực quản

- Khi nuốt, lúc lưỡi nâng lên đồng thời kéo nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản (tránh thức ăn không lọt vào đường hô hấp), khẩu cái miệng nâng lên đóng kín 2 lỗ thông lên mũi.

- Khi thức ăn lọt vào thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày.

* Kết luận: 

Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ họa động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Thực chất biến đổi lí hóa của thức ăn trong khoang miệng là gì ?

Hướng dẫn trả lời :

Thực chất biến đổi lí hóa của thức ăn trong khoang miệng là sự cắt nhỏ, nghiền cho mềm nhuyễn và đảo trộn cho thức ăn thấm đẫm nước bọt.

 Câu 2: Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ " Nhai kĩ no lâu"

Hướng dẫn trả lời:

Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phần tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.

Câu 3: Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ?

Hướng dẫn trả lời:

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp là : gluxit, lipit, protein

Câu 4: Khi ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Khi ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này được biến đổi trong khoang miệng bao gồm :

- Cháo : (thành phần chủ yếu là tinh bột) thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phaai giải thành đường mantôzơ

- Sữa : thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học của sữa không diễn ra trong khoang miệng do thành phần hóa học của sữa chủ yếu là protein

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm