Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Làm thơ lục bát

Kiến thức trọng tâm

1. Luật thơ lục bát

1.1. Đọc kĩ bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Anh đi anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương 
Nhớ ai dãi nắng dầm sương 
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao 

1.2. Trả lời các câu hỏi
a. Cặp thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát. 
b. Kẻ sơ đồ trang 156 SGK vào vở và điền các kí hiệu B, T, V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao vào các ô.
c. Hãy nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu 8. d. Nêu nhận xét về luật thơ lục bát (về số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, vị trí vần, sự đổi thay các tiếng băng, trắc, trầm, bổng và cách ngắt nhịp trong câu).
Trả lời:
a. Cặp câu thơ lục bát:

  • Dòng đầu : 6 tiếng
  • Dòng sau : 8 tiếng

b. Sơ đồ

c. Tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu tám:

  • Dòng bát thứ nhất: tiếng thứ 6 thanh trầm - tiếng thứ 8 thanh bằng
  • Dòng bát thứ hai: tiếng thứ 6 thanh trầm - tiếng thứ 8 thanh bổng

d. Nhận xét về luật thơ lục bát

  • Số câu: tối thiểu hai câu tối đa không giới hạn
  • Số tiếng trong mỗi câu: Dòng lục 6 tiếng. Dòng bát 8 tiếng.
  • Vần: vần luôn là vần bằng thường đứng ở vị trí cuối câu (vần chân) tiếng thứ 6 câu sáu - hiệp tiếng thứ 6 câu 8. Tiếng 8 của câu 8 sẽ hiệp với tiếng 6 của câu 6 tiếp theo.
  • Các tiếng chẵn : 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật :
    • Câu lục : B – T – B
    • Câu bát : B – T – B – B
  • Luật trầm bổng: Hai vần ở câu 8 đều là vần bằng nhưng phải ngược chiều nhau về sự trầm - bổng, tiếng thứ sáu thanh huyền thì tiếng thứ 8 phải thanh ngang và ngược lại
  • Ngắt nhịp:
    • Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
    • Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm