Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hướng dẫn soạn bài Những đứa trẻ - trích

NHỮNG ĐỨA TRẺ

                          (Trích Thời thơ ấu)

Mác-xim Go-rơ-ki

  I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1.Tác giả :

Maksim Gorky sinh ngày 28/3/1868, mất ngày 18/6/1936, là một nhà văn đặt nền móng cho trường phái hiện thực xã hội trong văn chương và là một nhà hoạt động chính trị người Nga. Ông được xem là nhà văn kiệt xuất của nền văn học nước Nga vào thế kỷ 20. Từ năm 1906 đến 1913 và từ năm 1921 đến năm 1929, ông sống ở nước ngoài, hầu hết ở Capri của Ý; sau đó ông trở về Liên bang Xô Viết

2.Tóm tắt tác phẩm :

     "Thời thơ ấu"  là những trang hồi kí của cậu bé Alêchxây về  một quá khứ đau buồn và sóng gió. Mở đầu câu chuyện cuộc đời của Liônga( tên thân mật của Alêchxây) là cái chết của bố cậu. Bạn nghĩ rằng Liônga sẽ  ra sao: sẽ khóc? Hay buồn bã? Không, tất cả các câu trả lời đó đều sai. Cậu bé kì lạ này chỉ sợ hãi. Thật lạ phải không? Nhưng đó chính là cảm nhận rất chân thực của cậu bé khi ấy: " Gần cửa sổ, trong một gian phòng chật hẹp tranh tối tranh sáng, bố tôi mặc quần áo trắng toát nằm trên sàn. Thân hình bố tôi dài lạ thường, ngón chân xòe ra nom rất kì quái. Hai bàn tay dịu dàng đặt yên trên ngực, nhưng ngón tay thì co quắp. Hai đồng xu đen tròn bằng đồng che kín cặp mắt tươi vui của bố tôi: khuôn mặt ấy vẫn hiền từ nay tối sẫm lại. Hai hàm răng nhe ra làm tôi sợ hãi". Cái chết của một người thân yêu nhất đã để lại nhiều ám ảnh trong tâm trí non nớt của cậu bé cho đến suốt cuộc đời.

       Sau biến cố đau buồn đó, cậu về quê với bà và mẹ. Nhưng cuộc sống nơi thôn quê nào có yên bình như cậu nghĩ. Những cuộc cãi vã, những trận đòn, những cái chết là những gì xảy ra thường nhật ở đây. Thời gian vẫn trôi. Cậu bé Liônga chuyển nhà cùng ông bà còn người mẹ yêu dấu của cậu đi biệt tăm. Không có mẹ ở bên, sống với ông bà, cậu ngày càng tự lập hơn. Và rồi một ngày, mẹ trở về cùng người chồng mới. Mẹ có con với người mà Liônga rất ghét đó. Nikôlai- cậu bé mới sinh rất yếu ớt và, chẳng hiểu sao, cả Kôlya và Alêchxây đều có cảm tình với nhau. Liônga có trách nhiệm trông em. Chẳng bao lâu, mẹ kiệt sức rồi mất. Mất mẹ như mất điểm tựa tinh thần duy nhất, cả Alêchxây và ông bà đều buồn. Kết thúc truyện là một cái kết mở:

" Sau khi chôn cất mẹ tôi được vài ngày, ông bảo tôi:

- Này, Lêchxây mày không phải là cái mề đay, mày không thể lủng lẳng mãi trên cổ tao, mày hãy đi vào đời mà kiếm sống...

Và thế là tôi bước vào đời."

       Đó, "Thời thơ ấu" của Macxim Gorki là như vậy đấy. Cậu bé Alêchxây đã bước vào đời, không có bàn tay cha, không có hơi ấm của mẹ, một mình, đơn độc. Nhưng hành trang mà cậu mang theo lại phong phú biết bao nhiêu. Đó là những kí ức về gia đình, tuy đau buồn nhưng ấm áp tình cảm của bà, của cha, của mẹ, và của cả người ông tuy bề ngoài dữ dằn nhưng đã dạy cho cậu tính tự lập. Đó là những cuốn sách, những câu chuyện của người bà hiền hậu đã dạy cậu biết bao nhiêu điều về tình yêu, về ước mơ, về khát vọng, về lòng nhân ái sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác, cái bất công...Cậu bé Alêchxây đã " mang theo tất cả để lên đường- khi từ những năm niên thiếu dịu dàng bước vào tuổi trưởng thành khắc khổ"...Để rồi cả nước Nga và nhân loại có một Macxim Gorki- nhà văn hiện thực nhân đạo vĩ đại.Tác phẩm mở ra trước mắt người đọc một thế giới tuổi thơ khá dữ dội của chú bé Alêchxây, để rồi khi bước chân vào thế giới ấy, người đọc nào dường như cũng tìm thấy một phần tuổi thơ của mình.

       Dù hạnh phúc hay bất hạnh, tôi chắc rằng, mỗi chúng ta đều có một thời thơ bé để nhớ. Nếu muốn giữ mãi tuổi thơ trong tim, hãy đọc "Thời thơ ấu" của Macxim Gorki.

 II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Những đứa trẻ là một đoạn trích trong chương IX của tiểu thuyết “Thời thơ ấu” của ngà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936).

          Thời thơ ấu là cuốn tiểu thuyết gồm mười ba chương, kể về thời A-li-ô-sa (tên thân mật của Mác-xim Go-rơ-ki) ở với ông và ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác. Bên hàng xóm là nhà ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp đã già, sống với người vợ kế và ba đứa con nhỏ mồ côi mẹ khoảng trên dưới mười tuổi, trạc tuổi với A-li-ô-sa. Do tình cờ có lần A-li-ô-sa cùng hai đứa lớn con ông đại tá kéo dây gầu lên cứu được thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gầu rơi xuống giếng, nên mấy đứa trẻ chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp sự cấm đoán của bố. Đoạn trích trong sách giáo khoa kể tiếp theo sự kiện ấy.

2. Đoạn trích có thể chia làm ba phần:

- Phần một: Tình bạn tổi thơ trong sáng;

- Phần hai: Tình bạn bị cấm đoán;

- Phần ba: Tình bạn vẫn được duy trì.

Xuyên thấm cả ba phần trên là các yếu tố nghệ thuật chủ chốt: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu đã xuất hiện ở phần đầu lại xuất hiện ở phần thứ ba, tạo nên mối quan hệ kết nối thống nhất và chặt chẽ, gây được ấn tượng sâu sắc trong người đọc.

3. Thông qua các đối thoại, nội dung đoạn trích gây được ấn tượng mạnh mẽ bởi hình ảnh những đứa trẻ sống thiếu tình thương.

Ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm của đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp, nhưng hai gia đình lại có địa vị xã hội khác nhau, điều đó tạo ra bức tường ngăn cách mối quan hệ tự nhiên giữa những đứa trẻ. Nhìn sang hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết “Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ phân biệt được chúng theo tầm vóc”.

Do tình cờ, A-li-ô-sa góp sức cứu đứa trẻ – con của gia đình đại tá rơi xuống giếng nên ba đứa trẻ nhà đại tá rủ A-li-ô-sa sang chơi. Hoàn cảnh sống thiếu tình thương đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa các bạn nhỏ.

Khi mấy đứa trẻ kể về chuyện mẹ chết, “chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con”. Hình ảnh đó rất giàu sức gợi.

4. Đoạn trích thể hiện đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện dời thường và truyện cổ tích. Thông qua chi tiết về “dì ghẻ”, khi mấy đứa trẻ hàng xóm nhắc đến “mẹ khác”, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về “mẹ thật”, A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích. Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại bằng giọng của truyện cổ tích: “ngày trước, trước kia, đã có thời”,…

Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện dời thường và truyện cổ tích của Mác-xim Go-rơ-ki đã giúp cho đoạn trích “Những đứa trẻ” nói riêng và tác phẩm “Thời thơ ấu” nói chung trở nên sinh động và hấp dẫn.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm