Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử THPTQG 2020 lần 4 môn Sinh - THPT Thoại Ngọc Hầu (An Giang)

8f60da24145569681a4a83118719e769
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:55:04 | Được cập nhật: 1 tháng 5 lúc 11:01:26 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 235 | Lượt Download: 0 | File size: 0.190911 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 1 – 004 BÀI: ĐỘT BIẾN GEN Câu 1. Đột biến gen là: A. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN C. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST) D. Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ trong quá trình thụ tinh Câu 2. Biến đổi trên một cặp nucleotit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là: A. Đột biến. B. Đột biến gen. C. Thể đột biến. D. Đột biến điểm. Câu 3. Trong số các dạng đột biến sau đây, dạng nào thường gây hậu quả ít nhất ? A. Thay thế một cặp nucleotit B. Mất một cặp nucleotit C. Đột biến mất đoạn D. Thêm một cặp nucleotit Câu 4. Thể đột biến là ? A. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trội B. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trung gian C. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình lặn D. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng? A. Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin sẽ gây đột biến thay thế cặp nuclêôtit B. Dung dịch cônsixin gây ra đột biến mất cặp nuclêôtit C. Đột biến gen gây hậu quả nặng nề hơn so với đột biến NST D. Chất 5-BU gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X qua 2 lần tái bản ADN Câu 6. Một gen ở sinh vật nhân thực có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/X = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4799 liên kết hiđrô. Số Nu mỗi loại của gen sau đột biến là A. A = T = 601, G = X = 1199 B. A = T = 1199, G = X = 601 C. A = T = 599, G = X = 1201 D. A = T = 600, G = X = 1200 Câu 7. Một gen có 3000 nu và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nu, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300 guanin. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là: A. A=T= 600; G=X=900 B. A=T=1050; G=X=450 C. A=T= 599; G=X = 900 D. A=T= 900; G=X = 600 Câu 8. Khi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotit thì chiều dài của gen giảm đi bao nhiêu? A. 3 A0 B. 3,4 A0 C. 6A0 D. 6,8 A0 Câu 9. Hiện tượng nào sau đây là đột biến? A. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa B. Người mắc bệnh ung thư máu C. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân D. Con tắc kè hoa đổi màu cơ thể theo nền môi trường T r a n g 1|6 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] Câu 10. Cho các thông tin về đột biến sau đây: (1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch (2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể (3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN (4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể Các thông tin nói về đột biến gen là A. (1) và (2) B. (1) và (4) C. (3) và (4) D. (2) và (3) Câu 11. Ở sinh vật nhân thực, xét gen B có 120 chu kỳ xoắn. Biết trong gen có A = G. Trên mạch 1 của gen có A = 120 nucleotit, mạch 2 của gen có X = 20% tổng số nucleotit của mạch. Gen B bị đột biến thành gen b. Khi gen b tự sao 2 lần liên tiếp cần môi trường nội bào cung cấp 7194 nucleotit tự do. Trong các gen con thu được có 12472 liên kết hiđrô. Kết luận nào sau đây KHÔNG đúng: A. Tổng số nuclêôtit của gen B là 2400 nuclêôtit B. Đây là đột biến mất 1 cặp A – T C. Ở gen B, mạch 1 có A1 = 120; T1 = 360; G1 = 240; X1 = 480 D. Đây là đột biến mất 1 cặp G – X Câu 12. Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanine. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là: A. A = T = 799; G = X = 401 C. A = T = 800; G = X = 399 B. A = T = 801; G = X = 400 D. A = T = 799; G = X = 400 Câu 13. Một gen có chiều dài 5100Å và có 30%A. Gen bị đột biến mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20A và G= A. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là ? A. A = T = 880 và G = X = 1320 C. A = T = 880 và G = X = 570 B. A = T = 570 và G = X = 1320 D. A = T = 570 và G = X = 880 Câu 14. Cho các thông tin sau: (1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không được tổng hợp (2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin (3) Gen đột biến làm thay đổi một axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin (4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị mất chức năng Trong các thông tin trên, những thông tin được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền phân tử ở người là A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4). Câu 15. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại. 2. Giá trị của đột biến gen có thể thay đổi tùy vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen. 3. Đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nucleotit gọi là đột biến điểm. 4. Tất cả các đột biến gen sau khi phát sinh đều sẽ được di truyền lại cho thế hệ sau. A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 16. Ở tế bào thực vật, khi gen trên ADNcủa lục lạp bị đột biến sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây: A. Trong tế bào có mang gen đột biến sẽ có 2 loại lục lạp xanh và trắng B. Làm cho toàn bộ lá cây hóa trắng do không tổng hợp được chất diệp lục C. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này không thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng T r a n g 2|6 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] D. Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng Câu 17. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi môi trường không có tác nhân đột biến B. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng đa dạng di truyền của loài C. Đột biến gen lặn vẫn có thể biểu hiện ngay ra kiểu hình ở cơ thể bị đột biến D. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể truyền lai cho đời sau Câu 18. Trong các tác nhân gây đột biến sau đây, tác nhân nào không cùng nhóm với các tác nhân còn lại? A. 5-BU B. EMS C. Consixin. D. Acridin. Câu 19. Xét về mặt tiến hóa vai trò cơ bản nhất của đột biến gen là: A. Tăng khả năng thích nghi của sinh vật trước môi trường sống B. Làm nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa C. Tạo ra nhiều alen mới nên được coi là nguyên liệu thứ cấp D. Giúp đào thải các cá thể có hại tạo giống tốt Câu 20. Gây đột biến nhân tạo nhằm: A. Cải tiến vật nuôi, cây trồng B. Tạo nguyên liệu cho quá trình chọn giống C. Tạo các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao D. Tạo các sản phẩm sinh học có chất lượng cao Câu 21. Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào khác nhau? 1. Đột biến gen làm gen thay đổi cấu trúc còn biến dị tổ hợp thì không 2. Nguyên nhân của đột biến gen là do tác nhân môi trường còn biến dị tổ hợp là do sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ cho con thông qua giảm phân và thụ tinh 3. Đối với tiến hóa của loài thì đột biến gen có vai trò quan trọng hơn; đột biến gen xuất hiện đột ngột, gián đoạn còn biến dị tổ hợp có thể định hướng trước Đáp án đúng: A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 2, 1 D. 1, 3 Câu 22. Đột biến nào dưới đây là đột biến dịch khung biết rằng trình tự gốc là 5ʹ–ATGGGACTAGATACC–3ʹ (Chú ý: Đây chỉ là mạch mang mã gốc, mã mở đầu quy định cho methionine). A. 5ʹ–ATGGGACTAAGATACC–3ʹ C. 5ʹ–ATGGGACTAGTTACC–3ʹ B. 5ʹ–ATGCGACTAGATACC–3ʹ D. 5ʹ–ATGGGTCTAGATACC–3ʹ Câu 23. Cho các trường hợp sau : 1. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất một cặp nucleotit 2. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở một cặp nucleotit 3. mARN được tạo ra sau phiên mã bị mất một nucleotit 4. mARN được tạo ra sau phiên mã thay một nucleotit 5. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất một aa 6. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế một aa Có mấy trường hợp là đột biến gen. A. 2 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 24. Một đột biến thêm 1 hoặc 1 số cặp nucleotit trong một gen gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của gen đó trong một số trường hợp, nhưng ở các trường hợp khác thì không. Kiểu thêm cặp nucleotit nào dưới đây nhiều khả năng làm mất chức năng của protein do gen mã hóa hơn cả? A. Một cặp nucleotit được thêm ngay sau điểm bắt đầu dịch mã T r a n g 3|6 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] B. Ba cặp nucleotit được thêm ngay trước điểm bắt đầu dịch mã C. Một cặp nucleotit được thêm trong vùng mã hóa gần điểm bắt đầu dịch mã D. Một cặp nucleotit được thêm trong vùng mã hóa gần bộ ba kết thúc Câu 25. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào A. Cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen B. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình C. Sức đề kháng của từng cơ thể D. Điều kiện sống của sinh vật Câu 26. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về tác nhân gây đột biến? 1. Tia UV làm cho hai bazo nito Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau. 2. Nếu sử dụng 5-BU thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX. 3. Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G – X bằng A – T. 4. Virus cũng là tác nhân gây nên đột biến gen. 5. Để tạo đột biến tam bội, người ta xử lý hợp tử 2n bằng conxixin. A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 27. Có 3 bạn học sinh phát biểu về đột biến gen (ĐBG) như sau: - An: ĐBG phát sinh trong giảm phân, đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính, đồng thời ĐBG thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống - Bình: ĐBG phát sinh trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng và di truyền cho đời sau qua sinh sản vô tính, nếu phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể - Hùng: Đột biến điểm có thể không ảnh hưởng gì đến sức sống của sinh vật và ĐBG là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa của sinh vật Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ai phát biểu chính xác? A. Bình B. An C. Hùng D. An và Hùng Câu 28. Khi nói về đột biến gen, có mấy phát biểu sau đây không đúng? 1. Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã 2. Đột biến gen tạo ra các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định 3. Đột biến gen có thể làm thay đổi vị trí của gen trên NST 4. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất 1 cặp nucleotit 5. Xét ở mức độ phân tử, phần lớn đột biến điểm là vô hại (trung tính) 6. Đột biến mất một cặp nucleotit có thể dẫn đến quá trình phiên mã của gen không diễn ra. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 29. Khi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong các dạng đột biến điểm , dạng đột biến thay thế cặp nu thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polypeptit do gen đó tổng hợp B. Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen tren NST C. Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nu D. Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm vo hại( trung tính) Câu 30. Loại đột biến gen nào làm thay đổi khả năng thích nghi của một sinh vật? A. Đột biến thay thế nucleotit làm codon này chuyển thành codon khác nhưng đều cùng mã hóa cho một loại axit amin B. Đột biến xáy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu T r a n g 4|6 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] C. Đột biến thay thế nucleotit làm xuất hiện codon mới, mã hóa axit amin khác nhưng không làm thay đối chức năng và hoạt tính của protein D. Đột biến xảy ra ở vùng intron của gen Câu 32. Các bộ ba mã gốc nào sau đây: 1. ATG 2. AXG 3. AAG 4. TTX 5. TTG 6. TXX Trong các bộ ba đã cho có bao nhiêu bộ ba mà đột biến điểm xảy ra thay thế một cặp nu ban đầu bằng căp nu AT sẽ dẫn đến xuất hiện bộ ba mã kết thúc trên mARN? A. 2 B. 0 C. 1 D. 3 Câu 33. Cho các thông tin: 1. Gen bị đột biến dẫn đến protein không được tổng hợp. 2. Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng protein. 3. Gen đột biến làm thay đổi một axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của protein. 4. Gen bị đột biến dẫn đến protein được tổng hợp bị thay đổi chức năng. Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là A. (1), (2), (4) B. (2), (3), (4) C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (3) Câu 34. Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu khi nói về đột biến gen là đúng đây đúng? 1. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. 2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể 3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit 4. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến 5. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 35. Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết photphodieste nối giữa các nucleotit. Gen trội D chứa 17,5% nucleotit loại T. Gen lặn d có A = G = 25%. Trong trường hợp chỉ xét riêng cặp gen này, tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phan bình thường thì loại giao tử nào không thể tạo ra A. Giao tử có 1275 Timin C. Giao tử có 1275 Xitozin B. Giao tử có 525 Adenin D. Giao tử có 1500 Guanin Câu 36. Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit xảy ra ở codon đầu tiên trong đoạn mã hoá thì: A. Thay một axitamin này bằng axit amin khác B. Thay đổi thành phần, trật tự sắp xếp của các axitamin trong chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp C. Không ảnh hưởng gì tới qúa trình giải mã D. Mất hoặc thêm một axitamin mới Câu 37. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra tại vùng exôn của gen cấu trúc nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin do gen đó qui định tổng hợp. Nguyên nhân là do A. Mã di truyền có tính phổ biến B. Mã di truyền là mã bộ ba C. Mã di truyền có tính thoái hoá D. Mã di truyền có tính đặc hiệu Câu 38. Một nghiên cứu trên phân tử protein chuột cho thấy, đoạn polypeptid ở thế hệ sau có sự khác biệt so với ở thế hệ trước; Thế hệ trước:….. Phe – Ser – Lys – Leu –Ala– Val, Thế hệ sau :…...Phe – Ser – Lys Biết rằng các bộ ba mã hóa cho các axit amin nói trên được quy định theo bảng dưới đây: T r a n g 5|6 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] Điều gì đã xảy ra đối với đoạn gen trên của đối tượng nghiên cứu? A. Đột biến thêm cặp nucleotit B. Đột biến bộ ba mã hóa aa thành bộ ba kết thúc C. Đột biến mất cặp nucleotit D. Không phải do hậu quả của đột biến Câu 39.Gen bình thường có các nuclêôtit như sau : 600A và 900G. Gen đột biến sinh ra do thay thế nuclêôtit. Gen đột biến tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 601A và 899G. Đây là đột biến A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A C. Thay thế 1 cặp A-T bằng G-X B. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T D. Thay thế 1 cặp X-G bằng 1 cặp G-X Câu 40. Một gen có chiều dài 0,51µm và có 3900 liên kết hiđrô tiến hành nhân đôi 5 đợt. Nếu trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có 1 phân tử 5-Brôm Uraxin liên kết với một nuclêôtit trên một mạch khuôn của gen thì tổng số nucleotit mỗi loại có trong các gen đột biến là bao nhiêu? Biết rằng 5-Brôm Uraxin chỉ có một lần thay đổi cấu trúc trong suốt quá trình nhân đôi của gen trên. A. A = T = 4207; G = X = 6293 C. A = T = 8985; G = X = 13500 B. A = T = 4193; G = X = 6307 D. A = T = 8985; G = X = 13515 - Hết Đề thi gồm có 6 trang Giám thị coi thi không giải thích gì thêm Thứ Hai Ngày 01/07/2019 Ba 02/07/2019 Tư 03/07/2019 LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 7 Giờ Mục tiêu 08:00 Đăng đề số 4 – Nội dung: Sinh 12 bài 4 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 5 – Nội dung: Sinh 12 bài 5, 6 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 6 – Nội dung: Sinh 12 bài 4, 5, 6 20:00 Đăng đáp án T r a n g 6|6