Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 trường THPT Yên Dũng mã đề 511 năm 2021-2022

05cc354e5ae3ab1ddb2ac3d7d5604e1e
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 7 2022 lúc 23:13:06 | Được cập nhật: hôm kia lúc 14:50:02 | IP: 2001:ee0:4ba5:2c20:8de2:9c52:7cfe:3c7d Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 138 | Lượt Download: 1 | File size: 0.166169 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường THPT Yên Dũng số 3 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN SINH- KHỐI 11

Họ tên: .................................................. Năm học: 2021- 2022

Lớp: ............. SBD: .............................. Thời gian: 45 phút

MÃ ĐỀ: 511

I. Trắc nghiệm (5 điểm): Chọn đáp án đúng nhất.

Câu 1. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?

A. Tích lũy năng lượng. B. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.

C. Tạo chất hữu cơ. D. Điều hòa không khí.

Câu 2. Các tilacôit không chứa

A. các chất truyền electron. B. các sắc tố.

C. các trung tâm phản ứng. D. enzim cacbôxi hóa.

Câu 3. Khi nói về các nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây, câu nào sau đây có nội dung không đúng?

A. Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng ion.

B. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.

C. Các muối khoáng trong đất chỉ tồn tại ở dạng hòa tan.

D. Phân bón cũng là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Câu 4. Vai trò của sự thoát hơi nước ở lá là

A. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá.

B. Tăng lượng nước cho cây.

C. Cân bằng khoáng cho cây.

D. Làm giảm lượng khoáng trong cây.

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở thực vật?

A. Ứ giọt thường xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.

B. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.

C. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.

D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.

Câu 6. Sắc tố quang hợp nào tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng ATP, NADPH?

A. Diệp lục a. B. Carôten. C. Diệp lục b. D. Xanthophyl.

Câu 7. Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật:

(1) Tạo lực hút đầu trên.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2) và (3). B. (1), (3) và (4). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4).

Câu 8. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

A. Mg. B. N C. Fe. D. Ca.

Câu 9. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. qua mạch gỗ.

C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. từ mạch gỗ sang mạch rây.

Câu 10. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào?

A. N2O. B. NO2 và NH3. C. NO. D. NH4+ và NO3-.

Câu 11. Nơi cuối cùng nước và chất khoáng hòa tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là

A. Tế bào lông hút. B. Tế bào nhu mô vỏ. C. Khí khổng. D. Tế bào nội bì.

Câu 12. Cho các đặc điểm sau:

(1) Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin → dễ thấm nước.

(2) Không bào trung tâm nhỏ → tạo áp suất thẩm thấu cao.

(3) Không bào trung tâm lớn → tạo áp suất thẩm thấu cao.

(4) Có nhiều ti thể → hoạt động hô hấp mạnh → tạo áp suất thẩm thấu lớn.

Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước là:

A. (1), (2) và (3). B. (1), (2), (3) và (4). C. (1), (3) và (4). D. (2), (3) và (4).

Câu 13. Thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm nào sau đây?

A. Vận tốc lớn và được điều chỉnh. B. Vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh.

C. Vận tốc nhỏ và được điều chỉnh. D. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh.

Câu 14. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là

A. fructôzơ. B. saccarôzơ. C. glucôzơ. D. ion khoáng.

Câu 15. Trong 1 thi nghiệm, người ta xác định được luợng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây cùng một đơn vị thời gian theo bảng sau:

Trong 1 thi nghiệm, người ta xác định được luợng nước thoát ra và lượng nước hút hình ảnh

Theo lý thuyết cây nào không bị héo?

A. Cây (B) B. Cây (D) C. Cây (C) D. Cây (A)

Câu 16. Cho nhận định sau: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình …(1)… và trạng thái …(2)… của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của …(3)…

(1), (2) và (3) lần lượt là:

A. trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật. B. cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.

C. trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật. D. ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.

Câu 17. Tính lượng phân đạm cần cho lúa để đạt năng suất trung bình 50 tạ/ha trong trường hợp dùng phân đạm amôn urê chứa 46% N. Biết rằng, để thu được 100 kg thóc cần 1,5 kg N. Hệ số sử dụng trung bình N ở cây lúa chỉ đạt 70%. Trong đất trồng lúa vẫn tồn tại trên mỗi ha 15kg N.

A. 75kg. B. 200,31kg. C. 92,14kg. D. 107,14kg.

Câu 18. Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào

A. cung cấp năng lượng. B. hoạt động thẩm thấu.

C. hoạt động trao đổi chất. D. chênh lệch nồng độ ion.

Câu 19. Trong quá trình hấp thu khoáng theo cơ chế chủ động, các ion khoáng di chuyển theo hướng từ nơi có

A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. cần tiêu tốn ít năng lượng.

B. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, phải tiêu tốn năng lượng.

C. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.

D. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không tiêu tốn năng lượng.

Câu 20. Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây?

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án

A. (1). NH4+; (2). N2; (3). NO3-; (4). Chất hữu cơ. B. (1). NO3-; (2). N2; (3). NH4+; (4). Chất hữu cơ.

C. (1). NH4+; (2). NO3-; (3). N2; (4). Chất hữu cơ. D. (1). NO3-; (2). NH4+; (3). N2; (4). Chất hữu cơ.

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

a. Nêu các con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ.

b. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây.

c. Sau khi bón phân khả năng hút nước của cây thay đổi như thế nào?

Câu 2 (1.5 điểm).

a. Nêu vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ.

b. Tại sao khi thiếu nitơ cây sinh trưởng phát triển kém, lá cây có màu vàng nhạt?

Câu 3 (1.5 điểm).

a. Vì sao nói quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống của con người trên trái đất?

b. Những loài thực vật lá có màu tím, màu vàng, màu đỏ… có quang hợp được không? Vì sao?

------Hết ------