Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 3 : Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu

BÀI 3. CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU

 

1. Phong trào Văn hóa Phục hưng thế kỷ XIV- XVII

* Nguyên nhân:
- Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Giai cấp tư sản mạnh về kinh tế, nhưng không có địa vị xã hội nên họ chống lại chế độ phong kiến, dẫn đến Phong trào Văn hóa Phục hưng thế kỷ XIV- XVII
* Văn hóa Phục hưng: là sự phục hưng tinh thần của nền văn hóa cổ Hi Lạp và Rô ma, sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
Phong trào bắt đầu ở I-ta -li -a, sau đó lan rộng sang châu Âu.
- Ra-bơ-le là nhà văn, nhà y học.
- Đê-các-tơ: toán và triết học.
- Lê-ô-na đơ Vanh-xi là họa sĩ, kỹ sư. Những tác phẩm kinh điển của ông như Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng và Người Vitruvius là đại diện cho nghệ thuật thời Phục hưng.

Chân dung tự họa của Leonardo da Vinci. Những tác phẩm kinh điển của ông như Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng và Người Vitruvius là đại diện cho nghệ thuật thời Phục Hưng
Chân dung tự họa của Leonardo da Vinci.
Tranh Nàng Mona Lisa
Mona Lisa

- Cô-pec-níc là nhà thiên văn
- Sếch-  xpia là soạn kịch vĩ đại.
* Tư tưởng: bằng những tác phẩm của mình, giai cấp tư sản đã:
+  Phê phán giáo hội Thiên chúa giáo và phong kiến,.
+  Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.
* Biện pháp:
+  Phát động quần chúng chống phong kiến.
+  Là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại
+  Mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa Châu Âu.

2.  Phong trào Cải cách tôn giáo.

* Nguyên nhân:

- Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân, lấy kinh thánh làm cơ sở tư tưởng để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.
- Giáo hội là thế lực cản trở sự phát triển của tư sản đang lên.

* Nội dung:

- Cải cách tôn giáo của Lu thơ (Đức):
+ Phủ nhận vai trò thống trị của Giáo Hội.
+ Đòi bãi bỏ lễ nghi phiền toái
+ Đòi quay về với giáo lý Ki tô nguyên thủy
- Cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan sang Thụy Sĩ, Pháp, Anh,...

Martin Luther (Lu thơ)
Martin Luther (Lu thơ) 

* Tác động: 

+ Thúc đẩy, châm ngòi cho khởi nghĩa nông dân ở Đức - cuộc đấu tranh đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ tư sản chống phong kiến ở châu Âu.
+ Ki tô bị phân làm 2 giáo phái: đạo Tin lành(tôn giáo cải cách) và Ki tô giáo cũ. Hai giáo phái này mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau.

 

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Vì sao trong thời kì trung đại ở châu Âu, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại quý tộc phong kiến ?

Trả lời :

Trong thời kì trung đại ở châu Âu, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại quý tộc phong kiến vì giai cấp tư sản có thế lực kinh tế những không có địa vị xã hội. Họ luôn bị các thế lực phong kiến kìm hãm, cản trở sự phát triển kinh tế. Do đó, để giải quyết mâu thuẫn, giành địa vị xã hội, giai cấp tư sản đứng lên chống chế độ phong kiến ?

2. Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hóa làm cuộc mở đường cho đấu tranh chống phong kiến ?

Trả lời :

Giai cấp tư sản lại chọn văn hóa làm cuộc mở đường cho đấu tranh chống phong kiến vì những giá trị văn hóa cổ đại sẽ góp phần tác động, tập hợp lực lượng đông đảo quần chúng để chống lại phong kiến

3. Kể tên một số nhà văn hóa, khoa học tiêu biểu trong thời kì Văn hóa phục hưng mà em biết ?

Trả lời :

Trong thời kì Văn hóa phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta thường gọi là "Những con người khổng lồ" như Ra-bơ-le là nhà văn, nhà y học; R.Đê-các-tơ- nhà toán học, nhà triết học xuất sắc; Lê-ô-na đơ Vanh-xi - họa sĩ đồng thời là kĩ sư nổi tiếng; N.Cô-pec-ních là nhà thiên văn học; U.Sếch-xpia - nhà soạn kịch vĩ đại ...

4. Em hãy giới thiệu đôi nét về Lê-ô-na đơ Vanh-xi ?

Trả lời :

Lê-ô-na đơ Vanh-xi sinh năm 1452 và mất năm 1519. Mọi từ điển bách khoa, danh nhân, lịch sử thế giơi, lịch sử mĩ thuật khi nói đến Lê-ô-na đơ Vanh-xi đều bắt đầu bằng những câu khẳng định : Ông là " một trong những người vĩ đại, ông là linh hồn của thời kì Phục hưng, một nghệ sĩ toàn diện, lỗi lạc, một nhà bác học và phát minh được xem là khuôn mặt đặc sắc nhất của thời đại"

Lê-ô-na đơ Vanh-xi sinh ra ở Thành phố Vanh-xi, gần Phi-ren-xê (I-ta-li-a), xuất thân trong một gia đình trung lưu và đã có sự say mê về hội họa ngay từ nhỏ. Tranh của ông thường thiên về mô tả tính cách và hoạt động nội tâm nhân vật, một số tác phẩm tiểu biểu như : Bữa tiệc cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá, Nàng La-giô-công, Ma-đô-na bên cửa sổ.

5. Quan sát bức tranh hình 5 SGK trang 8 "Ma-đô-na bên cửa sổ", em có nhận xét gì về tài năng nghệ thuật của Lê-ô-na đơ Vanh-xi ?

Trả lời :

Bức tranh đạt đến sự hài hòa giữa các mảng mầu sáng - tối, cùng độ đậm - nhạt, tôn sự nhẹ nhàng, huyền ảo, sinh động đã lột tả được những sâu lắng trong nội tâm của nhân vật. Là người luôn chú ý đến sự cân đối của hình khối bức tranh, ông đa gọi đây là "linh hồn hồi họa"

6. Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì ?

Trả lời :

Bằng những tác phẩm của mình, họ đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự phong kiến. Giờ đây thần thánh không còn là những nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học, Kinh thánh của nhà thờ không còn là chân lí. Ngược lại, giá trị chân chính của con người được để cao; con người được tự do phát triển. Văn hóa Phục hưng còn đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

7. Em hãy cho biết nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng ?

Trả lời :

Nội dung của phong trào văn hóa Phục hưng :

- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội

- Đề cao giá trị chân chính của con người

- Đề cao khoa học tự nhiên

- Xây dựng thế giới quan duy vật

8. Phong trào Văn hóa Phục hưng có tác dụng như thế nào ?

Trả lời :

Phong trào Văn hóa Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến nmaf còn là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại", mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.

9. Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo ?

Trả lời :

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thành của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế , giai cấp tư sản đang lên đã coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách'" tổ chức Giáo hội đó.

10. Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo và cho biết nội dung cải cách của ông ?

Trả lời:

Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M.Lu-thơ (1483-1546), một tu sĩ ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, nghi lễ phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

Trong giáo lí của mình, Lu-thơ chủ trương " cứu vớt con người bằng lòng tin" điều đó có nghĩa là phủ nhận vai trò thống trị của Giáo hội.

11. Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ ?

Trả lời :

- Phong trào cải cách tôn giáo đã nhanh chóng lan rộng sang các nước châu Âu. Nó tấn công trực tiếp vào Giáo hội Thiên Chúa và chế độ phong kiến.

- Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, rộng lớn nhất ở Đức mà sử sách thường gọi là cuộc "chiến tranh nông dân Đức". Đây có thể coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu

12. Em hãy cho biết thực chất của phong trào văn hóa Phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo ?

Trả lời :

- Thực chất của phong trào văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến đã suy tàn. Nó có vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ cũ.

- Các tư tưởng cải cách tôn giáo không tách rời tư tưởng cải cách xã hội và tư tưởng nhân văn (đề cao giá trị con người)

- Cả hai phong trào trên đều tấn công trực tiếp vào giáo hội thiên chúa và chế độ phong kiến, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm