Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - trích

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

(Trích Truyện Lục Vân Tiên)

Nguyễn Đình Chiểu

I.TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1.Tác giả :

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) tên tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ. Ông sinh tại quê mẹ, làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Năm 1833, Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học. Năm 1849, ra Huế thi thì được tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang mẹ, ông vừa ốm nặng vừa thương khó mẹ nên bị mù cả hai mắt. Chi tiết này để lại dấu ấn ở nhân vật Lục Vân Tiên. Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Điều đáng trân trọng và làm nên giá trị đặc sắc cho tác phẩm của ông là một tấm lòng luôn thiết tha tình đời, tình người và lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu là văn chương chở đạo với nghệ thuật viết mộc mạc, đơn giản, chất phác nhưng dễ làm rung động lòng người bởi sự chân thành.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho có tấm lòng yêu nước, gắn bó tha thiết với quê hương, với nhân dân. Ông đã có những đóng góp rất lớn cho nên văn học dân tộc: văn học chữ Nôm đạt được nhiều thành tựu, hình tượng người nông dân được đưa vào văn học ở một vị trí trang trọng, tư tưởng nho gia truyền thống thống nhất với quyền lợi nhân dân lao động.

 2.Tác phẩm :

Lục Vận Tiên là truyện thơ Nôm được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, được lưu truyền rộng rãi dưới các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như kể thơ, nói thơ Vân Tiên, hát Vân Tiên ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Vì tái bản nhiều lần nên truyện có nhiều dị bản, có khi thêm bớt cả trăm câu thơ. Theo văn bản thường dùng hiện nay, thì truyện có tới 2082 câu thơ lục bát.Truyện có cấu trúc theo kiểu chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời của các nhân vật chính.Mục đích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu khi viết truyện riày là để truyền dạy đạo lí làm người

 II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từng được xem là "một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của một dân tộc" (Lời nói đầu bản dịch của G. Ô-ba-rê, trong Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Khoa học xã hội, 1965).

2. Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

3. Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh "bất bình":

- Vân Tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô…

- Vân Tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.

Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.

4. Đoạn trích cũng cho thấy: Kiều Nguyệt Nga tuy là cô gái khuê các nhưng thuỳ mị, nết na, có học thức. Trước ân nhân, nàng giãi bày rất chan thành:

Trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiện thiếp lay rồi sẽ thưa

Không những thế, nàng còn tỏ ra rất áy náy, tìm mọi cách để trả ơn chàng, và ý thức sâu sắc rằng:

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cũng ngươi

Đó là một vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, cũng là vẻ đẹp lí tưởng nhân văn của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

4. Truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức "kể thơ", tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.

Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm