Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Điệp ngữ

Kiến thức trọng tâm

1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

1.1. Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?

  • Khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa : lặp lại từ "nghe" ba lần
  • Khổ cuối : lặp lại từ "vì"

1.2. Lặp đi lặp lại những từ ngữ như thế có tác dung gì?

  • Từ “nghe”: có tác dụng nhấn mạnh cảm xúc, tâm tư tình cảm của người lính trẻ trên đường hành quân xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những  suy tư, hồi ức về bà.
  • Từ “vì”: Nhấn mạnh đến động lực đã thôi thúc người lính trẻ chiến đấu.

2. Các dạng điệp ngữ

So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đonạ thơ dưới đây, tìm đặc điểm của mỗi dạng
a.

Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[...]
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)
b. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đoàn Thị Điểm)
Trả lời:

  • a: Điệp ngữ nối tiếp
  • b: điệp ngữ chuyển tiếp điệp ngữ vòng

3. Ghi nhớ

  • Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng nhiều biện pháp lặp từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp gọi là điệp ngữ.
  • Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ ngắt quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng).

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm