Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 1 (SGK trang 59)

Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành do:

A. hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.

B. mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron.

C. mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.

D. Na – e  -> Na+; Cl   + e  -> Cl-   ; Na+    + Cl-   -> NaCl.

Hướng dẫn giải

D

Bài 2 (SGK trang 59)

Muối ăn ở thể rắn là:

A. Các phân tử NaCl.

B. Các ion  Na+ và  Cl-.

C. Các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn trên mỗi đỉnh.

D. Các tinh thể hình lập phương : các ion Na và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn thành từng phân tử riêng rẽ.

Hướng dẫn giải

Đáp án : C

Bài 3 (SGK trang 60)

a) Viết cấu hình electron của cation liti (Li+) và anion oxit (O2-)

b) Những điện tích ở ion Li+ , O2- do đâu mà có ?

c) Nguyên tử khí hiếm nào có cấu hình electron giống Li+ và nguyên tử khí hiếm có cấu hình  electron giống O2-

d) Vì sao 1 nguyên tử oxi kết hợp được với 2 nguyên tử liti ?



Hướng dẫn giải

a) Cấu hình electron của cation liti (Li+) là 1s2 và anion oxit (O2-) là 1s2s2p

b) Điện tích ở (Li+) do mất 1e mà có, điện tích ở (O2-) do nhận thêm 2e mà có

c) Nguyên tử khí hiếm He có cấu hình giống Li+

Nguyên tử khí hiếm Ne có cấu hình giống O2-

d) Vì mỗi nguyên tử liti chỉ có thể nhường 1e, mà một nguyên tử oxi thu được 2e.

2Li -> 2(Li+) + 2e;

O + 2e -> O2-

2Li+ + O2- -> Li2O

 

Bài 4 (SGK trang 60)

Xác định số proton, nơtron, electron trong các nguyên tử oxi thu 2e.

\(\begin{gathered}
a)\,{}_1^2{H^ + },{}_{18}^{40}Ar,{}_{17}^{35}C{l^ - },{}_{26}^{56}F{e^{2 + }} \hfill \\
b){}_{20}^{40}C{a^{2 + }},{}_{16}^{32}{S^{2 - }},{}_{13}^{27}A{l^{3 + }} \hfill \\ 
\end{gathered} \)

Số proton, nơtron, electron trong các nguyên tử và ion sau:

Hướng dẫn giải

số p= số nguyên tử Z

số n = A - Z

a)

\({}_1^2{H^ + }\)  có số p: 1 ; số e: 0; số n: 1

\({}_{18}^{40}Ar\)  có số p: 18; số e: 18; số n: 22

\({}_{17}^{35}C{l^ - }\)  có số p: 17; số e: 18; số n: 18

\({}_{26}^{56}F{e^{2 + }}\) có số p: 26; số e: 24; số n: 30

b)

\({}_{20}^{40}C{a^{2 + }}\) có số p: 20; số e: 18; số n: 20

\({}_{16}^{32}{S^{2 - }}\) có số p: 16; số e: 18; số n: 16

\({}_{13}^{27}A{l^{3 + }}\) có số p: 13; số e: 10; số n: 14 

Bài 5 (SGK trang 60)

So sánh số electron trong các cation sau : Na+, Mg2+, Al3+

Hướng dẫn giải

Các ion Na+, Mg2+, Al3+ đều có 10 electron.
 

Bài 6 (SGK trang 60)

Trong các hợp chất sau đây, chất nào chứa ion đa nguyên tử, kể tên các ion đa nguyên tử đó:

a) H3PO4                         b)  NH4NO3                          c)   KCl

d) K2SO4                    e)  NH4Cl                            f) Ca(OH)2

Hướng dẫn giải

Các ion đa nguyên tử như sau;

 

H3PO4

NH4NO3

K2SO4

NH4Cl

Ca(OH)2

Ion đa nguyên tử

anion

 

Tên gọi

Anion photphat

Cation amoni

Anion nitrat

Anion sunfat

Cation amoni

Anion hidroxit

 

Có thể bạn quan tâm