Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phiếu bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 5

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 7 tháng 10 2020 lúc 14:54:04 | Được cập nhật: hôm qua lúc 18:15:05 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1052 | Lượt Download: 22 | File size: 0.036864 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 5
Bản quyền tài liệu thuộc về Doc24. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục
đích thương mại.
Trường: ………..
………………………………………………………………………..
Họ và tên: ………………………………………………… Lớp: ………………..……
Thời gian: 60 phút
Điểm

Lời phê của giáo viên

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôi
đi nghỉ sớm. Nằm trên giường, trùm chăn lên tận cằm, chúng tôi cùng nhau nói
chuyện phiếm để đợi giấc ngủ.
Trong căn phòng yên lặng, chỉ nghe rõ tiếng tí tách thong thả và đều đều của
chiếc đồng hồ treo trên tường. Nhưng thỉnh thoảng một cơn gió đưa đến văng vẳng
những tiếng ếch nhái kêu ở cánh đồng quê ở chung quanh nhà.
Ngọn đèn hoa kỳ vặn nhỏ để dưới đất, chiếu lên trần và tường nhà những bóng
tối kỳ dị, hơi lung lay. Còn chiếc màn đỏ rộng treo ở giữa nhà thì tối sẫm lại, rủ
những nếp vải mỏng manh và tha thướt. Bên kia chiếc màn ấy, là giường của bà tôi và
chị tôi nằm. Vào hồi nữa đêm, chúng tôi sực thức dậy: gió thổi ào ào trong các lá cây
và đập mạnh các tàu lá chuối, từng luồng chớp loáng qua cửa sổ. Một lát thì mưa rào
đổ xuống mái nhà. Anh tôi bảo:

- Có lẽ là một trận bão to.
(Tiếng chim kêu - Thạch Lam)

1. Đoạn trích trên đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi nào? (0,5 điểm)
3. Tìm các từ láy có trong đoạn trích trên, và phân thành 2 loại (từ láy toàn phần và từ
láy bộ phận) (1 điểm)
4. Em hãy chỉ ra các thành phần chính của câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì (1
điểm)
Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôi
đi nghỉ sớm.
Câu 2: Đoạn thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy phân tích và nêu tác
dụng của biện pháp tu từ đó (3 điểm)
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Câu 3: Hãy viết một bài văn kể về những thay đổi của quê hương em.

Đáp án đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 5
Câu 1:
1. Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất.
3.
- Từ láy toàn phần: đều đều, văng vẳng, ào ào
- Từ láy bộ phận: tối tăm, tí tách, thong thả, lung lay, mỏng manh, tha thướt.
4.
Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp,| hai anh em chúng tôi| đi
TN

CN

nghỉ sớm.
VN

→ Đây là câu đơn.
Câu 2:
- Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh.
- Cụ thể:
+ Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ở hình ảnh “ngôi sao”: ngôi sao vốn là một
vật vô tri vô giác, luôn tồn tại ở ngoài vũ trụ, tuy nhiên do ban ngày ánh sáng của Mặt
Trời đã làm mờ đi các ngôi sao nên ta không nhìn thấy. Tuy nhiên ở đây, tác giả đã

nhân hóa, khiến cho ngôi sao cũng giống như một người, đang thức để làm công việc
của mình trong đêm tối.
+ Sử dụng biện pháp so sánh:
. So sánh không ngang bằng: tác giả so sánh việc không ngủ của mẹ mình
và các ngôi sao, ở đây việc thức khuya làm việc của người mẹ được khẳng
định là ý nghĩa hơn, chẳng gì sánh bằng. Dùng biện pháp so sánh không
ngang bằng giúp làm nổi bật lên sự tần tảo, hi sinh của người mẹ.
. So sánh ngang bằng: so sánh hình ảnh của mẹ với ngọn gió trời mùa hè
mát dịu, giúp con có những giấc ngủ ngon, hình ảnh so sánh thể hiện sâu
sắc sự dịu dàng, săn sóc, yêu thương con cái của người mẹ.
- Công dụng: việc sử dụng các biện pháp tu từ như vậy, giúp cho đoạn thơ trở nên
sống động, hấp dẫn hơn, đồng thời giúp cho hình ảnh thơ trở nên gợi hình, gợi cảm,
khơi gợi trí liện tưởng, tưởng tượng của người đọc.
Câu 3:
Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về quê hương em (ví dụ: Quê hương là nơi mà em được sinh ra
và lớn lên từng ngày. Là mảnh đất với những ý nghĩa thiêng liêng vô cùng với một
con người. Vì vậy, khi trở về thăm quê và được nhìn thấy những đổi mới, phát triển
của quê hương mình em cảm thấy rất vui vẻ và xúc động).
2. Thân bài
(Kể lại những thay đổi của quê hương em trong sự so sánh với trước đây)
- Khung cảnh:
+ Con đường làng (đổ bê tông, mở rộng), những hàng cây xanh mới được
trồng, các hàng hoa dọc lối đi… (trước đây là đường đất, các bụi cây um tùm…)

+ Các ngôi nhà mới xây, hàng rào chắc chắn, sạch sẽ… (trước đây là những
ngôi nhà cũ, hàng rào là cây tre…)
+ Các công trình kiến trúc mới xây (thư viện, trường học, nhà vệ sinh công
cộng, công viên…) trước đây chưa có hoặc khá nhỏ.
+ Phố xá đông đúc người xe qua lại, các khu chợ, cửa hàng, quán xá luôn đông
người ghé thăm.
- Lối sống, sinh hoạt:
+ Mọi người ngoài làm ruộng còn làm nhiều công việc khác như làm thủ công,
làm công nhân…
+ Có các câu lạc bộ cho trẻ em, người cao tuổi vui chơi lành mạnh
+ Cuộc sống mọi người đều tốt hơn, khi nhà ai cũng có xe máy, ti vi, tủ lạnh,
trẻ em đều được đi học, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng được quan tâm sử dụng.
3. Kết bài
- Nêu những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của em về những đổi mới của quê hương.