Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 21 : Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602)

Bài 21: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN (542 – 602)

 

1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

-  Đầu thế kỷ VI, Nhà Lương chia chia nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh), Hoàng Châu (Quảng Ninh).

-  Phân biệt đối xử đối với người Việt, chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giữ chức vụ quan trọng.

-  Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư thực hiện những chính sách cai trị hết sức tàn bạo, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.

=> Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa của Lý Bí.

Lược đồ nước ta vào thế kỷ thứ VI - thuộc nhà Lương
Lược đồ nước ta vào thế kỷ thứ VI - thuộc nhà Lương

2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập.

a. Khởi nghĩa Lý Bí

-  Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng.

-  Sau gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

-  Năm 542 và 543, Nhà Lương huy động quân đàn áp cuộc khởi nghĩa nhưng đều bị quân của Lí Bí đánh bại. Quân Lương bị tiêu diệt đến 7, 8 phần, quân ta giải phóng thêm Hoàng Châu.

Lược đồ khởi nghĩa Lý bí  ,dựng nước Vạn Xuân  542-544

 

b. Nước Vạn Xuân thành lập

-  Mùa Xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

-  Triều đình gồm hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

 

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI 

1. Quan sát lược đồ em hãy cho biết về mặt hành chính nhà Lương đã chia nước ta và đặt tên như thế nào?

 Trả lời :

Về mặt hành chính, nhà Lương đã chia lại các quận huyện và đặt tên mới : Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ Tĩnh) và Hoan Châu (Quảng Bình)

2. Nhà Lương chia nhỏ nước ta thành các quận, huyện nhằm mục đích gì ?

Trả lời :

Nhà Lương chia nhỏ nước ta thành các quận, huyện nhằm mục đích dễ bề cai trị và quản lí chặt chẽ hơn, nhằm siết chặt ách đô hộ đối với nhân dân ta.

3. Qua đoạn văn in nghiêng trong SGK trang 58, em nghĩ gì về thái độ của nhà Lương đối với nhân dân ta ?

Trả lời :

Nhà Lương đã thực hiện sự phân biệt đối xử trắng trợn, không cho ngưởi Việt giữ những chức vụ quan trọng. Coi thường người Việt dù người đó có học rộng, tài cao cũng chỉ được giữ chức "gác cổng thành" mà thôi.

4. Nhà Lương đã thực hiện chính sách vơ vét bóc lột nhân dân ta như thế nào ?

Trả lời :

Chính sách bóc lột của nhà Lương đối với nhân dân ta được biểu hiện : Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế : thuế muối, thuế chợ, thuế đò,... và có những thứ thuế hết sức vô tí : trồng cây dâu cao 1 thước khoảng 40cm đều phải nộp thuế, bán vợ, đợ con cũng phải đóng thuế.

5. Chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu như thế nào ?

Trả lời :

- Về mặt hành chính : nhà Lương chia lại các quận huyện và đặt tên mới

- Về việc sắp đặt quan lại cai trị : nhà Lương thi hành chính sách phân biệt đối xử, không cho người Việt giữ chức quan trọng

- Đánh hàng trăm thứ thuế

6. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu ?

Trả lời :

Chính sách thống trị của nhà Lương đối với nhân dân Giao Châu rất tàn bạo, làm mất lòng dân.

7. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?

Trả lời :

Do nhà Lương thi hành chính sách cai trị đối với nhân dân Giao Châu rất tàn bạo, vô lí, làm mất lòng dân như : thực hiện phân biệt đối xử với người Việt, đánh thuế nặng nề và vô lý làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ, ai cũng oán hận quân Lương, mong muốn giành lại độc lập cho Tổ quốc.

8. Lực lượng của Lí Bí rộng lớn như thế nào ?

Trả lời :

Lực lượng của Lí Bí rộng lớn khắp cả nước (tại Giao Châu, Ái Châu, Lộc Châu, Minh Châu, Hoàng Châu nhân dân đều nô nức hưởng ứng)

9. Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?

Trả lời :

Hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì :

- Nhân dân rất căm phẫn và oán hận chế độ thống trị của nhà Lương

- Lý Bí là người có tài, yêu nước được nhân dân tin tưởng, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa đánh giặc giành lại độc lập cho đất nước

10. Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?

Trả lời :

- Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

- Ở Chu Diên có Triệu Túc và con cà Triệu Quang Phúc, ở Thanh Trì có Phạm Tu, ở Thái Bình có Tinh Thiều,....chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu chạy về nước.

- Tháng 4 năm 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi.

11. Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa ?

Trả lời :

- Tinh thần chiến đấu của nghĩa quân rất quyết liệt, dũng cảm.

- Cuộc khởi nghĩa diễn ra trên quy mô lớn, nghĩa quân đã chủ động đánh địch một cách thông minh sáng tạo và nhanh chóng giành được thắng lợi

12. Em hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?

Trả lời :

 - Sau khi đánh bại quân Lương, mùa xuân năm 544. Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời)

- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quan mọi việc, Tinh Thiều đứng đầu ban văn. Phạm Tu đứng đầu ban võ.

13. Em có suy nghĩa gì về việc Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân ?

Trả lời :

Việc Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước và mơ ước đất nước luôn tươi đẹp như mùa xuân.

14. Ý nghĩa của những việc làm của Lý Bí sau khi đánh bại quân Lương ?

Trả lời :

Việc Lý Bí lên ngôi, việc đặt tên nước, xây dựng kinh đô có ý nghĩa to lớn: chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, có thể sánh vai và không lệ thuộc vào Trung Quốc. Thể hiện tinh thần ý chí dân tộc.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm