Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phong cách Hồ Chí Minh

2cdc00c482fd79d63f72390fea0d4b7f
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 16:42:51 | Được cập nhật: 28 tháng 4 lúc 1:15:49 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 287 | Lượt Download: 0 | File size: 0.233364 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH GIÁO VIÊN: NGUYỄN PHI HÙNG ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1.Vì sao nói văn bản Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) là một văn bản nhật dụng? - Vì văn bản đề cập đến vấn đề bức thiết trong cuộc sống hiện tại: vấn đề chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Câu 2. Giải nghĩa từ "phong cách" trong nhan đề Phong cách Hồ Chí Minh. Qua văn bản, em thấy phong cách Hồ Chí Minh có điểm gì đặc biệt? - Phong cách có nghĩa là những nét riêng, nét đặc trưng về cung cách làm việc, sinh hoạt, xử sự ... của mỗi người. - Trong nhan đề Phong cách Hồ Chí Minh, từ "phong cách" được hiểu là phong cách văn hoá, là cách sinh hoạt, ứng xử, tiếp thu văn hoá nhân loại và giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc. - Phong cách Hồ Chí Minh có nét đặc biệt: có sự hoà quyện giữa hiện đại và truyền thống, phương Đông và phương Tây, cái khiêm tốn, giản dị và thanh cao. Câu 3. Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra cội nguồn của vẻ đẹp và bản lĩnh văn hoá trong phong cách của Hồ Chí Minh. Cội nguồn ấy là gì? - Cội nguồn vẻ đẹp và bản lĩnh văn hoá trong phong cách của Hồ Chí Minh là "cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được". Vốn văn hoá dân tộc sâu dày, chắc chắn, tình yêu nước, thương dân tha thiết là nền tảng cho sự tiếp thu các giá trị văn hoá thế giới, thời đại. Xét cho đến cùng, ở Người, ta vẫn nhận ra "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông". Câu 4. Trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã nhiều lần so sánh, liên tưởng phong cách sống của Bác với nhiều nhiều nhân vật từ cổ chí kim, từ đông sang tây. Đó là những hình ảnh so sánh, liên tưởng nào? Nêu tác dụng của việc so sánh, liên tưởng ấy. - Các hình ảnh so sánh, liên tưởng: các vị lãnh tụ trên thế giới, một vị tiên, một con người siêu phàm, các chiến sĩ Trường Sơn, một vị tổng thống, một vị vua hiền, các vị hiền triết, các vị danh nho. - Tác dụng: khẳng định nét độc đáo, đặc sắc trong phong cách của Bác so với những người khác cùng ở cương vị lãnh đạo quốc gia như Bác (lãnh tụ, vua hiền, tổng thống): vừa mang những vẻ đẹp bình dị (như người chiến sĩ Trường Sơn) lại rất thanh cao (như các vị danh nho, hiền triết); vừa gần gũi, đời thường lại vừa vĩ đại, phi thường (vị tiên, người siêu phàm). Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Câu 5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về phong cách sống của chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà). - Tái hiện đối tượng: + Đặc điểm khái quát và cội nguồn tạo nên phong cách Hồ Chí Minh + Các biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh - Cảm nhận về đối tượng: rất đáng kính trọng, khâm phục và noi theo. Câu 6. Từ tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn văn hoá truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng một số bạn trẻ hiện nay mải mê chạy theo những trào lưu thời thượng trong thời trang, trong âm nhạc, ... - Giới thiệu vấn đề: Đất nước đang phát triển, quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hoá với các quốc gia trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang mải mê chạy theo những trào lưu thời thượng mà lãng quên cội nguồn, bản sắc văn hoá dân tộc. - Bình luận, chứng minh + Biểu hiện và thực trạng tuổi trẻ lãng quên cội nguồn văn hoá dân tộc, chạy theo những trào lưu thời thương. + Hậu quả của hiện tượng (với bản thân mỗi bạn trẻ, với dân tộc) + Nguyên nhân và giải pháp khắc phục - Bài học rút ra cho bản thân. Câu 7. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, phương đông và phương tây ở Hồ Chủ Tịch không chỉ được thể hiện ở trong phong cách, lối sống mà còn được thể hiện trong thơ ca của Bác. Em hãy chọn một bài thơ của Bác mà mình đã học/đã đọc và chỉ ra sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa các yếu tố cổ điển và hiện đại trong bài thơ đó. - Học sinh có thể chọn một trong số các bài thơ của Bác đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó) hoặc một bài thơ của Bác mà mình đã đọc để chứng minh thơ Bác có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển (trong cảm hứng, trong tứ thơ, trong hình tượng nghệ thuật, trong ngôn ngữ, trong thể loại ...) và yếu tố hiện đại (trong sự vận động của hình tượng, sự vận động của nội dung, cảm xúc ...) Câu 8. Cho đoạn văn bản Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. (trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà) a. - Các từ cùng trường từ vựng với từ "đơn sơ": mộc mạc, giản dị, đạm bạc, cầu kì, thô sơ. - Các từ cùng trường từ vựng với từ "cổ tích": cung điện, thần thoại, vị tiên, siêu phàm, thần kì. - Ý nghĩa của việc sử dụng đan xen các trường từ vựng ấy trong đoạn văn: cho thấy hình ảnh Bác, lối sống và phong cách của Bác vừa có nét gần gũi, giản dị, đời thường vừa đẹp đẽ, tuyệt vời như trong những câu chuyện cổ. b. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Để làm sáng tỏ cho nội dung đó, tác giả đã triển khai trên những luận cứ nào? - Nội dung chính: Phong cách sinh hoạt giản dị mà thanh cao của Bác. - Các luận cứ: Sự giản dị trong việc ở, việc mặc, việc ăn hàng ngày của Bác. c. "Một vật thần kì" được nhắc đến trong đoạn văn trên là gì? Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về đồ vật ấy. - "Một vật thần kì" được nhắc đến trong đoạn văn trên là đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn. - Học sinh viết đoạn văn thuyết minh về đôi dép lốp cao su của các chiến sĩ Trường Sơn những năm đánh Mĩ (xuất xứ, đặc điểm cấu tạo, cách sử dụng, ý nghĩa sử dụng và ý nghĩa biểu tượng ...) d. Viết đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu suy nghĩ của em về vai trò của đức tính giản dị với mỗi người. Học sinh viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bài với các ý chính sau: - Giải thích vấn đề: đức tính giản dị là gì. - Đức tính giản dị có vai trò gì với mỗi người: + Người giản dị thì sao + Người không giản dị (sa hoa, lãng phí) thì thế nào - Bài học rút ra cho bản thân. Giáo viên: Nguyễn Phi Hùng Nguồn Tổng đài tư vấn: 1900 6933 : Hocmai.vn - Trang | 3 -