Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ÔN THI TN THPT SINH 2021-ĐỀ 13

d8fa727b86dd177e6cc506fa97e49b1e
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 8:55:43 | Được cập nhật: 2 giờ trước (13:04:09) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 163 | Lượt Download: 0 | File size: 0.296225 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 - MÔN SINH HỌC - ĐỀ 13 Câu 1: Trong điều kiện nào sau đây thì cây sẽ bị héo? A. Lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra B. Lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra. C. Cây không được con người tưới nước. D. Cây không được cung cấp đủ phân bón. Câu 2: Nhóm động vật nào không có sự pha trộn máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim? A. Lưỡng cư, thú. B. Cá xương, chim, thú. C. Lưỡng cư, bò sát, chim. D. Bò sát (trừ cá sấu), chim và thú. Câu 3: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã? A. Ligaza. B. Restrictaza. C. ARN pôlimeraza. D. ADN pôlimeraza. Câu 4: Một gen có tổng số 1200 cặp nucleotit và tổng số 2950 liên kết hidro. Số nu loại mỗi loại của gen là: A. A = T = 650; G = X = 550. B. A = T = 550; G = X = 650. C. A = T = 400; G = X = 600. D. A = T = 600; G = X = 400. Câu 5: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào? A. Đột biến tứ bội. B. Đột biến lặp đoạn. C. Đột biến tam bội. D. Đột biến lệch bội. Câu 6: Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai? A. Hầu hết các đột biến đa bội lẽ đều không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ). B. Thể tam bội có hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào tăng lên gấp 3 lần so với dạng lưỡng bội. C. Thể đột biến đa bội bị cách li sinh sản với các dạng lưỡng bội sinh ra nó. D. Trong tự nhiên đột biến tứ bội xảy ra chủ yếu ở thực vật, ít gặp ở động vật. Câu 7: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Thứ tự của các kiểu gen nào sau đây sẽ có kiểu hình: Hoa đỏ; Hoa vàng; hoa trắng? A. AABB, aabb, aaBb. B. AAbb, aaBB, aabb. C. aaBB, aaBb, aabb. D. AaBb, Aabb, aabb. Câu 8: Phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất? A. AaBb × aabb B. AaBb × aaBb C. AaBb × AABB D. AaBb × aaBB. Câu 9: Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 có thể là: A. 14:4:1:1. B. 11:1:1. C. 3: 3:1:1. D. 19:19:1:1. Câu 10: Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn của quần xã thảo nguyên. B. Trong lưới thức ăn, một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. C. Trong diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn ở quần xã đỉnh cực có cấu trúc đơn giản hơn lưới thức ăn ở quần xã tiên phong. D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản. Câu 11: Ở một quần thể động vật ngẫu phối, thế hệ xuất phát (P) có 100%Aa. Theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a là A. 1/5. B. 1/8. C. 1/2. D. 1/4. Câu 12: Kết quả của phương pháp dung hợp tế bào trần khác loài sẽ tạo ra giống có đặc điểm nào sau đây? A. Giống có kiểu gen thuần chủng về tất cả các cặp gen. B. Giống có bộ NST song nhị bội. C. Giống có ưu thế lai cao. D. Giống có bộ NST tam bội. Câu 13: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không bao giờ làm mất alen của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Di – nhập gen. C. Đột biến. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 14: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật lên cạn ở đại nào? A. Đại Nguyên sinh. B. Đại Tân sinh. C. Đại Cổ sinh. D. Đại Trung sinh Câu 15: Bồ nông xếp thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây? A. Hỗ trợ cùng loài. B. Kí sinh cùng loài. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Vật ăn thịt – con mồi. Câu 16: Phong lan và cây thân gỗ là mối quan hệ gì? A. Kí sinh. B. Sinh vật ăn sinh vật. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Câu 17: Khi nói về thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit, phát biểu nào sau đây sai? A. Cồn 90-960 là loại dung môi được sử dụng để tách chiết các sắc tố từ lá. B. Ở thí nghiệm tách chiết diệp lục, mẫu vật thí nghiệm được ngâm ít nhất 60 phút. C. Dịch chiết của lá xanh thì luôn có màu xanh lục, còn dịch chiết của các loại lá vàng, quả, cũ màu vàng thì có thể có màu vàng hoặc màu đỏ. D. Ở thí nghiệm đối chứng, mẫu vật được ngâm trong nước cất và dung dịch thu được thường không có màu. Câu 18: Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều diễn ra trao đổi khí ở phế nang. B. Tất cả các loài có cơ quan tiêu hóa dạng ống đều có hệ tuần hoàn kín. C. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều trao đổi khí bằng phổi. GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUỲ PHƯƠNG - TRƯỜNG THPT BẢO LỘC - TỈNH LÂM ĐỒNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 D. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn hở đều thực hiện trao đổi khí bằng ống khí. Câu 19: Nguyên tắc đảm bảo cho việc truyền đạt thông tin di truyền chính xác từ mARN đến polypeptit là A. mỗi rARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung giữa bộ ba đối mã của rARN với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN. B. mỗi tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN. C. mỗi tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa tương ứng trên mạch mã gốc của gen. D. mỗi tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung giữa bộ ba đối mã của mARN với bộ ba mã sao tương ứng trên tARN. Câu 20: Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, đời con của phép lai P: AAAa × AAaa, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình? A. 4 kiểu gen, 1 kiểu hình. B. 4 kiểu gen, 2 kiểu hình. C. 3 kiểu gen, 2 kiểu hình. D. 5 kiểu gen, 2 kiểu hình. Câu 21: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ là A. 27/64. B. 9/64. C. 27/256. D. 81/256. Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại: A. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể B. CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể lưỡng bội C. CLTN không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể D. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội Câu 23: Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mức độ tác động của nhân tố hữu sinh lên cá thể sinh vật phụ thuộc vào mật độ của quần thể. II. Khi mật độ cá thể của các quần thể càng cao thì mức độ tác động của nhân tố hữu sinh càng mạnh. III. Khi quần thể chịu tác động của nhân tố hữu sinh thì có thể sẽ làm biến động số lượng cá thể của quần thể. IV. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 24: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn (P) có kiểu gen giống nhau giao phấn với nhau, thu được F 1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 9% số cây cây hoa đỏ, quả bầu dục thuần chủng. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng? I. F2 có 10 loại kiểu gen. II. F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. III. Ở F1, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của P chiếm tỉ lệ 18%. IV. Nếu cho một cây P lai phân tích thì sẽ thu được đời con có số cây hoa đỏ, quả tròn chiếm 20% A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25: Xét phép lai P: ♂AaBb × ♀AaBb. Trong quá trình giảm phân, ở cơ thể đực có 2% số tế bào xảy ra sự không phân li của cặp Aa trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường; thụ tinh bình thường. Tỉ lệ hợp tử mang kiểu gen AAabb được tạo ra ở F1 là A. 0,5%. B. 0,25%. C. 0,125%. D. 1,25%. Câu 26: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động. II. Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn tới tạo ra các gen mới và làm tăng số lượng gen trên NST. III. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN. IV. Đột biến đảo đoạn chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 27: Một cá thể ruồi giấm cái có kiểu gen Ab/aB. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử có xảy ra HVG với tần số 24%. Tỷ lệ giao tử Ab tạo ra là A. 12%. B. 19%. C. 38%. D. 24%. Câu 28: Một loài thực vật, alen A: thân cao, a qui định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng, kiểu gen Bb qui định hoa hồng, hai cặp gen này phân li độc lập. Cho (P) cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng, thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. F2 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ. B. F2 có 9 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình. C. F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa trắng. D. F2 có 12,5% số cây thân thấp, hoa hồng. Câu 29: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền các thế hệ như sau: Thể hệ Thành phần kiểu gen GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUỲ PHƯƠNG - TRƯỜNG THPT BẢO LỘC - TỈNH LÂM ĐỒNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC AA Aa aa P 0,50 0,30 0,20 F1 0,45 0,25 0,30 F2 0,40 0,20 0,40 F3 0,30 0,15 0,55 F4 0,15 0,10 0,75 NĂM HỌC 2020 - 2021 Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần B. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. Câu 30: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển; II. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể; III. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong; IV. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 31: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các loài sinh vật dị dưỡng đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ; II. Tất cả các loài vi tảo đều được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất; III. Một số thực vật cộng sinh cũng được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 32: Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau, có bao nhiêu mối quan hệ có ít nhất một loài có hại? I. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. II. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm. III. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng; IV. Giun sán sống trong ruột lợn. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 33: Cho biết bộ ba 5’GXU3’ quy định tổng hợp axit amin Ala; bộ ba 5’AXU3’ quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó phân tử mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A; II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp T-A; III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A. IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cũng cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại X. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 34: Ở cà chua, alen A: quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a: quả màu vàng, alen B: thân cao là trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Thế hệ P cho cây tứ bội AAaaBbbb tự thụ phấn. Biết các cặp gen nói trên phân li độc lập, giảm phân bình thường, không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Tỉ lệ các loại giao tử ở P là: 1:1:1:1:4:4; II. F1 có tối đa 12 kiểu gen và 4 kiểu hình. III. Tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp về một trong hai tính trạng ở F1 là 37/144. IV. Tỉ lệ của kiểu gen giống cây P thu được ở thế hệ lai là 1/4. V. Trong số các cây quả đỏ, thân cao ở F1, cây có kiểu gen dị hợp tử về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ 34/35. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 35: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính × có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F 1 giao phổi tự do với nhau thu được F2. Cho các phát biểu sau về các con ruồi ở thế hệ F2, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 31,25%; 2. Tỉ lệ ruồi đực mắt đỏ bằng một phần ba ruồi đực mắt trắng; 3. Số ruồi cái mắt trắng bằng 50% số ruồi đực mắt trắng; 4. Ruồi cái mắt đỏ thuần chủng bằng 25% ruồi cái mắt đỏ không thuần chủng. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 36: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Kiểu gen có cả A và B thì quy định hoa tím; kiểu gen chỉ có A thì quy định hoa đỏ; chỉ có B thì quy định hoa vàng; kiểu gen đồng hợp lặn thì quy định hoa trắng; Tính trạng hình dạng quả do cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường khác quy định, trong đó DD quy định quả tròn, dd quy định quả dài, Dd quy định quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUỲ PHƯƠNG - TRƯỜNG THPT BẢO LỘC - TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2020 - 2021 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC I. Có 2 loại kiểu gen khác nhau quy định kiểu hình hoa vàng, quả tròn. II. Cho các cây hoa đỏ, quả bầu dục giao phấn với nhau thì có tối đa 6 loại kiểu hình. III. Nếu cho các cây hoa vàng, quả dài giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì có tối đa 3 sơ đồ lai. IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ, quả tròn cho lai phân tích đời con có số cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm 50%. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 37: Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A2, A3, A4; Alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4; Alen A3 quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định lông trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho cá thể lông xám giao phối với cá thể lông đen, thu được F1 có tối đa 4 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình. II. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông vàng, đời con có thể có tỉ lệ: 2 đen : 1 vàng : 1 trắng. III. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông trắng, đời con có thể có tỉ lệ: 1 đen : 1 xám. IV. Cho 1 cá thể lông vàng giao phối với 1 cá thể lông vàng, đời con có thể có tỉ lệ: 3 con vàng : 1 trắng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38: Ở một loài thực vật, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Gen trội A át chế sự biểu hiện của B và b (kiểu gen có chứa A sẽ cho kiểu hình hoa trắng), alen lặn a không át chế. Gen D quy định hạt vàng, trội hoàn toàn so với d quy định hạt xanh. Gen A nằm trên NST số 2, gen B và D cùng nằm trên NST số 4. Cho cây dị hợp về tất cả các cặp gen (P) tự thụ phấn, đời con F1 thu được 2000 cây 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, hạt xanh có số lượng 105 cây. Hãy xác định kiểu gen của P và tần số hoán vị gen? (hoán vị gen ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn như nhau và không có đột biến xảy ra) Bd Bd Aa x Aa , f= 40%. bD bD BD BD Aa x Aa , f= 20%. C. P: bd bd A. P: Bd Bd Aa x Aa , f= 20%. bD bD BD BD Aa x Aa , f= 10 D. P: bd bd B. P: Câu 39: Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3, A4 và alen A5; Alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4 và alen A5; Alen A3 quy định cánh tím trội hoàn toàn so với alen A4 và alen A5. Alen A4 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A5 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 51% con cánh đen; 13% con cánh xám; 20% con cánh tím; 12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu đúng: I. Tần số các alen A1, A2, A3, A4, A5 lần lượt là 0,3; 0,1; 0,2; 0,2; 0,2. II. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 16/2401. III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/841. IV. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám và cánh đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh tím thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/9. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người. Mỗi bệnh do 1 trong 2 alen của 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X quy định, 2 gen này cách nhau 20cM. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Người số 1 và người số 3 có thể có kiểu gen giống nhau; II. Xác định được chắc chắn kiểu gen của 6 người.; III. Xác suất sinh con bị cả 2 bệnh của cặp 6 - 7 là 0,04; IV. Xác suất sinh con thứ ba không bị bệnh của cặp 3 - 4 là 0,3. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. …………………Hết………………. GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUỲ PHƯƠNG - TRƯỜNG THPT BẢO LỘC - TỈNH LÂM ĐỒNG