Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 24 : Biển và đại dương

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 2 (SGK trang 75)

Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất.

Hướng dẫn giải

Thủy triều là do sự kết hợp giữa sự lên xuống của Mặt trăng và sóng biển mà tạo thành. Khi mặt trăng lên dưới sức hút của nó sóng biển tạo thành từng đợt và bạn thường thấy một điều khi ra biển đó là khi sáng sớm ( trăng lặn ) mực nước biển rất thấp nhưng khi chiều đến ( tràn mọc ) thì nước biển dâng lên rất cao cùng với những đợt sóng lớn...bạn có thể hiểu đây là cách giải thích đơn giản nhất của hiện tượng thủy triều

Bài 3 (SGK trang 75)

Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?

Hướng dẫn giải

Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
Dòng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .
Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.

Bài 1 (SGK trang 75)

Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Hướng dẫn giải

Độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố:
- Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
- Lượng bay hơi nước.
- Nhiệt độ môi trường không khí.
- Lượng mưa.
- Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
- Số lượng nước sông đổ ra biển.

Câu C1 (SGK trang 74)

Quan sát các hình 62, 63, nhận xét sự thay đổi của ngấn nước biển ở ven bờ.

   

Hướng dẫn giải

 

- Ngấn nước biển ở hình 62 SGK ở ngoài xa bờ, phía ngoài mô đất. Ở hình 63 SGK, ngấn nước biển đã vào sâu trong bờ, làm ngập cả mô đất. Sự thay đổi mức ngấn nước biển này chứng tỏ mức thuỷ triều thay đổi lên xuống.

Có thể bạn quan tâm