Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 39 năm 2021

f92209aab71469982446710aaaaba2cb
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 21:10:57 | Được cập nhật: 11 giờ trước (20:53:26) | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 526 | Lượt Download: 11 | File size: 0.018314 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 39

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

Thường thì sự kiên nhẫn và sức mạnh của con người giới hạn ở một mức độ nào đó. Một khi liên tục phải đối đầu với khó khăn, thử thách, người ta dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán nản, buông xuôi. Điều này có thể xẩy ra ở bất cứ đâu – trong công việc, gia đình hoặc khi đối mặt với những cám dỗ. Mỗi người đều có một điểm giới hạn riêng.

Khi đạt đến điểm giới hạn về thể chất, cảm xúc hay tinh thần có nghĩa là chúng ta đã chạm đến điểm dừng và mọi hệ thống trong ta bắt đầu phản ứng lại. Điểm giới hạn này có thể là kết quả của những thói quen trong quá khứ hoặc đơn giản là giới hạn chịu đựng của bản thân. Dù lí do đó là gì đi chăng nữa thì xu hướng chung của mọi người là “từ bỏ”.

Cái ác có thể bị đánh bại, nhưng nó vô cùng xảo quyệt và dễ cuốn hút con người ta vào vòng tội lỗi. Không những thế, nó còn nắm rất rõ điểm dừng của bạn. Hậu quả của cái ác mang lại là sự xung đột trong các mối quan hệ gia đình cũng như ngoài xã hội. Dần dần bạn sẽ đánh mất niềm tin vào mọi người, mất đi thiện chí thiết lập quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Chẳng hạn, trong cách ăn nói, chỉ cần một lời phàn nàn hay chỉ trích về cân nặng hoặc cách đi đứng cũng có thể phá hỏng một mối quan hệ tốt đẹp.

Vậy, làm thế nào để vượt qua giới hạn ấy? Câu trả lời ngắn gọn đó là kiên trì. Kiên trì chính là sức mạnh giúp bạn chiến thắng những giới hạn của bản thân, từ đó vững bước trên con đường đã chọn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải phát huy khả năng giải quyết vấn đề của bản thân, nhìn nhận những kết quả tốt đẹp nó mang lại.

( Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro,

NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 81-82)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Theo đoạn trích, “điểm giới hạn” được hiểu là gì?

Câu 3. Khi đạt đến điểm giới hạn, xu thế chung của con người là gì? Tại sao lại như thế?

Câu 4. Theo anh /chị, nhận thức đúng về các giới hạn của bản thân có ý nghĩa gì?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định: Kiên trì chính là sức mạnh giúp bạn chiến thắng những giới hạn của bản thân, từ đó vững bước trên con đường đã chọn.

Câu 2 (5 điểm): Anh (chị) hãy cảm nhận hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích sau:

Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà lúng túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể:

- Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi.

Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

- Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối... cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính - bỗng mụ đỏ mặt - nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

- Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi.

- Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

- Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi

- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên …tôi mới xin lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…

- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

-  Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...

- Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông... dù hắn man rợ, tàn bạo?

- Phải - Người đàn bà đáp - Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi.

- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập hai, NXBGD 2015)

Từ đó làm nổi bật những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này.

-------------- HẾT -------------