Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phiếu bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 2

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 7 tháng 10 2020 lúc 14:45:51 | Được cập nhật: 25 tháng 4 lúc 15:43:05 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 764 | Lượt Download: 27 | File size: 0.033792 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 2
Trường: ………..
………………………………………………………………………..
Họ và tên: ………………………………………………… Lớp: ………………..……
Thời gian: 60 phút
Điểm

Lời phê của giáo viên

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi
về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm
như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa
những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông
hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước
mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp
kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai
lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
2. Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
3. Tìm trong đoạn trích trên các từ láy, trong đó chia thành 2 nhóm (từ láy bộ phận và
từ láy toàn phần).
4. Em hãy chỉ ra các hình ảnh so sánh có xuất hiện trong đoạn trích trên.

Câu 2: Câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim” sử dụng biện pháp tu từ nào.
Em hãy phân tích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (3 điểm)
Câu 3: Em hãy kể lại một nét đẹp văn hóa, truyền thống ở quê hương em.
Đáp án đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 2
Câu 1:
1. Đoạn trích được trích từ tác phẩm Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi.
2. Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
3. Đoạn trích có:
- Các từ láy bộ phận: mênh mông, tăm tắp.
- Các từ láy toàn phần: ầm ầm
4. Các hình ảnh so sánh có trong đoạn trích là:
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những
đầu sóng trắng.
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 2:
- Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Cụ thể: Sắt dùng để chỉ một công việc, thử thách to lớn, khó khăn, cứng cáp mà
ta cần phải đối mặt. Kim dùng để chỉ thành phẩm, kết quả, thành công mà ta luôn
muốn hướng đến. Mài dùng để chỉ hành động làm việc, học tập, nghiên cứu, sự cố
gắng, nỗ lực kiên trì bền bỉ không ngừng của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ ản
dụ rằng chỉ cần ta kiên trì, cố gắng, chăm chỉ nỗ lực không ngừng nghie thì chắc
chắn cuối cùng sẽ đạt được thành phẩm như mong muốn.

- Tác dụng của biện pháp tu từ: Giúp cho câu tục ngữ bóng bẩy hơn, gợi hình, gợi
cảm hơn, kích thích sự liên tưởng, tưởng tượng của người nghe. Đồng thời giúp
cho ý nghĩa, bài học cần truyền đạt trở nên đơn giản, dễ nhớ, dễ truyền bá hơn.
Câu 3:
Gợi ý dàn bài kể về lễ hội đua thuyền trên sông mừng ngày Quốc khánh:
1. Mở bài
- Giới thiệu về nét đẹp truyền thống văn hóa em định kể.
(Ví dụ: Ở quê em vào ngày 2 tháng 9 hàng năm đều tổ chức đua thuyền ở trên sông
để thể hiện niềm vui mừng, phấn khởi trong ngày Quốc khánh của đất nước. Thật
vinh dự và may mắn khi năm nào em cùng gia đình cũng đến xem và cổ vũ).
2. Thân bài
- Sự chuẩn bị trước khi lễ hội đua thuyền diễn ra: thường bắt đầu trước khoảng 1
tháng:
+ Các thợ thuyền đem các thuyền đua ra lau dọn, kiểm tra, rồi gia cố thêm
cho chắc chắn, vẽ thêm các họa tiết…
+ Đồng phục đội đua, băng rôn, khẩu hiệu… cũng được thiết kế, chuẩn bị
+ Đội cổ vũ, văn nghệ cũng bắt đầu tập luyện
+ Đội đua thuyền cũng lên lịch tập luyện
→ Tất cả nhộn nhịp chuẩn bị cho một lễ hội lớn của năm.
- Gần đến ngày diễn ra lễ hội đua thuyền:
+ Các chiếc thuyền đã được tân trang xong, luôn trong trặng thái sẵn sàng
xuất trận
+ Đội đua thuyền hăng hái tập luyện liên tục, chuẩn bị thi đấu

+ Ban tổ chức cũng lắp đặt các biển chỉ dẫn, đội cứu hộ, cùng các giải
thưởng
+ Người dân từ khắp nơi đổ về đông đúc, náo nhiệt chờ mong buổi lễ diễn
ra.
→ Không khí vô cùng náo nức, rộng ràng.
- Lễ hội đua thuyền diễn ra:
+ Từ sáng sớm, các đội đua đã cso mặt tại khúc sông xuất phát, chuẩn bị sẵn
sàng. Người dân đến cổ vũ đứng kín hai bên bờ sông từ điểm xuất phát đến điểm
kết thúc, có người xuống đứng cả dưới nước.
+ Khi trọng tài thổi còi tuyên bố bắt đầu cuộc đua, các chiếc thuyền lao vút về
phía trước trong tiếng hò reo, cổ vũ mãnh liệt của người hâm mộ.
+ Trên từng chiếc thuyền, gồm 12 người chèo thuyền là các chàng trai khỏe
mạnh và một người đánh trống. Vừa chèo thuyền vừa hò tạo nên nhịp điệu rộn ràng
trên sông, hòa vào tiếng cổ vũ của mọi người.
+ Các chiếc thuyền thể hiện các kĩ thuật vượt trội khi vượt qua các khúc sông
hẹp, lắt léo mãn nhãn người xem.
+ Gặp khúc sông quá nông, mọi người xuống đẩy thuyền qua rồi mới chèo tiếp,
mỗi khi thuyền đến đoạn này người xem sẽ ùa xuống giúp đội nhà.
+ Gần đến khúc cuối, các chiếc thuyền tăng tốc, bứt phá để về đích.
+ Kết thúc cuộc đua, có đội thắng và có đội thua nhưng mọi người không tỏ ra
khó chịu hay bực bội, mà vẫn ôm nhau cười nói chúc mừng. Bởi đây không chỉ là một
cuộc đua mà là một lễ hội truyền thống của dân làng.
- Kết thúc lễ hội đua thuyền:
+ Ban tổ chức tiến hành trao giải cho các đội đua.

+ Mọi người tổ chức ăn mừng tại các gia đình, nhà văn hóa… để chúc mừng lễ
hội diễn ra thành công và cũng để chúc mừng ngày Quốc khánh của đất nước.
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của em về lễ hội.
- Em mong rằng năm nào cũng được đến xem, và khi lớn lên sẽ trở thành một thành
viên của đội đua thuyền.