Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HDC đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên NBK, Quảng Nam đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 23:20:04 | Được cập nhật: 7 giờ trước (13:46:07) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1833 | Lượt Download: 79 | File size: 0.726528 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM HỌC 2017 - 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC LỚP 11
(HDC gồm 17 trang)

Câu 1. Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2 điểm)
Đồ thị sau đây thể hiện ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới tốc độ thoát
hơi nước từ biểu bì trên và biểu bì dưới của lá ở một loài cây. Các nhân tố môi
trường khác được giữ ổn định.

Hình 1. Đồ thị mối quan hệ tốc độ thoát hơi nước và cường độ ánh sáng
a. Đường cong nào trong hình thể hiện sự thoát hơi nước ở mặt trên lá; đường cong
nào là ở mặt dưới lá? Giải thích.
b. Nêu đặc điểm cách xếp lá của cây làm thí nghiệm.
c. Nếu thí nghiệm tiến hành trên đối tượng lá cây ngô (Zea mays) và lá cây hoa
súng (họ Nymphaeaceae) thì kết quả sẽ như thế nào? Vẽ đồ thị minh họa.
ĐÁP ÁN
Câu
1

Nội dung
a.

Điểm

- (A): Thoát hơi nước ở mặt dưới;

(0.25 điểm)

- (B): Thoát hơi nước ở mặt trên.

(0.25 điểm)

Vì: - Mặt trên có ít khí khổng hơn mặt dưới nên cường độ ánh
sáng ít ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi nước hơn so với mặt
dưới.

(0.25 điểm)
1

b. Cây trong thí nghiệm có lá cây xếp ngang.

(0.25 điểm)

c. - Đối với lá ngô (Zea may)
+ Lá cây xếp thẳng đứng; hai mặt có lượng khí khổng tương
đương nhau, mức ảnh hưởng bởi cường độ ánh sáng tới tốc độ
thoát hơi nước tương đương nhau. Hai đường gần như trùng
nhau.

(0.25 điểm)

Vẽ

đúng

hình

được

(0.25 điểm)
- Đối với lá súng:
+ Lá cây nổi trên mặt nước; biểu bì dưới tiếp xúc với mặt (0.25 điểm)
nước, không có khí khổng nên tốc độ thoát hơi nước gần như
bằng 0, thoát hơi nước toàn bộ qua biểu bì trên.

Vẽ

đúng

hình

được

(0.25 điểm)

Câu 2. Quang hợp (2 điểm)
Các nhà khoa học đã sử dụng hai loài cây A và B để so sánh về nhu cầu
nước và lượng chất khô tích lũy trong cây ở hai loài. Các cây thí nghiệm giống
2

nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan với sinh khối khô) được trồng
trong điều kiện canh tác tối ưu. Sau cùng một thời gian sinh trưởng, các giá trị
trung bình về lượng nước hấp thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm được thống kê
sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong bảng dưới đây.
Chỉ tiêu
Lượng nước hấp
thụ (L)
Lượng sinh khối
khô tăng (g)

Loài A

Loài B

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

2,54

2,53

2,60

3,70

3,82

3,80

10,09

10,52

11,30

7,50

7,63

7,52

Biết rằng hai loài A và B đang nghiên cứu có một loài là lúa nước (Oryza
sativa) và một loài là lúa miến (Sorghum bicolor).
a. Định tên loài A và B. Giải thích.
b. Dựa vào điểm bù CO2 của hai loài cây trên, hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
ĐÁP ÁN
Câu
2

Nội dung
a.

Điểm
(0.25 điểm)

- Cây A là cây lúa miến; - Cây B là cây lúa nước.
Giải thích:
- Vì số liệu cho thấy, tỷ lệ lượng nước hấp thụ/sinh khối khô

(0.25 điểm)

tích lũy ở cây loài A xấp xỉ 240/1; cây loài B xấp xỉ 500/1 
Loài A có nhu cầu nước thấp hơn; loài B có nhu cầu nước cao
hơn.

(0.25 điểm)

- Trong khi đó: Lúa nước là cây C3, lúa miến là cây C4 mà
nhu cầu nước của cây C3 cao hơn C4.
- Mặc khác trong cùng một thời gian, hiệu suất tích lũy chất
khô của nhóm A cao hơn nhóm B.
 Cây A là cây lúa miến – C4; B là cây lúa nước – C3
b. - Theo phương trình quang hợp: 6 CO2 + 12 H2O 
3

(0.25 điểm)

C6H12O6 + 6 O2 + 6H2O
+ Để loài A và B tổng hợp được 180g đường (tương đương 1
phân tử C6H12O6) chỉ cần 216 g nước ( tương đương 12 phân
tử H2O)  tỷ lệ H2O hấp thụ / C6H12O6 tổng hợp xấp xỉ 1,2/1.

(0.25 điểm)

+ Trong khi đó tỷ lệ H2O hấp thụ / C6H12O6 tổng hợp của: loài
A xấp xỉ 240/1; loài B xấp xỉ 500/1  Chứng tỏ phần lớn
nước hấp thụ vào trong cây bị thoát ra ngoài khí quyển.

(0.25 điểm)

- Để các cây loài B có thể tiến hành quang hợp tích lũy chất
hữu cơ thì nồng độ CO2 trong lá các cây này cao hơn so với
điểm bù CO2. Do điểm bù CO2 của loài cây B – lúa nước (loài
thực vật C3) cao hơn nhiều so với điểm bù CO 2 của loài cây
A – lúa miến (thực vật C4) nên khí khổng loài B phải mở
nhiều hơn (kể cả số lượng và thời gian) để lấy CO2.

(0.25 điểm)

- Khí khổng mở càng nhiều để lấy CO2 kéo theo hơi nước từ
trong lá thoát ra ngoài càng nhiều khiến cho loài B cần hấp
thụ nhiều nước hơn (khoảng 500g) so với loài A (khoảng
240g) để tổng hợp 1 gam chất khô.

(0.25 điểm)

Câu 3. Hô hấp (1 điểm)
Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh
dưỡng khoáng và trao đổi nitơ ở cây xanh.
ĐÁP ÁN
Câu
3

Nội dung

Điểm

- Quá trình hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức (0.25 điểm)
tạp (đường glucose) thành các chất vô cơ đơn giản (CO2,
H2O); đồng thời giải phóng năng lượng ATP cũng như tạo các
sản phẩm trung gian là các axit hữu cơ.
- ATP và các sản phẩm vật chất liên quan chặt chẽ đến
quá trình hấp thụ khoáng, nitơ; quá trình sử dụng khoáng và
biến đổi nitơ trong cây.
4

+ Các axit hữu cơ, sản phẩm trung gian của hô hấp
được sử dụng để tổng hợp các axit amin; tăng áp suất thẩm
thấu.

(0.25 điểm)
+ ATP: sử dụng để vận chuyển tích cực các chất qua

màng; biến đổi các chất trong cây.
+ Hô hấp của rễ tạo ra CO2.

(0.25 điểm)

Trong dung dịch đất
H2O + CO2 →

H2CO3 → HCO3- + H+

Các ion H+ hút bám trên bề mặt rễ trao đổi với các
ion cùng dấu trên bề mặt keo đất → rễ hấp thụ được các
nguyên tố khoáng theo cơ chế hút bám trao đổi.
(0.25 điểm)
Câu 4. Sinh sản ở thực vật + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (2 điểm).
a. Theo dõi sự nảy mầm của hạt đậu tương trong một thời gian, người ta thấy sự
biến động hàm lượng nitơ tổng số và nitơ hòa tan trong lá mầm và các phần khác
của cây mầm được thể hiện ở hai hình dưới đây.

Hình 2: Biến động hàm lượng nitơ tổng số

Hình 3: Biến động hàm lượng nitơ hòa tan

Hãy xác định và giải thích:

5

- Trong hình 2, đường cong nào biểu diễn hàm lượng nitơ tổng số trong lá
mầm và đường cong nào biểu diễn hàm lượng nitơ tổng số trong phần còn lại của
cây mầm?
- Trong hình 3, đường cong nào biểu diễn hàm lượng nitơ hòa tan trong lá
mầm và đường cong nào biểu diễn hàm lượng nitơ hòa tan trong phần còn lại của
cây mầm?
b. “Gibêrelin được ứng dụng để kích thích cây ngày ngắn hoặc cây ngày dài ra hoa
trái vụ đều cho hiệu quả như nhau”. Nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích.
ĐÁP ÁN
Câu
4

Nội dung

Điểm

a.
- Đường A: Nitơ tổng số trong lá mầm
- Giải thích: Hạt đậu tương có hàm lượng protein dự trữ cao,
tập chung chủ yếu ở 2 lá mầm. Khi hạt bắt đầu nảy mầm, (0,25 điểm)
protein dự trữ sẽ được huy động để phân giải thành các chất
trung gian, đồng thời tạo năng lượng cho kiến tạo tế bào mới
của cây mầm, nên hàm lượng nitơ tổng số giảm dần.
- Đường B: Nitơ tổng số trong phần còn lại của cây
mầm.
Giải thích: Cây mầm lớn dần theo thời gian do sự phân
chia và sinh trưởng tế bào, quá trình tổng hợp mới các chất (0,25 điểm)
hữu cơ có chứa nitơ tăng lên, hàm lượng nitơ tổng số cũng
tăng dần theo độ lớn của cây mầm.
- Đường C: Nitơ hòa tan trong phần còn lại của cây
mầm.
Giải thích: Protein dự trữ được thủy phân và đưa từ lá
mầm vào các phần còn lại của cây để làm nguyên liệu cho tạo
mới tế bào. Sau đó các chất này vẫn được tiếp tục tổng hợp (0,25 điểm)
mới do cây mầm lớn lên và có khả năng tự dưỡng nên hàm
6

lượng nitơ hòa tan cũng tăng lên.
- Đường D: Nitơ hòa tan trong lá mầm.
Giải thích: Hàm lượng nitơ hòa tan tăng vào giai đoạn
đầu của sự nảy mầm do protein dự trữ được huy động để thủy
phân thành axit amin, sau đó hàm lượng nitơ hòa tan giảm
theo mức độ suy giảm protein dự trữ trong 2 lá mầm của hạt.

(0,25 điểm)

b. - Sai. Vì cây muốn ra hoa cần phải có Florigen - là
hoocmon kích thích sự ra hoa với thành phần cấu tạo gồm
gibêrelin và antezin. Cây chỉ ra hoa khi có đầy đủ hai thành (0,25 điểm)
phần này.
- Với cây ngày ngắn, gibêrelin hình thành khi ngày ngắn
lẫn ngày dài, còn antezin chỉ được tạo ra khi ngày ngắn.

(0,25 điểm)

- Đối với cây ngày dài thì ngược lại, antezin hình thành
lúc ngày ngắn lẫn ngày dài, còn gibêrelin chỉ tạo ra lúc ngày dài.

(0,25 điểm)

- Do đó, chỉ nên bổ sung gibêrelin để kích thích cây ngày
dài ra hoa trái vụ vào lúc ngày ngắn. Đối với cây ngày ngắn (0,25 điểm)
không thiếu gibêrelin lúc trái vụ nên không cần bổ sung.
Câu 5. Cảm ứng ở thực vật ( 1 điểm)
a. Nếu bạn loại bỏ mũ rễ khỏi rễ thì rễ có đáp ứng được với trọng lực không? Vì
sao?
b. Vùng ánh sáng nào tác động hiệu quả nhất đối với vận động theo ánh sáng của
cây xanh? Vì sao?
c. Hiện tượng khép lá của cây trinh nữ là ứng động sinh trưởng hay ứng động
không sinh trưởng?
ĐÁP ÁN

7

Câu
5

Nội dung

Điểm

a. – Không. Vì: Do mũ rễ có chứa sỏi thăng bằng mẫn cảm (0,25 điểm)
với trọng lực nên rễ có mũ rễ bị loại bỏ thì hầu như không
mẫn cảm với trọng lực.
b. Ánh sáng xanh tím có hiệu quả nhất đối với vận động theo (0,25 điểm)
ánh sáng vì ánh sáng này có năng lượng photon lớn nhất.
c.
- Trường hợp 1: - Cây trinh nữ khép lá khi bị va chạm: Là vận
động ứng động không sinh trưởng dựa vào sức trương nước (0,25 điểm)
của tế bào miền chuyên hóa.
- Trường hợp 2. – Cây trinh nữ khép lá lúc chiều tối (mở lá ra
lúc sáng sớm): Là vận động ứng động sinh trưởng: Vì trinh
nữ là cây họ đậu, vận động ngủ thức theo nhịp đồng hồ sinh (0,25 điểm)
học (theo nhịp điệu ngày đêm).

Câu 6. Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2 điểm).
a. Tại sao ở những người bị bệnh xơ gan, viêm gan qua nghiên cứu cho thấy
lượng lipit trong phân gia tăng, cơ thể thiếu nghiêm trọng các vitamin A, D, E, K,
hoạt động tiêu hoá giảm sút?
b. Ở một người bình thường mỗi lần hít vào hoặc thở ra bình thường làm lưu
chuyển một lượng khí gọi là thể tích lưu thông. Cho biết một nhịp thở gồm một lần
hít vào và một lần thở ra. Theo dõi nhịp thở và thể tích khí lưu thông của hai người
thu được kết quả sau:
- Người A : Trung bình đạt 18 nhịp thở mỗi phút, có thể tích khí lưu thông là
500ml khí .
- Người B : Trung bình đạt 30 nhịp thở mỗi phút, có thể tích khí lưu thông là
300ml khí .
Em có nhận xét gì về hiệu quả trao đổi khí của 2 người này. Giải thích.
ĐÁP ÁN
8

Câu
6

Nội dung

Điểm

a - Ở người viêm gan, xơ gan sự tiết mật bị giảm sút.

(0,25 điểm)

- Trong thành phần của mật có muối mật và NaHCO 3 trực
tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá.
+ Muối mật có tác dụng nhũ tương hoá lipit tạo điều kiện cho
enzim lipaza hoạt động phân giải, giúp hấp thu lipit và các

(1 ý được

chất hoà tan trong lipit như vitamin A, D, E, K.

0,25

+ Thiếu mật thì sự tiêu hoá giảm, sự hấp thu lipit và các

điểm;

vitamin tan trong dầu mỡ giảm sút, nên lipit bị đào thải trong

2ý–3ý

phân, cơ thể thiếu các vitamin này nghiêm trọng.

được 0,5

+ NaHCO3 của mật góp phần tạo môi trường kiềm để các

điểm)

enzim của tuỵ và ruột hoạt động.
- Mật còn có tác dụng làm tăng nhu động ruột (giúp tiêu hoá,
hấp thu tốt), kích thích tăng tiết dịch tuỵ, ức chế hoạt động
của vi khuẩn, chống sự lên men thối rữa các chất ở ruột. Vì

(0,25 điểm)

vậy thiếu mật thì hoạt động tiêu hoá giảm sút.
b.
- Thể tích khí lưu thông trong 1 phút là

(0,25 điểm)

+ Người A: 18×500=9000 ml/phút
+ Người B: 30×300=9000 ml/phút
- Ta có ở người bình thường mỗi nhịp thở luôn có 150ml khí (0,25 điểm)
đọng nằm trong khoảng chết của đường dẫn khí.
- Vì vậy lượng khí mới vào phổi để hô hấp là

(0,25 điểm)

+ Người A: 9000 - 18×150 =6300(ml/phút)
+ Người B: 9000 - 30×150= 4500 (ml/phút)
=>Vậy hiệu quả trao đổi khí của người A cao hơn người B

(0,25 điểm)

Câu 7. Tuần hoàn (2 điểm)
a. Tính thấm của thành mao mạch đối với một số chất thể hiện ở bảng sau:
Chất

Phân tử khối tương đối
9

Tính thấm của thành mao mạch

Nước

18

1.00

Urea

60

0.8

Glucose

180

0.6

Ion Na+

23

0.96

Hemoglobin

68 000

0.01

Albumin

69 000

0.00001

(Tính thấm của thành mao mạch với nước bằng 1, các chất khác được tính tỉ
lệ so với nước)
- Nhận xét mối quan hệ giữa khối lượng tương đối các phân tử và tính thấm của
thành mao mạch với chúng.
- Trong các cơ đang hô hấp, glucose khuếch tán từ máu vào tế bào cơ hay ngược
lại?
- Albumin là protein huyết tương có lượng lớn nhất. Tại sao việc thành mao mạch
không thấm với albumin là rất quan trọng?
b. Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch
khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên, đối với cơ tim thì ngược lại, nó
nhận được máu nhiều hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn khi tâm thất
co. Giải thích sự khác biệt trên.
ĐÁP ÁN
Câu
7

Nội dung

Điểm

a - Khối lượng tương đối các phân tử càng lớn thì tính thấm (0,25 điểm)
của thành mao mạch với chúng càng kém.
- Glucose khuếch tán từ máu vào tế bào cơ. Quá trình hô hấp
tiêu tốn glucose làm nồng độ của glucose trong tế bào giảm.

(0,25 điểm)

- Albumin tạo áp suất thẩm thấu trong huyết tương để kéo
nước từ mô vào mao mạch.

(0,25 điểm)

- Nếu albumin khuếch tán ra ngoài, nước tích trong các mô
gây phù nề.

(0,25 điểm)
10

b. - Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các
cơ quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất giãn,

(0,5 điểm)

huyết áp giảm. Trong khi đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép
vào thành các động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn.
- Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động
mạch chủ cũng là nơi xuất phát của động mạch vành tim. Lúc
đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho

(0,5 điểm)

tim vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn
so với khi tâm thất co.
Câu 8. Bài tiết, cân bằng nội môi ( 2 điểm).
Có hai người phụ nữ ở tuổi 35, thời gian gần đây cả hai người đều xuất hiện
những triệu chứng hay khát nước, tiểu nhiều và tiểu nhiều lần trong ngày, đôi lúc
thấy chóng mặt, nên họ quyết định đi đến bác sĩ để khám. Bác sĩ cho làm xét
nghiệm máu, kết quả thu được về hàm lượng hocmone ADH của hai nguời này như
sau:
ADH (ng/l)

ADH (ng/l) ở người bình thường

Người A

20

10

Người B

0.5

10

a. Nêu vai trò của hocmone ADH.
b. Em hãy đưa ra những chuẩn đoán nguyên nhân dẫn đến kết quả xét nghiệm và
triệu chứng như trên.
ĐÁP ÁN
Câu
8

Nội dung

Điểm

a.
- ADH là một hormone peptide, được sản xuất bởi vùng dưới (0,25 điểm)
đồi của vỏ não và được lưu trữ ở thùy sau tuyến yên ở nền
não.
- ADH thường được bài tiết bởi tuyến yên để đáp ứng với sự
11

thay đổi khi áp suất thẩm thấu (ASTT) của máu tăng cao (số
lượng các phần tử hòa tan trong máu tăng) hay khi giảm thể
tích máu.

(0,25 điểm)

- ADH tác động đến thận bằng cách tăng tái hấp thu nước ở
ống lượn xa và ống góp và do đó làm cô đặc nước tiểu 
Nước giữ lại làm loãng máu, làm giảm độ thẩm thấu của máu; (0,25 điểm)
làm tăng khối lượng và áp lực máu.
b. - Ở người A cho thấy nồng độ hocmone ADH cao hơn bình
thường (20 ng/l)
+ Nguyên nhân do hỏng thụ thể tiếp nhận ADH ở thận.

(0,25 điểm)

+ Do đó, thận không đáp ứng để làm giảm ASTT (không gây (0,25 điểm)
kích thích tái hấp thụ nước, nước tiểu loãng)  nên vùng dưới
đồi vẫn tăng tiết ADH khiến cho ADH cao.
- Ở người B cho thấy nồng độ hocmone ADH thấp hơn bình
thường (0,5 ng/l)
+ Nguyên nhân do vùng dưới đồi bị tổn thương làm sản xuất ít (0,25 điểm)
hocmone ADH; hoặc bị hỏng thụ thể nhận biết sự thay đổi
ASTT máu nên làm cho nồng độ ADH trong máu thấp
 Cả 2 đều giảm cơ chế đáp ứng của ADH nên làm giảm tái (0,25 điểm)
hấp thụ nước ở thận, kéo theo:
+ Lượng nước tiểu bài tiết nhiều; tiểu nhiều lần.

(Đủ 3 ý

+ Làm giảm thể tích máu  Giảm huyết áp nên giảm lượng

được 0,5

máu đưa oxi nên não nên đôi khi thấy chóng mặt.

điểm, 1-2 ý

+ Tăng ASTT máu nên tăng khát nước.

0,25 điểm)

Câu 9. Cảm ứng ở động vật (2 điểm)
Hình dưới đây thể hiện điện thế màng của tế bào hạch xoang. Các pha khử
cực bắt đầu với dòng Na+ vào và tiếp theo là dòng Ca2+ vào, trong khi sự tái phân
cực gây ra bởi dòng K+ ra. Hình A tương đương với nhịp tim bình thường. Hình B
12

tương đương với nhịp tim giảm do tác động của đối giao cảm. Hình C tương ứng
với nhịp tim tăng do tác động của giao cảm.

Hình 4. Đồ thị điện thế màng của tế bào hạch xoang
a. Hàm lượng các ion và tính thấm của màng biến đổi như thế nào để đồ thị điện
thế màng của hình A trở thành hình B.
b. Biên độ điện thế hoạt động của hình A có thay đổi hay không khi hàm lượng
Ca2+ ở dịch ngoại bào thấp? Giải thích.
c. Xét trên một xung thần kinh, hãy sắp xếp thứ tự các hình A, hình B, hình C dựa
trên lượng ion K+ và Na+ vận chuyển qua màng theo thứ tự từ cao đến thấp. Giải
thích.
d. Giả sử một người bình thường dùng thuốc X có tác dụng ức chế tách phức hệ Gprotein ra khỏi thụ thể của Acetylcholine thì nhịp tim của người đó thay đổi như
thế nào. Giải thích.
ĐÁP ÁN
Câu

Nội dung

9

a. – Ta thấy đồ thị hình B xuất phát có điện thế nghỉ (-100

Điểm

mV) là thấp hơn so với đồ thị hình A (-80 mV) (chênh lệch
điện thế ở hai bên màng ở hình B lớn hơn hình A); đồng thời (0,25 điểm)
khoảng thời gian cho một chu kỳ (khử cực và tái phân cực) ở
hình B lâu hơn hình A.
- Do đó để đồ thị từ A chuyển sang B thì ta có thể tác động
bằng cách:
+ Tăng tính thấm của màng đối với ion K+
+ Tăng nồng độ ion K+ bên trong tế bào
+ Giảm nồng độ ion Na+ bên ngoài tế bào
13

(Trả lời 2 –
3 ý 0,25
điểm; đủ 4

+ Xử lí đồng thời giảm nồng độ ion Na+ bên ngoài tế ý 0,5 điểm)
bào và tăng nồng độ ion K+ bên trong tế bào.
b. Biên độ điện thế hoạt động sẽ giảm vì nồng độ ion Ca 2+
ngoại bào thấp sẽ giảm sự chênh lệch nồng độ do đó khi tế (0,25 điểm)
bào nhận kích thích thì Ca2+ sẽ khuếch tán vào ít  biên độ
hẹp lại.
c. - Hình B có biên độ điện thế lớn nhất nên khử cực và tái
phân cực lớn nhất nên dòng ion K + và Na+ khuếch tán qua
màng lớn nhất; hình C có biên độ điện thế nhỏ nhất nên khử (0,25 điểm)
cực và tái phân cực nhỏ nhất nên dòng ion K + và Na+ khuếch
tán qua màng là nhỏ nhất
- Suy ra thứ tự từ cao đến thấp của dòng K + và Na+ vận (0,25 điểm)
chuyển qua màng :
Hình B > Hình A > Hình C
d. - Nhịp tim sẽ tăng vì tác động của Acetylcholin với tế bào (0,25 điểm)
cơ tim giống với đối giao cảm làm giảm nhịp tim.
- Do đó ức chế tách phức hệ G-protein ra khỏi thụ thể của
Acetylcholine  nên tế bào cơ tim không đáp ứng với
Acetylcholin; không hoạt hóa quá trình truyền tin  nhịp tim (0,25 điểm)
tăng.

Câu 10. Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật ( 1 điểm)
a. Nếu một người bị hỏng thụ thể progesteron và estrogen ở các tế bào niêm mạc tử
cung thì có xuất hiện chu kì kinh nguyệt hay không? Khả năng mang thai của
người này như thế nào?
b. Hãy giải thích vì sao khi phụ nữ dùng thuốc tránh thai thì
- Không có hiện tượng trứng chín và rụng trứng.
- Vẫn có kinh nguyệt đều đặn.
ĐÁP ÁN
14

Câu
10

Nội dung

Điểm

a- Tử cung của người này không đáp ứng với estrogen và (0,25 điểm)
progesteron nên không dày lên và cũng không bong ra, do đó
không có chu kì kinh nguyệt.
- Người này không có khả năng mang thai do niêm mạc tử
cung không dày lên dẫn đến: Trứng không thể làm tổ trong tử (0,25 điểm)
cung; hoặc nếu trứng làm tổ được cũng khó phát triển thành
phôi do thiếu chất dinh dưỡng, dễ bị sẩy thai.
b.
- Thành phần thuốc tránh thai là progesteron hoặc progesteron
và estrogen. Các hooc môn này có tác dụng điều hoà ngược
âm tính lên vùng dưới đồi, tuyến yên → Vùng dưới đồi ngừng (0,25 điểm)
tiết GnRH, tuyến yên ngừng tiết FSH, LH → không có trứng
chín và rụng.
- Progesteron và estrogen có trong thuốc tránh thai vẫn kích
thích sự dày lên của niêm mạc tử cung. Trong những ngày (0,25 điểm)
người phụ nữ uống đến những viên thuốc không có
progesteron và estrogen thì nồng độ 2 hooc môn này giảm đột
ngột → niêm mạc tử cung bong ra → kinh nguyệt.

Câu 11. Nội tiết (2 điểm)
a. Hãy nêu các hiểu biết của em về tuyến cận giáp. Từ đó hãy suy đoán những hậu
quả có thể xảy ra với người mắc bệnh ưu năng tuyến cận giáp hoặc nhược năng
tuyến cận giáp.
b. Một người hỏng thụ thể Ca2+ ở tuyến cận giáp thì nồng độ Ca2+ trong máu thay
đổi như thế nào? Giải thích.
ĐÁP ÁN
Câu
11

Nội dung
a. - Tuyến cận giáp:
+ Nằm phía sau tuyến giáp, tiết ra hoocmon PTH khi nồng
15

Điểm

độ canxi huyết giảm.
+ PTH có tác dụng nâng cao canxi huyết bằng cách:

(0,25 điểm)

- Thúc đẩy sự hấp thụ canxi của ruột.
- Hạn chế sự thải loại canxi qua nước tiểu.

(1-2 ý được

- Kích thích gián tiếp tế bào hủy xương để thu hồi canxi 0,25 điểm;
vào máu.

đủ 3 ý 0,5

- Ưu năng tuyến cận giáp sẽ tiết PTH quá mức nên:

điểm)

+ Xương trở nên xốp, biến dạng và dễ gãy; mức canxi
huyết cao và dễ gây sỏi thận

(0,25 điểm)

- Nhược năng tuyến cận giáp sẽ giảm tiết PTH nên:
+ Giảm nhanh canxi huyết  dẫn đến co cứng gây chết
trong vòng 3 - 4 ngày.

(0,25 điểm)

b. - Nồng độ Canxi huyết tăng.

(0,25 điểm)

- Vì: thụ thể Canxi ở tuyến cận giáp bị hỏng do đó:
+ Không thể tiếp nhận thông tin về sự biến động canxi
huyết.

(0,25 điểm)

+ Mất cơ chế điều hòa ngược âm tính của Canxi máu vì
bình thường Canxi máu tăng sẽ tác động lên thụ thể ở tuyến
cận giáp gây đáp ứng ức chế tiết hocmone PTH.

(0,25 điểm)

Câu 12. Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật) ( 1 điểm).
a. Em hãy chú thích (1, 2, 3, 4) cho hình vẽ dưới đây mô tả về lát cắt ngang của
thân một loài cây.

16