Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hướng dẫn soạn bài PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

85a0d382ab13a821bc588dfd9dda26d6
Gửi bởi: Doraemon 3 tháng 6 2016 lúc 3:22:54 | Được cập nhật: 28 tháng 4 lúc 5:14:38 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 612 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Hướng dẫn soạn bài PHỎNG VẤNVÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤNI. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Khái niệmPhỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận thông tin trực tiếp từ một đối tượng, đối tượng đó thường là người nổi tiếng hoặc một người liên quan đến sự việc mamg tính chất thời sự, người làm chứng, ... Có thể phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng phiếu hỏi, phỏng vấn qua điện thoại, qua mạng Internet... hình thức thường gặplà phỏng vấn trực tiếp.Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đang được sử dụng khá phổ biến trên báo chí và đời sống xã hội; có tác dụng tốt giúp lứa tuổi thanh niên học sinh rèn luyện khă năng quansát, phân tích và thái độ chủ động tự tin trong giao tiếp.2. Yêu cầu- Đối với người phỏng vấn với mục đích khai thác, thu nhận thông tin, người phỏng vấn cần chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc phỏng vấn. Trước khi phỏng vấn xác định mục đích phỏng vấn, có hiểu biết về vấn đề và đối tượng phỏng vấn, xây dựng đề cương phỏng vấn với hệ thống câu hỏi phù hợp; hi phỏng vấn cần có thái độ tôn trọng người được phỏng vấnvà tôn trọng các quy tc giao tiếp, biết cách hỏi, khéo léo, biết lái nội dung câu chuyện sao cho suôn sẻ và đạt hiệu quả phỏng vấn.... Sau khi phỏng vấn sửa chữa và sử dụng một cách trung thực nội dung thông tin đã thu nhận được có sự đồng của người được phỏng vấn, trình bày dưới hình thức hỏi đáp trực tiếp hoặc theo lối tường thuật.- Đối với người được phỏng vấn cần có trách nhiệm với thông tin mà mình cung cấp, chỉ nên trả lời những gì mình đã nắm bắt rõ ràng. Có thể trả lời hoặc không trả lời câu hỏi nhưng nên có thái độ cởi mở, hợp tác trong đối thoại; cần tự tin, phản xạ nhanh trước các câu hỏi, trả lời ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.3. Một số lưu ýKhi xây dựng đề cương phỏng vấn cần:- Định hướng cụ thể, rõ ràng nội dung phỏng vấn.- Câu hỏi đặt ra phải tập hợp được các tưởng của người phỏng vấn về một vấn đề nhất định, đồng thời có những câu hỏi then chốt để phát triển mạch phỏng vấn.- Phán đoán các trước phương án trả lời của đối tượng để có những phản ứng phù hợp, đặt thêm câu hỏi phụ để có thông tin cần thiết.II. RÈN KĨ NĂNG1. Vấn đề dự định phỏng vấn đối với mỗi đối tượnga. Đối tượng phỏng vấn là thầy (cô) hiệu trưởng Vấn đề dự định phỏng vấn: lịch sử truyền thống, thành tích giáo dục, đội ngũ cán bộ công nhân viên của nhà trường; sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể địa phương...b. Đối tượng phỏng vấn là một thầy (cô) giáo đã dạy học lâu năm tại trường Vấn đề dự định phỏng vấn: tình cảm nghề nghiệp, những học sinh, đồng nghiệp để lại ấn tượng sâu đậm cho thầy cô; những kỉ niệm sâu sc, khó phai trong sự nghiệp dạy học, những thành tích nổi bật, ...c. Đối tượng phỏng vấn là bác lao công, người có nhiều năm làm việc tại trườngVấn đề dự định phỏng vấn: về sự thay đổi của nhà trường; những kỉ niệm, những tình cảm, những suy nghĩ về các cháu học sinh, công việc,...2+4. Hệ thống câu hỏi cho từng đối tượng và dự kiến nội dung trả lời)- Thầy (cô) hiệu trưởng:+ Thưa thầy (cô), thầy (cô) có thể kể cho chúng em nghe những chặng đường lịch sử truyền thống của nhà trường đượckhông ạ?(Dự kiến thông tin có được từ câu trả lời: ngày thành lập trường, lịch sử phát triển (các mốc lịch sử quan trọng đối với nhà trường, những biến đổi về quy mô, cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, học sinh..., một vài kỉ niệm những năm đầu thành lập trường...)+ Trong những năm học qua, trường ta đã đạt được rất nhiều những thành tích đáng ghi nhận, thầy (cô) có thể điểm qua những thành tích nổi bật nhất được không ạ? (Dự kiến thông tin có được: một số thành tích giáo dục của nhà trường về thi học sinh giỏi, thi giáo viên dạy giỏi, các danh hiệu nhà trường đã đạt được, các hoạt động TDTT, tấm gương GV và HS...). Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, vậy trong những năm qua nhà trường đã nhận được sự quan tâm như thế nào từ phía các ban ngành đoàn thể của địa phương ạ? (Dự kiến thông tin có được: Sự quan tâm, giúp đỡ phối hợphoạt động của chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên...các hoạt động cụ thể)- Một thầy (cô) giáo đã dạy học lâu năm tại trường: Thưa thầy (cô), là một người đã công tác rất lâu năm tạitrường, hôm nay trong không khí kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy (cô) có thể chia sẻ với chúng em những tình cảm nghề nghiệp, những suy nghĩ của thầy (cô) về các thế hệ học sinh mà thầy (cô) từng dạy dỗ được không ạ?(Dự kiến thông tin có được: Lòng yêu nghề, sự tin tưởng, tựhào; những nhận xét và tình cảm của mình đối với học sinh; một vài kỉ niệm về học sinh.)+ Thưa thầy (cô), tâm trạng của cô trong những đầu tiên đến dạy tại trường và hiện giờ có gì khác nhau không ạ? Và bây giờ thấy (cô) nghĩ gì về thế hệ học sinh chúng em?(Dự kiến thông tin có được: Kể về những ngày đầu đến dạytại trường, nói về điểm giống và khác nhau giữa hai thời gian công tác; lòng yêu quý, sự tin tưởng đối với học sinh...).- Bác lao công, người đã có nhiều năm làm việc tại trường:+ Nêu lí do phỏng vấn, cảm ơn bác, người đã ba ngày tháng không biết mệt mỏi để giữ cho ngôi trường luôn xanh, sạch, đẹp.+ Bác đã gắn bó với nhà trường bao nhiêu năm rồi ạ? Trong thời gian qua bác thấy nhà trường có những biến đổi như thế nào a?(Dự kiến thông tin có được: Số năm công tác, những thay đổi của nhà trường, khang trang, sạch đẹp hơn...)+ Sau nhiều năm gắn bó với nhà trường, bác hãy chia sẻ cùng chúng cháu một vài kỉ niệm đáng nhớ giữa bác và nhà trường? Bác nghĩ gì về những học sinh như chúng cháu?(Dự kiến thông tin có được: một vài kỉ niệm, lòng yêu mến học sinh...)3. Dự kiến lời mở đầu và kết thúc với mỗi đối tượng- Thầy (cô) hiệu trưởng:+ Lời mở đầu Thưa thầy (cô), sắp đến ngày 20 -11, chúng em mong muốn có thêm hiểu biết về truyền thống dạy và họccủa nhà trường để đưa vào “Trang vàng truyền thống” trong tờ báo của lớp em. Vậy, mong thầy (cô) chia sẻ với chúng em một số thông tin về truyền thống dạy và học rất đáng tự hào của trường.+ Lời kết thúc Chúng em xin cảm ơn thầy (cô) rất nhiều. Thầy (cô) đã giúp chúng em thêm tự hào về ngôi trường yêu quý của mình! Chúng em kính chúc thầy (cô) mạnh khoẻ tiếp tục thúc đẩy nhà trường đi lên trong sự nghiệp trồng người.- Một thầy (cô) giáo đã dạy học lâu năm tại trường:+ Lời mở đầu Thưa thầy (cô), sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày mà cả đất nước tôn vinh nghề giáo, chc hẳn thầy(cô) đang có rất nhiều tâm sự, cảm xúc. Vậy chúng em rất mong thầy (cô) sẽ chia sẻ với chuyên mục “Trang vàng truyềnthống” trong tờ báo của lớp chúng em những suy nghĩ về nghề nghiệp, về tình cảm đối với học sinh chúng em.+ Lời kết thúc Chúng em xin cảm ơn thầy (cô) rất nhiều. Qua những lời chia sẻ của thầy (cô) chúng em thêm biết ơn những tình cảm và công lao dạy dỗ của các thầy, các cô đối với chúng em; chúng em thêm tự hào về mái trường THPT...của mình. Chúng em xin kính chúc thầy (cô) dồi dào sức khoẻ để tiếp tục đón nhận nhiều hơn nữa những tình cảmchân thành sâu sc của học sinh chúng em!- Bác lao công, người đã có nhiều năm làm việc tại trường:+Lời mở đầu Thưa bác, bác là một người thầy (người cô) thứ hai dạy chúng cháu những bài học rất thực tế về giữ gìn vệ sinh trường, lớp. Hôm nay trong không khí chào mừng ngày 20/11 chúng cháu rất mong bác sẽ chia sẻ đôi điều tâmsự với chuyên mục “Trang vàng truyền thống” trong tờ báo của lớp cháu. Bác đồng bác nhé!+ Lời kết thúc: Chúng cháu cảm ơn bác rất rất nhiều, chúng cháu hứa sẽ giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ để được bác tiếp tục yêu quý! Chúng cháu chúc bác mạnh khoẻ và càng ngày càng thu được ít rác ạ!5. Trình bày bài phỏng vấn Tham khảo bài Thăm nhà bác “Dế Mèn ”” (SGK, tr. 225) và dựa vào các nội dung trên để trình bày các bài phỏng vấn.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.