Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ

I. Khái niệm và phân loại

- Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH).

- Hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit

- Tên bazơ = tên kim loại (thêm hóa trị, nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit

Ví dụ:         NaOH: Natri hidroxit

                    Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit

 - Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:

           + Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm). Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

           + Những bazơ không tan. Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3

II. Tính chất hóa học

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ:         2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

                   3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ:         KOH + HCl → KCl + H2O

                   Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ  mới.

Điều kiện: Sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa hoặc chất bay hơi.

Ví dụ:         2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Ví dụ:         Cu(OH)2 \(\underrightarrow{t^o}\)  CuO + H2O

                   2Fe(OH)3  \(\underrightarrow{t^o}\)  Fe2O3 + 3H2O             

Bài tập

Có thể bạn quan tâm