Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

BÀI 26. OXIT

I. ĐỊNH NGHĨA

- Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Ví dụ: CuO, FeO, SO2, CO2 , ...

II. CÔNG THỨC

- Oxit có công thức tổng quát MxO(M có hóa trị n). Theo quy tắc hóa trị ta có: \(II\times y=n\times x\)

III. PHÂN LOẠI

Oxit được phân làm 2 loại chính:

a. Oxit axit:

- Thường là oxit của phi kim, khi cho oxit tác dụng với nước thì thu được một axit tương ứng.

Ví dụ:      SO3 tương ứng với axit H2SO4

                          SO3+ H2O → H2SO4

                SO2 tương ứng với axit H2SO3

                          SO2 + H2O ⇌ H2SO3 ( Đây là phản ứng xẩy ra theo 2 chiều, được gọi là phản ứng thuận nghịch)

                CO2 tương ứng với axit H2CO3

                          CO2 + H2O ⇌ H2CO3

b. Oxit bazơ:

- Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

Ví dụ:       Na2O tương ứng với NaOH

                 CaO tương ứng với Ca(OH)2

                 CuO tương ứng với Cu(OH)2

IV. CÁCH GỌI TÊN

a.Kim loại, phi kim chỉ có một hóa trị duy nhất.

                       Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

Ví dụ:        Na2O - natri oxit.

                  CaO - canxi oxit.

                  Al2O3 - nhôm oxit.

b. Nếu kim loại có nhiều hóa trị.

                        Tên gọi = tên kim loại (hóa trị) + oxit.

Ví dụ:        FeO - sắt (II) oxit.

                  Fe2O3 - sắt (III) oxit.

                  CuO - đồng (II) oxit.

c. Nếu phi kim có nhiều hóa trị.

 Tên gọi = (tiền tố chỉ số nguyên tử pk )tên phi kim + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)oxit.

Tiền tố: mono-1; đi-2; tri-3; tetra-4; penta-5 ...

Ví dụ:         CO - cacbon monooxit.

                   CO2 - cacbon đioxit (hoặc khí cacbonic).

                   SO2 - lưu huỳnh đioxit (hoặc khí sunfurơ).

                   SO3 - lưu huỳnh trioxit.

P2O5 - điphotpho pentaoxit 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm