Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 27 : Lớp vỏ sinh vật - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên Trái đất.

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 1 (SGK trang 82)

Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.

Hướng dẫn giải

Con người có vai trò làm tăng hoặc giảm độ phì của đất tùy thuộc vào các hoạt động canh tác trên đất:
- Khai thác, sử dụng phân bón hóa học không hợp lý, thuốc trừ sâu, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ làm cho đất trở nên kém phì nhiêu.
- Bón phân cho đất, khai thác đất hợp lý, cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn giúp độ phì trong đất được tăng lên.

Bài 2 (SGK trang 82)

Taị sao lại nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?

Hướng dẫn giải

Sự phân bố các loại thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loại động vật (vì có động vật ăn thực vật mới có động vật ăn thịt). Bởi vậy, chúng ta thấy động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt sẽ cùng sống trong một môi trường thực vật nhất định.

Bài 3 (SGK trang 82)

Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?

Hướng dẫn giải

Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

Câu C3 (SGK trang 82)

- Hãy kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết.

- Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và các loài động vật.

Hướng dẫn giải

- Một số động vật ngủ đông là: rắn, gấu, ...

Một số động vật di cư: nhạn, én, hồng hạc,...

- Trên các đồng cỏ nhiệt đới, do thực vật hoà thảo (cỏ) rất phong phú, nên có nhiều loài động vật ăn cỏ sinh sống như: voi, sơn dương đầu bò, ngựa vằn, linh dương, bò... chính những động vật ăn cỏ này lại là mồi của các động vật ăn thịt như: sư tử, báo, linh miêu, chim ăn xác chết...

Câu C4 (SGK trang 82)

Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật quý hiếm, hoang dã trong rừng cũng bị diệt vong?

Hướng dẫn giải

Khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong, vì:

- Nguồn thức ăn cạn kiệt

- Mất nơi cư trú.

- Khí hậu thay đổi.



Câu C1 (SGK trang 81)

Hãy quan sát các hình 67, 68 và cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao như vậy?

Hướng dẫn giải

- Quan sát hình 67 (rừng mưa nhiệt đới), ta thấy: rừng rậm với nhiều loài cây chen chúc, mọc thành nhiều tầng. Nguyên nhân là do có khí hậu nóng, ẩm quanh năm.

- Quan sát hình 67 (hoang mạc nhiệt đới), ta thấy: thực vật cằn cỗi, thưa thớt, lác đác chỉ có một vài cây xương rồng và những bụi cỏ gai. Nguyên nhân là do tính chất khí hậu vô cùng khô hạn.

Có thể bạn quan tâm