Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 7

1c7062b8e4dcdb09fa67ea0fec08a788
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 16:47:51 | Được cập nhật: 29 tháng 4 lúc 8:17:19 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 400 | Lượt Download: 6 | File size: 0.561879 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN VĂN KHỐI LỚP 7 Câu 1: Mức độ: thông hiểu, kiến thức tuần 1, thời gian làm bài 5 phút. Văn bản : Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì? Đáp án: Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con - Thể hiện sự quan tâm lo lắng, và sự hi vọng của người mẹ với con Câu 2: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 1, thời gian làm bài: 5 phút. Văn bản “Mẹ tôi” là bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “ mẹ tôi”? Đáp án: - Vì bức thư này nói về công lao to lớn và sự hi sinh quên mình của người mẹ đối với con qua lời kể của người cha. Câu 3: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 1, thời gian làm bài: 1 phút. Từ ghép là từ có mấy tiếng? A. Một tiếng B. Hai tiếng C. Ba tiếng D. Cả B, C đều đúng Đáp án: D Câu 4: Vận dụng, kiến thức tuần 1, thời gian làm bài 3 phút. Liên kết trong văn bản có tác dụng gì? Đáp án: Là một trong những tính chất quan trọng làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. Câu 5: Mức độ: Vận dụng, kiến thức tuần 2, thời gian làm bài 7 phút. Đóng vai nhân vật Thủy kể về tâm trạng và suy nghĩ của mình sau khi chia tay người anh theo mẹ về quê ngoại? Đáp án: - Học sinh tưởng tượng đóng vai nhân vật Thủy bày tỏ những suy nghĩ của mình trong một hoàn cảnh mới. - Xưng hô phù hợp. Câu 6: Mức độ: nhận biết, kiến thức tuần 4, thời gian làm bài 2 phút: Nhân vật chính trong truyện: “ Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai? Ngôi kể thứ mấy? Đáp án: Thành và Thủy- ngôi kể 1. Câu 7: Mức độ: Nhận biết, kiến thức tuần 2, thời gian làm bài 3 phút. Dòng nào sau nói đúng khái niệm bố cục của bài văn? A. Là tất cả các ý trình bày trong văn bản. B. Là ý lớn, ý bao trùm cả bài văn. C. Là sự sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý. Đáp án: C Câu 8: Mức độ thông hiểu, kiến thức tuần 2, thời gian làm bài 5 phút Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc? Đáp án: - Nội dung các phần, các đoạn đều nói về 1 đề tài, thể hiện 1 chủ đề - Các phần, đoạn, câu tiếp nối theo trình tự rõ ràng, hợp lý, tương ứng nhau. Câu 9: Mức độ nhận biết, kiến thức tuần 3, thời gian làm bài 3 phút. Bài ca dao “Công cha như núi ngát trời….” là lời của ai nói với ai? Đáp án: Của người mẹ hát ru con. Câu 10: Mức độ, kiến thức tuần 3, thời gian làm bài 7 phút. Phân tích hình ảnh cô gái trong câu ca dao: “Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ giữa ngọn nắng hồng buổi mai.” Đáp án: Hình ảnh cô gái được so sánh như chẽn lúa đòng đòng giữa buổi ban mai rạng rỡ thể hiện vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống, phơi phới niềm tin yêu hi vọng vào cuộc sống. Câu 11: Mức độ: Nhận biết kiến thức tuần 3, thời gian làm bài 2 phút. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy? A. Xinh xắn B. Gần gũi C. Đông đủ D. Dễ dàng Đáp án: C Câu 12: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 3, thời gian làm bài 4 phút. Quá trình tạo lập văn bản gồm những bước nào? Đáp án: Gồm 4 bước: Định hướng, xây dựng bố cục, viết văn bản, kiểm tra văn bản. Câu 13: Mức độ: Vận dụng kiến thức tuần 4, thời gian làm bài 7 phút. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về thân phận của người phụ nữ trong bài ca dao: “Thân em như bánh bần trôi Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu” Đáp án: - Người phụ nữ trong xã hội cũ có một đời chìm nổi, vô định bị vùi dập, không được làm chủ. - Cảm nghĩ: Xót thương, cảm thông Câu 14: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 4, thời gian làm bài 5 phút Những câu hát châm biếm có điểm gì giống truyện cười dân gian? Đáp án: Đều nêu lên những hiện tượng đáng cười, những truyện ngược đời, những thói hư tật xấu… nhằm tạo ra tiếng cười hoặc phê phán châm biếm. Câu 15: Mức độ: Nhận biết, kiến thức tuần 4, thời gian làm bài 2 phút. Đại từ nào sau đây không cùng loại? A. Nàng B. Họ C. Hắn D. Ai Đáp án: D Câu 16: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 4, thời gian làm bài 3 phút. Bước 1 trong tạo lập văn bản là gì? Có vai trò như thế nào? Đáp án: - Tìm hiểu đề. - Tác dụng: Định hướng cho bài văn đúng yêu cầu, thể loại. Câu 17: Mức độ: Nhận biết, kiến thức tuần 5, thời gian làm bài 1 phút. Bài “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì? A. Hồi kèn xung trận B. Khúc ca khải hoàn C. Áng thiên cổ hùng văn D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên Đáp án: D Câu 18: Mức độ: Nhận biết, kiến thức tuần 5, thời gian làm bài 3 phút. Bài “Phò giá về kinh” của tác giả nào? Đáp án: Trần Quang Khải Câu 19: Mức độ: Nhận biết, kiến thức tuần 5, thời gian làm bài 3 phút. Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. Xã tắc B. Quốc kì C. Sơn thủy D. Giang sơn Đáp án: B Câu 20: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 5, thời gian làm bài 4 phút. Trong câu sau sử dụng từ Hán Việt theo sắc thái gì? Bác Sỹ đang khám tử thi. Đáp án: Sử dụng từ Hàn Việt: Tử thi tạo ra sắc thái tao nhã tránh cảm giác ghê sợ. Câu 21: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 6, thời gian làm bài 5 phút. Thế nào là một văn bản biểu cảm? Đáp án: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước sự vật hiện tượng trong đời sống. Câu 20: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 6, thời gian làm bài 10 phút. Nêu cảm nhận của em trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và tâm trạng của tác giả? Đáp án: - Cảnh buổi chiều ở thôn quê với vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng, hữu tình. - Tâm trạng của tác giả: Bâng khuâng, man mác. Câu 22: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 6, thời gian làm bài 3 phút. Vẻ đẹp của cảnh Côn Sơn là vẻ đẹp gì? A. Tươi tắn và đầy sức sống B. Kì ảo và lộng lẫy C. Yên ả và thanh bình D. Hùng vĩ và náo nhiệt Đáp án: C Câu 23: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 6. thời gian làm bài: 5 phút. Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm phải làm gì? Đáp án: Phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp để thể hiện tình cảm,cảm xúc của mình trong các trường hợp đó. Câu 24: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 7. thời gian làm bài: 7 phút. Bài thơ “Bánh trôi nước” có mấy lớp nghĩa? Lớp nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Đáp án: Có 2 lớp nghĩa: - Nói về đặc điểm của bánh trôi nước - Mượn bánh trôi để nói về thân phận chìm nổi, long đong của người phụ nữ - Lớp nghĩa thứ 2 quyết định giá trị bài thơ. Câu 25: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 7. thời gian làm bài: 3 phút. Nhà thơ Hồ Xuân Hương dược mệnh danh là gì? Đáp án: Bà chúa thơ nôm. Câu 26: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 7. thời gian làm bài: 3 phút. Trong các dòng sau, dòng nào có sử dụng quan hệ từ? A. Vừa trắng lại vừa tròn B. Bảy nổi ba chìm C. Tay kẻ nặn D. Giữ tấm lòng son Đáp án: A Câu 27: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 7, thời gian làm bài 4 phút Nêu các bước làm văn biểu cảm: Đáp án: - Tìm hiểu đề, tìm ý - Lập dàn bài - Viết bài - Sửa bài văn Câu 28: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 8. thời gian làm bài: 7 phút. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “bạn đến chơi nhà” với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang”? Đáp án: - “Ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang” là 1 người (tác giả), cô đơn, lẻ loi. - “Ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang” chỉ 2 người tác giả và bạn. Câu 29: Mức độ: Nhận biết kiến thức tuần 8, thời gian làm bài 3 phút Bài :”Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ gì? Vì sao? Đáp án: - Thể loại thất ngôn bát cú - Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có 7 tiếng Câu 30: Mức độ: Vận dụng, kiến thức tuần 8, thời gian làm bài 5 phút. Viết đoạn mở bài cho đề: Loài cây em yêu. Đáp án: - Nêu được đối tượng biểu cảm. - Nêu được cảm nghĩ chung. Câu 31: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 9. thời gian làm bài: 5 phút. Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi nào? Đáp án: - Thiếu quan hệ từ - Thừa quan hệ từ - Dùng quan hệ từ không thích hợp về ý nghĩa - Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết Câu 32: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 9. thời gian làm bài: 5 phút. Qua cảnh vật được miêu tả ở bài “Xa ngắm thác núi Lư” của Lí Bạch có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách của tác giả? Đáp án: Tâm hồn lãng mạn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và tính cách phóng khoáng, giàu tưởng tượng. Câu 33: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 9. thời gian làm bài: 7 phút. Xếp các từ sau đây vào nhóm từ đồng nghĩa: Dũng cảm, chén, thành tích, nghĩa vụ, chăm chỉ, trách nhiệm, thành quả, bổn phận, cần cù, gan dạ, chịu khó, ăn Đáp án: HS xếp đúng nhóm từ đồng nghĩa Câu 34: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 9. thời gian làm bài: 5 phút. Nêu các cách lập ý cho bài văn biểu cảm? Đáp án: - Liên hệ hiện tại với tương lai - Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại - Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước - Quan sát, suy ngẫm Câu 35: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 10. thời gian làm bài: 7 phút. Có người cho rằng trong bài “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch hai câu đầu là thuần tuý tả cảnh, 2 câu cuối là thuần tuý tả tình? Em có tán thành không? Vì sao? Đáp án: Không. Vì hai câu đầu tả cảnh để ngụ tình, 2 câu sau trong tình có cảnh. Hai câu đầu tả cảnh đêm trăng và trạng thái ngỡ ngàng, ngạc nhiên ngỡ trăng là sương, 2 câu sau là cảnh tác giả ngẩng đầu ngắm trăng và từ vầng trăng gợi nỗi nhớ quê hương da diết. Câu 36: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 10. thời gian làm bài: 7 phút. Tâm trạng của tác giả Hạ Chi Trương trong bài “Hồi hương ngẫu thư” là gì? Đáp án: - Ngậm ngùi, nuối tiếc vì mình đã già không còn gắn bó với quê hương lâu dài nữa. - Hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương Câu 37: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 10. thời gian làm bài: 3 phút. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. Trẻ - Già C. Sang - Hèn B. Sáng - Tối D. Chạy - Nhảy Đáp án: D Câu 38: Mức độ: Nhận biết, kiến thức tuần 10, thời gian làm bài 3 phút. Phần mở bài trong văn biểu cảm cần phải đạt yêu cầu gì? Đáp án: - Nêu đối tượng biểu cảm. - Cảm nghĩ chung về đối tượng đó. Câu 39: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 11. thời gian làm bài: 3 phút. Đỗ Phủ được mệnh danh là gì? A. Thần thơ C. Tiên thơ B. Thánh thơ D. Phật thơ Đáp án: B Câu 40: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 11. thời gian làm bài: 6 phút. Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau: a, đá (danh từ) – đá (động từ) b, bắc (danh từ) – bắc (động từ) c, bàn(danh từ) – bàn(động từ) Đáp án: HS đặt đúng theo yêu cầu. Câu 41: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 11, thời gian làm bài: 4 phút. Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm Đáp án: Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc Câu 42: Mức độ: Nhận biết, kiến thức tuần 11, thời gian làm bài 2 phút. Lý Bạch được mệnh danh là gì? Đáp án: Tiên thơ. Câu 43: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 12. thời gian làm bài: 7 phút. “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng” được viết trong những năm đầu rất khó khăn của kháng chiến chống Pháp. Hai bài thơ đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào? Đáp án: - Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp Phong thái ung dung, lạc quan của Bác Câu 44: Mức độ: Vận dụng, kiến thức tuần 12, thời gian làm bài 7 phút Viết đoạn văn phân tích 2 câu đầu của bài “Cảnh khuya” Đáp án: - Vẻ đẹp của rừng núi trong đêm khuya có tiếng suối trong trẻo ngân xa - Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh vật giao hoà, gần gũi, ấm áp. Câu 45: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 12. thời gian làm bài: 3 phút. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu: “ Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con” Đáp án: Bổ ngữ (phụ ngữ của động từ) Câu 46: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 13. thời gian làm bài: 3 phút. Trong văn biểu cảm muốn phát biểu suy nghĩ của cảm xúc đối với đời sống xung quanh phải nhờ những phương thức biểu đạt nào? Đáp án: Tự sự + miêu tả Câu 47: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 13. thời gian làm bài: 5 phút. Thế nào là phát biểu cảm ngĩ về một tác phẩm văn học? Đáp án: Là trình bày cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. Câu 48: Mức độ: Vận dụng, kiến thức tuần 13 thời gian làm bài 7 phút Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ qua bài “Cảnh khuya” Đáp án: - Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp gần gũi với thiên nhiên - Lo việc kháng chiến lòng yêu nước Câu 49: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 14. thời gian làm bài: 7 phút. Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài “Tiếng gà trưa” như thế nào? Đáp án: - Hình ảnh người ba tần tảo, chắt chiu, dành dụm mang lại niềm vui hạnh phúc cho cháu - Bà rất thương cháu, lo cho cháu - Tình bà cháu ấm áp, yêu thương. Câu 50: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 14. thời gian làm bài: 3 phút. Xác định kiểu điệp ngữ được thể hiện trong câu sau: “ Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông” Đáp án: Điệp ngữ cách quãng và nối tiếp. Câu 51: Mức độ: Nhận biết, kiến thức tuần 14. thời gian làm bài: 5 phút. Có những kiểu điệpngữ nào? Đáp án: - Điệp ngữ cách quãng - Điệp ngữ nối tiếp - Điệp ngữ chuyển tiếp Câu 52: Mức độ: Nhận biết, kiến thức tuần 14, thời gian làm bài 2 phút. Thế nào là biểu cảm về tác phẩm văn học? Đáp án: Là nêu những suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá về tác phẩm văn học. Câu 53: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 15. thời gian làm bài: 2 phút. Bài văn: “Một thứ quà của lúa non: Cốm” thuộc thể loại gì? A. Ký sự C. Truyện ngắn B. Hồi kí D. Tuỳ bút Đáp án: D Câu 54: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 15. thời gian làm bài: 3 phút. Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu: Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông. Đáp án: Dùng từ đồng âm Câu 55: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 15. thời gian làm bài: 5 phút. Nêu đặc điểm của thể thơ lực bát. Đáp án: + Mỗi cặp gồm 2 câu: - Câu trên: 6 tiếng - Câu dưới: 8 tiếng + Gieo vần:- Tiếng cuối của câu sáu vần với tiềng thứ 6 của câu 8 (cùng cặp) - Tiếng cuối của câu 8 (cặp trên) vần với tiếng cuối của câu 6 (cặp dưới). + Các tiếng thứ 2, 4, 6 trong 1 cặp phải cùng thanh điệu (bằng/trắc). Câu 56: Mức độ: Nhận biết, kiến thức tuần 15, thời gian làm bài 2 phút. Các lỗi thường gặp trong bài tập làm văn? Đáp án: - Lỗi chính tả - Lỗi dùng từ - Lỗi diễn đạt Câu 57: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 16. thời gian làm bài: 5 phút. Tác giả Minh Hương đã có những cảm nhận gì về thành phố Sài Gòn qua văn bản: “Sài Gòn của tôi”? Đáp án: - Đó là Thành Phố có thiên nhiên khí hậu hiền hoà, hấp dẫn - Những con người Sài Gòn hiền hoà anh dũng Câu 58: Mức độ: Thông hiểu, kiến thức tuần 16. thời gian làm bài: 7 phút Bài “ Mùa xuân của tôi” viết về cảnh sắc và không khí của mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này? Đáp án: - Cảnh sắc và không khí mùa xuânở Hà Nội Miền Bắc - Hoàn cảnh khi tác giả xa quê - Nỗi nhớ quê da diết Câu 59: Mức độ: Vận dụng, kiến thức tuần 16, thời gian làm bài 3 phút Hãy tìm từ Hán Việt dùng không phù hợp trong câu sau. Tìm từ khác thay thế từ đó? Bọn giặc đã quy tiên. Đáp án: Dùng từ sai: Quy tiên => thay bằng: Bỏ mạng Câu 60: Mức độ: Nhận biết, kiến thức tuần 16, thời gian làm bài 5 phút Tác phẩm trữ tình là gì? Ví dụ?