Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ÔN THI TN THPT SINH 2021-ĐỀ 9

afa193453fdc1a7bb7e3e891589cc3fa
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 8:54:51 | Được cập nhật: 28 tháng 6 lúc 17:44:02 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 221 | Lượt Download: 1 | File size: 0.282192 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 – MÔN SINH HỌC – ĐỀ 9 Câu 1: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây? A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất llà trong những ngày nắng nóng. B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời. C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. Câu 2: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở nhóm cây nào? A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. Câu 3: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”? A. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie. B. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng. C.Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện. D. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh. Câu 4: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật? A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. C. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi. D. Là hình thức sinh sản phổ biến. Câu 5: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là: A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA Câu 6: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là A. ADN. B. nuclêôxôm. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc. Câu 7: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội Câu 8: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào A. tác động của các tác nhân gây đột biến. B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến. C. tổ hợp gen mang đột biến. D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến. Câu 9: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. Câu 10: Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Tất cả các hiện tương di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. B. Trong sự di truyền, nếu con lai mang tính trạng của mẹ thì đó là di truyền theo dòng mẹ. C. Con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. D. Di truyền tế bào chất còn gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền ngoài nhiễm sắc thể. Câu 11: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Cho P: hạt vàng, nhăn x hạt xanh, trơn được F 1 1hạt vàng, trơn: 1hạt xanh, trơn. Kiểu gen của 2 cây P là A. AAbb x aaBb B. Aabb x aaBb C. AAbb x aaBB D. Aabb x aaBB Câu 12: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2 C. 0,7 ; 0,3 D. 0,2 ; 0,8 Câu 13: Ví dụ nào sau đây thuộc cơ quan tương đồng? A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUỲ PHƯƠNG - TRƯỜNG THPT BẢO LỘC - TỈNH LÂM ĐỒNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 B. mang của loài cá và mang của các loài tôm. C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi. D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. Câu 14: Nhân tố nào sau đây là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá? A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối. Câu 15: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào đại nào? A. cổ sinh B. nguyên sinh C. trung sinh D. tân sinh Câu 16: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). (2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'. (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'. (4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là A. (1) → (4) → (3) → (2). B. (2) → (3) → (1) → (4). C. (1) → (2) → (3) → (4). D. (2) → (1) → (3) → (4). Câu 17: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA; 0,2Aa; 0,7aa. Ở giới đực là 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1 A. Có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. B. Đạt trạng thái cân bằng di truyền. C. Có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%. D. Có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%. Câu 18: Cho các hoạt động của con người sau đây: (1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. (2) Bảo tồn đa dạng sinh học. (3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. (4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (3). D. (3) và (4). Câu 19: Ở người gen A qui định tóc xoăn là trội hoàn toàn so với gen a qui định tóc thẳng. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có tỉ lệ người tóc xoăn là 64%. Kết luận nào sau đây không đúng? A. tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa là 0,48. B. tần số tương đối của alen A là 0,8. C. alen a có tần số cao hơn alen A. D. kiểu gen đồng hợp lặn chiếm 0,36. Câu 20: Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là A. 1/3. B. 1/9. C. 8/9. D. 3/4. Câu 21: Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để: A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. Câu 22: Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa như thế nào? A. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n; tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n. B. Tế bào mẹ, đại bào tử mang, tế bào đối cực đều 2n; tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều n. C. Tế bào mẹ mang 2n; đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n. D. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n; tế bào trứng, nhân cực đều mang n. Câu 23: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào? A. Thức ăn qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. B. Thức ăn qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản, hấp thụ vào máu. C. Thức ăn qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUỲ PHƯƠNG - TRƯỜNG THPT BẢO LỘC - TỈNH LÂM ĐỒNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 D. Thức ăn qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào. Câu 24: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch? A.Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn. B. Vì mao mạch thường ở xa tim. C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn. D. Vì áp lực co bóp của tim giảm. Câu 25: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc A. bổ sung. B. bán bảo toàn. C. bổ sung và bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn. Câu 26: Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd sẽ cho ở thế hệ sau A. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen B. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen C. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen Câu 27: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ, vì nam giới A. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện. B. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. C. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. D. cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện Câu 28: Bệnh phêninkêtô niệu ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào A. hàm lượng phêninalanin có trong máu. B. hàm lượng phêninalanin có trong khẩu phần ăn. C. khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôxin. D. khả năng thích ứng của tế bào thần kinh não. Ab Câu 29: Cho tế bào có kiểu gen , xác định các loại giao tử và tỉ lệ giao tử của tế bào? aB A. AB = ab = 50% B. Ab = aB = 50%, C. Ab = aB = 50%, D. AB = ab = 50% Câu 30: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là A. đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi. B. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá. C. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá. D. đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm Câu 31: Trong điều kiện không xảy ra đột biến, khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng còn các tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp. B. Các cá thể con sinh ra bằng mức sinh sản sinh dưỡng luôn có mức phản ứng khác với cá thể mẹ. C. Các cá thể thuộc cùng một giống thuần chủng có mức phản ứng giống nhau. D. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. Câu 32: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên: A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định. Câu 33: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 11 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 5 cao: 1 thấp. Ab Câu 34: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể (hoán vị gen aB Ab với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ loại kiểu gen được hình thành ở F1. aB A. 16% B. 32% C. 24% D. 51% Câu 35: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen đồng hợp và 1 quả có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là: GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUỲ PHƯƠNG - TRƯỜNG THPT BẢO LỘC - TỈNH LÂM ĐỒNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 A. 3/32 B. 6/27 C. 4/27 D. 1/32 Câu 36: Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là: A. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa. B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. C. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa. D. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa. 0 Câu 37: Một gen dài 5100A thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, mỗi gen con thực hiện phiên mã 2 lần. Trên mỗi bản phiên mã để cho 5riboxom trượt qua không lặp lại. Tìm số a.a môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã trên? A. 39920 B. 39840 C. 29880. D. 29940 Câu 38: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Nếu cho F1 lai với nhau, trong tổng số bí quả tròn xuất hiện ở thế hệ sau, thì số bí quả tròn thuần chủng chiếm tỉ lệ A. 1/3. B. 2/3. C. 1/4. D. 3/8. AB D d AB D Câu 39: Cho ruồi giấm có kiểu gen X X giao phối với ruồi giấm có kiểu gen X Y. Ở đời F1 loại ab ab ab d AB D d kiểu gen X Y chiếm tỉ lệ 4,375 %. Nếu cho ruồi cái X X lai phân tích thì đời con, loại kiểu gen ab ab ab D X Y chiếm tỉ lệ bao nhiêu? ab A. 2,5 % B. 8,75% C. 3, 75% D. 10% Câu 40: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 – III.15 là A. 3/5 B. 29/30 C. 7/15 D. 4/9 …………………Hết………………. GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUỲ PHƯƠNG - TRƯỜNG THPT BẢO LỘC - TỈNH LÂM ĐỒNG