Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 13 : Môi trường đới ôn hòa

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 1 (SGK trang 45)

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải

Tính chất trung gian của khí hậu và sự thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào ?
Trả lời:
Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh.
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió
Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

Câu C1 (SGK trang 42)

Phân tích bảng số liệu dưới đây để thấy tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hoà.

   Đới                 Địa điểm

           Nhiệt độ 

       trung bình năm

       Lượng mưa 

     trung bình năm

Đới lạnh

Đới ôn hoà

Đới nóng

Ac-khan-ghen (65oB)

Côn (51oB)

TP.Hồ Chí Minh (10o47'B)

             -1oC

             10oC

             27oC

            539 mm

            676 mm

           1931 mm

 

Hướng dẫn giải

Trả lời:

- Về vị trí: đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh.

- Về nhiệt độ trung bình năm: không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh.

- Về lượng mưa trung bình năm: không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh.

Câu C2 (SGK trang 43)

Quan sát hình 13.1, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hoà.

Hướng dẫn giải

Trả lời:
Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ờ đới ôn hòa là khối khí và dòng biển. Đây là nơi giao thoa của khối khí nóng và khối khí lạnh. Khi những đợt khí lạnh tràn xuống sẽ làm cho thời tiết thay đổi đột ngột : nhiệt độ giảm xuống dưới 0°C, tuyết rơi, gió mạnh. Nhưng nếu có đợt không khí nóng lên thì nhiệt độ có thể tăng lên đột ngột.
Vùng phía Tây của châu Âu trở lên ấm và ẩm hơn so với khu vực trong lục địa là do ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Câu C3 (SGK trang 45)

Quan sát hình 13.1:

- Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hoà.

- Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hoà.

Hướng dẫn giải

Trả lời:
- Các kiểu môi trường đới ôn hoà:
+ Môi trường ôn đới hải dương.
+ Môi trường ôn đới lục địa.
+ Môi trường địa trung hải.
+ Môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm.
+ Môi trường hoang mạc ôn đới.
- Dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đã làm cho bờ Tây lục địa của đới ôn hoà mang tính chất ôn đới hải dương: mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới không còn nữa nên mùa đông lạnh, có tuyết rơi, mùa hạ nóng.

Bài 2 (SGK trang 45)

Trình bày sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà.

Hướng dẫn giải

Môi trường đới ôn hoà có sự phân hoá theo không gian và thời gian.
- Thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đông
- Sự phân hoá theo không gian thể hiện ở sự thay đổi của thực vật, khí hậu, cảnh quan từ tây sang đông, từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao.
Ví dụ : Từ tây sang đông, thực vật từ rừng lá rộng —> rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim ; khí hậu thay đổi từ ôn đới hải dương sang ôn đới lục địa.
ở vĩ độ cao. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.
Ờ gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu đông,...

Có thể bạn quan tâm