Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 33 năm 2021

81b8fb3097c99885014ce0af94534fa9
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 21:09:03 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 18:54:24 | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 47 | Lượt Download: 0 | File size: 0.017758 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 33

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

Ý nghĩa cuộc sống là gì? Mục đích đời người là đâu?

Đối với những câu hỏi - có thể coi là cơ bản nhất - như trên thì tôi xin được trả lời thẳng thắn như sau: Ý nghĩa cuộc sống của con người là nâng cao nhân cách và sống là qúa trình mài giũa tâm hồn.

Đặc tính của loài động vật cấp cao - con người - là dễ bị sa ngã trước cám dỗ. Nếu không tự kiềm chế, cứ buông theo bản năng thì con người sẽ chạy theo những ham muốn, thèm khát vô độ, tiền tài, danh vong... và sẽ chết chìm trong những lạc thú tầm thường.

Đúng là để sống, chúng ta cần có cái ăn, cái mặc, cần có tiền bạc để có thể ngày một sung túc hẳn; mọi năng lượng sống cũng nhằm vào mục tiêu thỏa mãn những khao khát tự nhiên. Tôi không điên đến nỗi phủ nhận điều này.

Thế nhưng, trên đời này dù có thủ đắc những thứ ấy bao nhiêu đi chăng nữa thì khi sang thế giới bên kia, chúng ta cũng không thể mang theo. Chúng ta phải bỏ lại tất cả những gì thuộc về thế giới trần tục này trước khi từ gĩa.

Chỉ duy nhất có một thứ không bị mất đi, không bị bỏ lại khi con người bước vào cuộc hành trình mới - đó là "tâm hồn".

(Cách sống từ bình thường trở nên phi thường,Inamori Kazuo, NXB Thời đại, năm 2021, tr 11)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, Ý nghĩa cuộc sống của con người là gì?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu không tự kiềm chế, cứ buông theo bản năng thì con người sẽ chạy theo những ham muốn, thèm khát vô độ, tiền tài, danh vong... và sẽ chết chìm trong những lạc thú tầm thường.

Câu 4. Anh( chị) có đồng tình với quan niệm: Chỉ duy nhất có một thứ không bị mất đi, không bị bỏ lại khi con người bước vào cuộc hành trình mới - đó là "tâm hồn" trong đoạn trích hay không? Nêu rõ lí do.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải thực hiện quá trình mài giũa tâm hồn trong cuộc sống con người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

- Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối... cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính - bỗng mụ đỏ mặt - nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

- Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi.

- Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

- Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? - Tôi hỏi.

- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu... Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh...

- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

- Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...

- Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông... dù hắn man rợ, tàn bạo?

- Phải - Người đàn bà đáp - Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi.

- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.75-76)

Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.

-------------- HẾT -------------