Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 13. Phản ứng hóa học

I. ĐỊNH NGHĨA 

- Quá trình biến đổi từ chất bày sang chất khác gọi là phản ứng hóa học. Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia). Chất mới sinh ra là sản phẩm.

- Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như sau : Tên chất phản ứng  tên sản phẩm 

Ví dụ : lưu huỳnh + sắt  sắt (II) sunfua (lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra sắt (II) sunfua ) 

II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC 

- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác , kết quả là chất này biến đổi thành chất khác 

Chú ý : nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác .

III. KHI NÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA ?

- Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau 

- Cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đấy, tùy mỗi phản ứng cụ thể 

- Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác, đó là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.

IV. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA ?

- Nhận biết phản ứng hóa học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành, có tính chất khác với chất phản ứng 

Ví dụ : trong phản ứng giữa lưu huỳnh và sắt , hợp chất sắt (II) sunsfua tạo ra không còn tính chất của lưu huỳnh và sắt nữa .

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm