Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ÔN THI TN THPT SINH 2021-ĐỀ 10

57959d383df69f4befccdcec48684632
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 8:55:16 | Được cập nhật: 28 tháng 6 lúc 17:40:20 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 173 | Lượt Download: 1 | File size: 0.285979 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 – MÔN SINH HỌC – ĐỀ 10 Câu 1. Phương án nào sau đây đúng với trình tự các giai đoạn của chu trình Cavin? I. Giai đoạn khử APG thành AlPG II. Giai đoạn cố định CO2. III. Giai đoạn tái sinh chất nhận RiDP và tạo đường A. I -> II -> III B. I -> III -> II C. II ->I -> III D. II -> III ->I Câu 2. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào? A. Tim → Động Mạch → Tĩnh mạch → trao đổi chất với tế bào → Mao mạch → Tim. B. Tim → Động Mạch → Mao mạch → trao đổi chất với tế bào → Tĩnh mạch → Tim. C. Tim → Mao mạch → trao đổi chất với tế bào → Động Mạch → Tĩnh mạch → Tim. D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → trao đổi chất với tế bào → Động Mạch → Tim. Câu 3. Ý nào sau đây đúng khi nói về phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn? A. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. B. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý. C. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành. D. Con non phát triển chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác mới biến thành con trưởng thành. Câu 4. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới A. thông qua sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra rất giống nhau và thích nghi với môi trường sống. B. thông qua sự hợp nhất của hai giao tử đơn bội đực và cái để tạo thành hợp tử lưỡng bội khởi đầu cá thể mới. C. thông qua sự hợp nhất của giao tử đực đơn bội và giao tử cái lưỡng bội, các cá thể mới thích nghi tốt hơn với đời sống thay đổi. D. từ những tế bào đã được biệt hóa của cơ thể bố và mẹ, con sinh ra rất giống nhau và giống bố mẹ Câu 5. Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử nào sau đây? A. ADN B. Prôtêin C. ARN D. ARN polimeraza Câu 6. Trong các thí nghiệm nghiên cứu của mình (để đưa ra các quy luật di truyền), Men đen đã dùng những phép lai nào ? (1) Tự thụ phấn; (2) Lai phân tích; (3) Giao phối gần (4) Lai thuận nghịch; (5) Lai xa; (6) Lai tế bào A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 4 C. 2, 4, 6 D. 1, 2, 5 Câu 7. Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp. B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử. C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen. D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau Câu 8. Cho biết các bước được tiến hành trong tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp như sau: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo giống thuần chủng bằng cách tự phối. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 1 → 2 → 3 → 4 B. 4 →1 → 2 → 3 C. 2 → 3 → 4 → 1 D. 2 → 3 → 1 → 4 Câu 9. Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh di truyền nào dưới đây? A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Tơcnơ. C. Hội chứng Claiphentơ. D. Bệnh phêninkêtô niệu. Câu 10. Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb. B. Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên. C. Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cây con có kiểu gen AaBB. D. Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau và giống với cây mẹ. Câu 11. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến. Câu 12. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường gặp ở A. thực vật. B. động vật C. động vật kí sinh. D thực vật và động vật. Câu 13. Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất? GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUỲ PHƯƠNG - TRƯỜNG THPT BẢO LỘC - TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2020 - 2021 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC A. AaBb × AaBb. B. XAXABb x XaYbb. C. AB DD x Ab dd. ab ab D. AB x ab AB ab Câu 14. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứ u mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là: A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut. B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. C. Người - tinh tinh- khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet. D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin. Câu 15. Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên; (2) Giao phối ngẫu nhiên; (3) Giao phối không ngẫu nhiên; (4) Các yếu tố ngẫu nhiên; (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen. Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là: A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (4), (5), (6). D. (2), (4), (5), (6). Câu 16. Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào? A. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt. B. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. C. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. D. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. Câu 17. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa? (1). Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải. (2). Trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa ít bị hòa loãng hơn trong túi tiêu hóa. (3). Các bộ phận trong ống tiêu hóa chuyên hóa về chức năng cao hơn so với túi tiêu hóa. (4). Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được tiêu hóa nội bào và ngoại bào trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu còn trong túi tiêu hóa chỉ có tiêu hóa nội bào A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18. Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp? A. Bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước vỡ ra và giải phóng chất trung gian hoá học qua khe xinap đến màng sau. B. Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp. C. Xung thần kinh sau khi truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh thì sẽ truyền ngược từ màng sau đến màng trước. D. Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap sẽ làm thay đổi tính thấm của màng đối với Ca 2+, Ca2+ từ dịch mô vào trong chuỳ. Câu 19. Ưu thế nổi bật của hình thức sinh sản hữu tính là gì? A. Có nhiều cá thể tham gia vào cơ chế sinh sản. B. Cơ thể con không phụ thuộc nhiều vào cơ thể mẹ. C. Tạo ra nhiều biến dị di truyền. D. Số lượng cá thể con được tạo ra nhiều. Câu 20. Cho các thông tin sau đây: (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein (2) khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất. (3) nhờ một enzim đặc hiệu, acid amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polypeptit vừa tổng hợp (4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ itron và nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành Các thông tin về quá trình phiên mã và dịch mã có ở cả tế bào nhân thực và nhân sơ là: A. (2) và (4) B. (2) và (3) C. (3) và (4) D. (1) và (4) Câu 21. Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần điều kiện gì? A. Mỗi cặp gen phải nằm trên một cặp NST tương đồng. B. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn. C. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường D. Mỗi tính trạng do một cặp gen có 2 alen quy định Câu 22. Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng? A. Vì protein ức chế bị lactôzơ làm thay đổi cấu hình. B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ. C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động. D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt. Câu 23. Bản chất quy luật phân li của Menđen là: A. Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong giảm phân B. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1:2:1 C. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 9:3:1:1 và phân li kiểu gen 1:2:1 GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUỲ PHƯƠNG - TRƯỜNG THPT BẢO LỘC - TỈNH LÂM ĐỒNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 D. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3:1 Câu 24. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên? (1). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. (2). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn. (3). Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể. (4). Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25. Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là gì? A. Cá thể. B. Quần thể. C. Loài. D. Phân tử. Câu 26. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng với quan niệm tiến hoá hiện đại? (1). Sinh giới đã tiến hoá từ các dạng đơn bào đơn giản đến đa bào phức tạp. (2). Mỗi loài đang tồn tại đều thích nghi ở một mức độ nhất định với môi trường (3). Tốc độ tiến hoá hình thành loài mới ở các nhánh tiến hoá khác nhau là như nhau (4). Nhờ não bộ và lồi cằm phát triển mà con người đã có khả năng tiến hóa văn hóa. (5). Mũi tên đồng,trống đồng Đông sơn, kim khâu bằng xương là những hóa thạch. A.1 B.2 C.3 D. 4 Câu 27. Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do A. chúng sống trong cùng một môi trường. B. chúng có chung một nguồn gốc. C. chúng sống trong những môi trường giống nhau. D. chúng sử dụng chung một loại thức ăn. Câu 28. Cà độc dược (2n = 24), người ta phát hiện các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này có số lượng NST trong A. tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau. B. tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau. C. tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau. D. tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau. Câu 29. Tại sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 30. Một phân tử ADN ở vi khuẩn chỉ chứa N14 có 1500 chu kì xoắn và A chiếm 20% tổng số nucleotit. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 3 lần trong môi trường chỉ chứa N15 và trung bình mỗi đoạn Okazaki có 1000 nu. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Phân tử ADN đó có A = T = 6000 nu; G = X = 9000 nu (2). Môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi 210000 nucleotit (3). Số phân tử ADN chỉ chứa N15 là 6 (4). Tổng số đoạn Okazaki tạo ra trong quá trình nhân đôi là 105. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 31. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường các cây tứ bội đều tạo ra giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội có kiêu gen AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ là bao nhiêu? A. 2/9. B. 1/2. C. 17/18. D. 4/9. Câu 32. Trong một phép lai cặp bố, mẹ (P) giữa gà trống lông đen với gà mái lông kẻ sọc, ở F 1 tất cả gà trống được sinh ra đều có lông kẻ sọc còn tất cả gà mái con có lông đen. Cho F 1 giao phối với nhau thu được F2. Biết rằng tính trạng này là đơn gen. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng? (1). Màu lông đen là trội so với màu lông kẻ sọc. (2). Tất cả gà lông kẻ sọc ở F2 đều là gà mái. (3). Một nửa số gà trống ở F2 có kiểu gen dị hợp tử. (4). Một nửa số gà trống ở F2 có lông đen. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33. Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng. B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng. GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUỲ PHƯƠNG - TRƯỜNG THPT BẢO LỘC - TỈNH LÂM ĐỒNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 C.12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng. Câu 34. Cho 1quần thể có cấu trúc di truyền như sau: P: 0,4 AA: 0,4 Aa: 0,2 aa. Cho quần thể trên tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cơ thể mang cặp gen đồng hợp ở F3 là: A. 95% B. 5% C. 37,5% D. 57,5% Câu 35. Hai cơ quan nào sau đây là hai cơ quan tương đồng? A. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan B. Mang của loài cá và mang của các loài tôm. C. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi. D. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. Câu 36. Có bao nhiêu nhóm cá thể dưới đây là quần thể? 1. Các cây cỏ ven bờ 2. Đàn cá rô trong ao. 3. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh 4. Các cây trong vườn A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 37. Gen H có tỷ lệ (A+T)/(G+X) = 66,07% bị đột biến thành gen h có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 65,178 %. Khi gen h nhân đôi liên tiếp 3 lần môi trường nội bào đã cung cấp 511 nucleotit loại Adenin. Xác định dạng đột biến đã xảy ra? A. Thay thế 1cặp A –T bằng 1cặp G – X. B. Mất một cặp nuclêôtit A - T. C. Thay thế 2cặp A –T bằng 2cặp G – X. D. Thêm một cặp nuclêôtit G-X Câu 38. Xét thí nghiệm sau ở 1 loài hoa: Trong điều kiện 35°C cho lai 2 cây hoa trắng với nhau thu được 50 hạt. Gieo các hạt này trong môi trường 20°C thì mọc lên 25 cây hoa đỏ, 25 cây hoa trắng, cho những cây này giao phấn tự do thu được 2000 hạt. Khi đem số hạt đó gieo trong điều kiện 20°C thu được 875 cây hoa đỏ, 1125 cây hoa trắng. Có bao nhiêu kết luận sau có thể đúng về thí nghiệm trên? 1. Tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen tương tác bổ sung quy định. 2. Sự thay đổi nhiệt độ đã dẫn tới sự phát sinh đột biến gen. 3. Gen quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định hoa trắng. 4. Sự biểu hiện kiểu hình của tính trạng màu hoa là sự mềm dẻo kiểu hình. A. 2 B. l. C. 3. D. 4. Câu 39. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a: quả dài; alen B qui định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Lai cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài, chín muộn (P), thu được F1a gồm 80 cây quả tròn, chín muộn; 80 cây quả dài, chín sớm : 20 cây quả tròn, chín sớm : 20 cây quả dài, chín muộn. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Kiểu gen của P là AB ab x , tần số hoán vị gen là 20%. ab ab (2). Ở loài này có tối đa 9 loại kiểu gen về 2 lôcut trên. (3). Ở F1a có 4 loại kiểu gen khác nhau. (4). Cho cây quả tròn, chín sớm ở P tự thụ phấn, được F1 có 4 kiểu hình trong đó quả tròn, chín sớm chiếm 54%. A. 2 B. l. C. 3. D. 4. Câu 40. Sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với sự di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Bệnh do gen lặn trên NST thường gây ra. (2). Có thể xác định chính xác kiểu gen về 2 tính trạng đang xét của tất cả các thành viên trong phả hệ. (3). Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II sinh được một người con nhóm máu O và không bị bệnh là 1/36. (4). Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II sinh được một người con trai và một người con gái đều không bị bệnh là 1/48 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 …………………Hết………………. GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THUỲ PHƯƠNG - TRƯỜNG THPT BẢO LỘC - TỈNH LÂM ĐỒNG