Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 40 năm 2021

edbb4541e6b5ed353b740fa91c0e8893
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 21:11:24 | Được cập nhật: 18 phút trước | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 207 | Lượt Download: 3 | File size: 0.019105 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 40

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu :

“Có bao giờ bạn cảm thấy bực bội vì một người nào đó không? Cảm giác bất an và khó chịu nặng nề cứ đeo đẳng bên mình vì không thể thay đổi được họ?

Có một người đàn ông đã thử đủ mọi cách để diệt đám cỏ dại trong bồn hoa nhà mình. Thế nhưng, dù làm cách nào thì đám cỏ dại ấy vẫn cứ sinh sôi phát triển. Sau cùng, ông ta đành chịu thua và viết thư lên Bộ Nông nghiệp để xin một lời khuyên, kèm theo đó là bảng liệt kê tất cả những cách mà ông ta đã thử. Vài ngày sau ông ta nhận được thư trả lời, chỉ với một dòng rất ngắn: “Chúng tôi khuyên ông nên tập yêu thương bọn cỏ dại ấy”.

Trong hôn nhân và tình bạn, đôi khi chúng ta cũng cảm thấy như thế. Chúng ta có thể cảm thấy vô cùng bực tức vì những sai lầm và khí chất của người khác. Chúng ta tin rằng mối quan hệ sẽ tốt đẹp hơn nếu họ chịu từ bỏ thói quen khó ưa kia hoặc xem lại các hành vi gây khó chịu cho người khác. Vì vậy chúng ta thực hiện chiến dịch “nhổ cỏ dại” để làm thay đổi những người mà ta quan tâm. Chúng ta có thể chì chiết, cương quyết, áp đặt hoặc thậm chí van nài, dỗ ngọt. Chúng ta dùng mọi cách nhằm thay đổi họ theo ý ta. Và rồi cuối cùng, nỗi uất giận dâng cao khi cảm thấy họ vẫn y như thế, không hề thay đổi.

Vấn đề là chúng ta không thể và cũng không nên tìm cách nhổ hết “cỏ dại” mà chúng ta nhìn thấy ở người khác. Chúng ta không thể thay đổi người khác mà chỉ có thể thay đổi chính bản thân chúng ta. Người khác cũng vậy, họ chỉ thay đổi khi tự bản thân họ muốn. Bởi vậy, thay vì buộc họ phải thay đổi cho phù hợp với ta, hãy tập cách yêu thương họ, với tất cả những thứ “cỏ dại” tồn tại trong bản thân họ. Đó mới là điều cần thiết để làm cho các mối quan hệ của mình trở nên tốt đẹp hơn, để cho cây hoa đời trong mỗi con người trở nên tươi xinh, rạng rỡ hơn cùng với đám cỏ dại bên mình.”

(Trích “Học cách yêu thương” – Kỳ Thư tổng hợp và biên dịch)

1. Việc tác giả đưa câu chuyện người đàn ông vào trong đoạn trích nhằm mục đích gì ?

2. Theo tác giả, vì sao “chúng ta không thể và cũng không nên tìm cách nhổ hết “cỏ dại” mà chúng ta nhìn thấy ở người khác” ?

3. Anh / chị hãy giải thích ý nghĩa của hình ảnh “cỏ dại” được nói tới trong đoạn trích ?

4. Anh / chị có đồng tình với quan điểm: “hãy tập cách yêu thương họ, với tất cả những thứ “cỏ dại” tồn tại trong bản thân họ” không ? Lí giải ?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: Làm thế nào để “nhổ cỏ dại” trong chính bản thân mình ?

Câu 2 (5.0 điểm):

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu viết:

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông …”

(Ngữ văn 12- tập 2, trang 78, NXB Giáo dục, năm 2011)

Hãy phân tích cách nhìn của nhân vật Phùng ở đoạn văn trên để thấy quan niệm của tác giả về nghệ thuật.

-------------- HẾT -------------