Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử THPTQG 2020 lần 3 môn Sinh - THPT Thoại Ngọc Hầu (An Giang) (Kèm đáp án)

40176bafb91de894376136131d6338ed
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:53:26 | Được cập nhật: 1 tháng 5 lúc 2:02:54 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 305 | Lượt Download: 1 | File size: 0.613917 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 1 – 003 BÀI: GEN – MÃ DI TRUYỀN, NHÂN ĐÔI ADN; PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Câu 1. Gen phân mảnh là gen: A. Chỉ có exôn B. Có vùng mã hoá liên tục. C. Có vùng mã hoá không liên tục D. Chỉ có đoạn intrôn. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính thoái hoá B. Mã đi truyền là mã bộ ba C. Mã di truyền có tính phổ biến D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật Câu 3. Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’- 5’ B. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’ – 5’ C. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’ – 3’ D. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN có chiều 3’ – 5’ là liên tục, còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN có chiều 5’ – 3’ là không liên tục (gián đoạn) Câu 4. Hình nào sau đây biểu diễn đúng quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E. Coli ? A. Hình B B. Hình D C. Hình C D. Hình A Câu 5. Đoạn trình tự nucleotit làm nhiệm vụ khởi động và điều hòa quá trình phiên mã của một operon ở sinh vật nhân sơ nằm ở A. Đầu 3’ của mạch mã hóa B. Đầu 3’ của mạch mã gốc ( mạch khuôn để tổng hợp mARN) C. Đầu 5’ của mạch mã gốc( mạch khuôn từ đó tổng hợp mARN) D. Ở cả hai đầu tùy từng gen Câu 6. Trong quá trình tự nhân đôi ADN, chiều tổng hợp (chiều kéo dài) của mạch liên tục là A. Chiều 5' - 3' cùng chiều tổng hợp các đoạn Okazaki trên mạch gián đoạn B. Chiều 5' - 3' ngược chiều với chiều di chuyển của chạc chữ Y C. Chiều 3' - 5' cùng chiều tổng hợp các đoạn Okazaki trên mạch gián đoạn D. Chiều 5' - 3' cùng chiều với chiều di chuyển của enzyme tháo xoắn Câu 7. Các thành phần cấu trúc có mặt trong operon Lac ở E.coli bao gồm: A. Vùng khời động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z.Y.A) B. Gen điều hòa - vùng vận hành - vùng khởi động - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) C. Gen điều hòa - vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) D. Vùng khởi động - gen điều hòa - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) T r a n g 1|8 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] Câu 8. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã. B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng D. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế Câu 9. Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở người là một phân tử axit nucleic có tỉ lệ các nucleotit gồm 24%A, 24%U, 25%G, 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là A. ARN mạch đơn B. ARN mạch kép C. ADN mạch kép D. ADN mạch đơn Câu 10. Trong điều hòa hoạt động của Operon Lac, quá trình phiên mã của các gen cấu trúc dừng lại khi A. Có mặt đường Lactozo B. Enzim phân giải đường Lactozo được tạo ra C. Đường Lactozo bị phân giải hết D. ARN polimeraza trượt đến gen Y Câu 11. Trong việc điều hòa hoạt động theo mô hình cấu trúc opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa A. Là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. B. Mang thông tin quy định cấu trúc enzim ADN pôlimeraza. C. Mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. D. Là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã. Câu 12. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactose thì hoạt động của sản phẩm gen điều hòa sẽ: A. Liên kết vào vùng khởi động Operon. B. Liên kết vào gen điều hòa Operon. C. Liên kết vào vùng vận hành Operon. D. Tạo enzyme phân giải lactose Câu 13. Quá trình phiên mã sẽ kết thúc khi enzym ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen, gặp A. Bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc của gen ở đầu 5’ B. Tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc của gen ở đầu 3’ C. Bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc của gen ở đầu 3’ D. Tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc của gen ở đầu 5’ Câu 14. Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng ? A. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN B. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được với bộ ba mở đầu trên mARN C. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN Câu 15. Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn tổng hợp chuỗi polipeptit: A. rARN B. Gen C. tARN D. mARN Câu 16. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là A. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền B. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin T r a n g 2|8 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] C. Một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin D. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ Câu 17. Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mô hình điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E. coli là không đúng? (1) Vùng khởi động phân bố ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu khởi đầu phiên mã. (2) Sản phẩm phiên mã là ba phân tử mARN tương ứng với ba gen cấu trúc Z, Y, A. (3) Chất cảm ứng là sản phẩm của gen điều hòa. (4) Gen điều hòa (R) hoạt động không phụ thuộc vào sự có mặt của lactôzơ. (5) Ba gen cấu trúc trong operon Lac được dịch mã đồng thời bởi một riboxom tạo ra một chuỗi polipeptit. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18. Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau: Cho các phát biểu sau đây: (1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân. (2) Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8 (3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể (4) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) → (b) →(d) →(c) → (e) (5) Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19. Một phân tử ADN có tổng số nucleotit loại A và G chiếm tỉ lệ 40%. Phân tử ADN này nhiều khả năng hơn cả là A. ADN của một tế bào nấm B. ADN của một loại virut C. ADN của một tế bào vi khuẩn D. Một phân tử ADN bị đột biến Câu 20. Trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit ở sinh vật nhân thực, A. Sau khi tARN mang axit amin cuối cùng đến khớp mã với bộ ba kết thúc, chuỗi polipeptit được giải phóng ra khỏi ribôxôm B. Mỗi ribôxôm bắt đầu dịch mã tại những điểm khởi đầu dịch mã khác nhau trên cùng một phân tử mARN C. Liên kết peptit giữa các axit amin được hình thành trước khi ribôxôm tiếp tục dịch chuyển thêm một bộ ba trên mARN theo chiều 5’- 3’ D. Nguyên tắc bổ sung giữa bộ ba đối mã trên tARN và bộ ba mã sao trên mARN diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mARN T r a n g 3|8 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] Câu 21. Giả sử có 3 loại nuclêôtit A, T, X cấu tạo nên mạch gốc của một gen cấu trúc thì số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có là: A. 9 B. 26 C. 27 D. 24 Câu 22. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi ADN mà không có ở quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực? (1) Sự tháo xoắn đoạn ADN diễn ra theo hai hướng ngược nhau (2) Mạch pôlinuclêôtit mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’, ngược chiều với sợi ADN khuôn (3) Ađênin của môi trường liên kết với Timin của mạch ADN khuôn trong quá trình tổng hợp (4) Enzim nối ligaza xúc tác hình thành các liên kết hóa trị nối các đoạn mạch pôlinuclêôtit mới (5) Điểm khởi đầu tổng hợp mạch mới nằm tại những điểm xác định ở giữa phân tử ADN (6) Khi enzim polimeraza trượt qua thì hai mạch của ADN khuôn đóng xoắn lại với nhau A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23. Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? A. Các ribôxôm và tARN có thể được sử dụng nhiều lần, tồn tại được qua một số thế hệ tế bào và có khả năng tham gia tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau B. Trong quá trình dịch mã, sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin kế tiếp nhau phải diễn ra trước khi ribôxôm dịch chuyển tiếp một bộ ba trên mARN trưởng thành theo chiều 5’ – 3’ C. Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã nhờ sự tổng hợp đồng thời các phân đoạn khác nhau của cùng một chuỗi pôlipeptit D. Phân tử mARN làm khuôn dịch mã thường có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng do hiện tượng loại bỏ các đoạn intron ra khỏi phân tử mARN sơ cấp để tạo nên phân tử mARN trưởng thành Câu 24. Cho biết các codon (bộ ba mã sao) mã hóa các axit amin tương ứng như sau: AAU: Asparagin(Asn), XXX: Prolin(Pro), GGG: Glixin(Gly) và UUU: Pheninalanin(Phe). Đoạn mạch gốc nào sau đây sẽ mã hoá cho chuỗi polipeptit gồm các axit amin theo trình tự sau: Phe – Gly – Asn – Pro? A. 5’– GGGTTAXXXAAA – 3’ B. 5’ – AAAXXXTTAGGG – 3’ C. 3’ – GGGTTAXXXAAA – 5’ D. 5’– GGGATTXXXAAA – 3’ Câu 25. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mô hình hoạt động của opêron Lac ở E. coli? (1) Gen điều hòa tổng hợp ra prôtêin ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ (2) Vùng khởi động nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc của opêron Lac tính từ đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen (3) Vùng vận hành là vị trí tương tác với prôtêin ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim ADN - polimeraza (4) 3 gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac luôn được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mARN mang thông tin mã hóa cho cả 3 gen (5) Lượng sản phẩm của gen có thể được tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 26. Thành phần nào của nuclêôtit có thể tách ra khỏi chuỗi pôlinuclêôtit mà không làm đứt chuỗi pôlinuclêôtit? A. Đường pentose B. Nhóm phôtphát C. Bazơ nitơ và nhóm phôtphát D. Bazơ nitơ Câu 27. Cho các sự kiện sau về mô hình hoạt động của opêron Lac vi khuẩn E. coli: T r a n g 4|8 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] (1) Gen điều hoà chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế (2) Prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành của opêron (3) Vùng vận hành được giải phóng, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN. (4) Các gen cấu trúc không được phiên mã và dịch mã. (5) Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hoá chất ức chế. (6) mARN được dịch mã tạo ra các enzim phân giải lactôzơ. Khi môi trường có lactôzơ thì trình tự diễn ra của các sự kiện là: A. 1 – 2 – 4 B. 1 – 2 – 3 – 6 C. 1 – 2 – 3 – 5 – 6 D. 1 – 5 – 3 – 6 Câu 28. Cho các phát biểu sau đây về quá trình sinh tổng hợp protein: (1) Luôn diễn ra trong tế bào chất ở cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực (2) Tiểu phần bé tiếp xúc trước tiểu phần lớn trong quá trình dịch mã (3) Trên cùng một mARN có thể có nhiều riboxom cùng hoạt động (4) Mỗi loại riboxom chỉ hoạt động trên những loại mARN nhất định (5) Các chuỗi polipeptit đang được tổng hợp trên cùng một mARN ở cùng một thời điểm có số lượng, thành phần axit amin khác nhau A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở ADN của ti thể mà không có ở ADN ở trong nhân tế bào? (1) Được cấu trúc từ 4 loại đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân. (2) Mang gen quy định tổng hợp prôtêin cho bào quan ti thể (3) Được phân chia không đều cho các tế bào con khi phân bào (4) Có cấu trúc dạng vòng, có hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài (5) Mỗi gen chỉ có một alen trong tế bào A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 30. Trên mạch 1 của gen, tổng số nuclêôtit loại A và G bằng 50% tổng số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 của gen này, tổng số nuclêôtit loại A và X bằng 60% và tổng số nuclêôtit loại X và G bằng 70% tổng số nuclêôtit của mạch. Ở mạch hai, tỉ lệ số nuclêôtit loại X so với tổng số nuclêôtit của mạch là A. 40% B. 30% C. 20% D. 10% Câu 31. Cho các phát biểu sau: (1) Gen điều hòa của Opêron Lac bị đột biến dẫn tới prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học (2) Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Opêron Lac (3) Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng (4) Vùng vận hành (vùng O) của Opêron Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế (5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN pôlimeraza Trong các trường hợp trên, khi không có đường lactôzơ có bao nhiêu trường hợp Opêron Lac vẫn thực hiện phiên mã ? A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 32. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là: A. Ba loại U, G, X C. Ba loại G, A, U B. Ba loại A, G, X D. Ba loại U, A, X. T r a n g 5|8 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] Câu 33. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là không đúng khi nói về các cơ chế di truyền ở vi khuẩn? (1) Mọi cơ chế di truyền đều diễn ra trong tế bào chất (2) Quá trình nhân đôi và phiên mã đều cần có sự tham gia của enzim ARN polimeraza (3) Mỗi gen tổng hợp ra một ARN luôn có chiều dài đúng bằng chiều dài của vùng mã hóa trên gen (4) Quá trình dịch mã có thể bắt đầu ngay khi đầu 5’ của phân tử mARN vừa tách khỏi sợi khuôn (5) Các gen trên ADN vùng nhân luôn có số lần phiên mã bằng nhau. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 34. Gọi c là số codon trên mARN trưởng thành; a là số axitamin có trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh tương ứng do mARN làm khuôn tổng hợp. Tương quan giữa a và c: A. a = (c – 2) B. a = (c – 1) C. a = (c – 1) D. a = (c – 2) Câu 35. Hình bên dưới minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (a) Quá trình (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung (b) Hình minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào (c) Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen được biểu hiện thành tính trạng (d) Quá trình (1) diễn ra trong nhân tế bào còn quá trình (2) diễn ra trong tế bào chất (e) Quá trình (1) và quá trình (2) diễn ra gần như đồng thời A. 1 B. 3 C. 3 D. 4 Câu 36. Hình bên mô tả quá trình nhân đôi của ADN, (a), (b), (c), (d), (e) là các kí hiệu chỉ tên gọi liên quan đến quá trình này. Hãy phấn tích hình này và cho biết trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai? T r a n g 6|8 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] (1). (a) là khởi điểm tái bản, (d) là 1 chạc tái bản (2). (b) mạch ADN mới được tổng hợp, (c) được gọi là mạch khuôn (3). (a) được gọi là 1 đơn vị thái bản, (e) là 1 chạc tái bản (4). Hình này mô tả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 37. Hình ảnh bên dưới mô tả một quá trình diễn ra ở sinh vật nhân thực, (a), (b) lần lượt là kí hiệu của cấu trúc tham gia và sản phẩm được tạo ra từ quá trình này. Phân tích hình này và hãy cho biết trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Kết thúc toàn bộ quá trình này sẽ tạo 5 cấu trúc giống cấu trúc (b) (2) Bộ ba đối mã trên tARN sẽ khớp mã với cấu trúc (a) theo đúng nguyên tắc bộ sung (3) Tiểu phần lớn của ribôxôm sẽ đến gắn với với cấu trúc (a) trước tiểu phần bé của ribôxôm (4) Các ribôxôm hoàn chỉnh sẽ trượt trên cấu trúc (a) theo chiều từ 3’ đến 5’ (5) Quá trình này chỉ diễn ra ở tế bào chất, không diễn ra ở trong nhân tế bào A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 38. Sự điều hòa hoạt động của Opêron Lac ở E.coli được khái quát như thế nào ? A. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. B. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. C. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế không gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế D. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế Câu 39. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong một phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản T r a n g 7|8 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] B. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzym ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T , G với X và ngược lại D. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn vừa mới được tổng hợp Câu 40. Khi nói về cơ chế di truyền và biến dị ở sinh vật nhân sơ, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ? 1) Ở vi khuẩn, quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn 2) Ở vi khuẩn, tất cả các phân tử ADN đều có dạng vòng mạch kép và ADN ở vùng nhân có nhiều gen hơn ADN của plasmit 3) Ở vi khuẩn, gen đột biến thường biểu hiện ngay ra kiểu hình và chịu tác động của CLTN 4) Ở vi khuẩn, bảng mã di truyền có nhiều khác biệt so với bảng mã di truyền so với sinh vật còn lại A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 - Hết Đề thi gồm có 8 trang Giám thị coi thi không giải thích gì thêm Thứ Sáu Ngày 28/06/2019 Bảy 27/06/2019 Chủ nhật 30/06/2019 LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 6 Giờ Mục tiêu 08:00 Đăng đề số 1 – Nội dung: Sinh 12 bài 1, 2, 3 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 2 – Nội dung: Sinh 12 bài 1, 2, 3 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 3 – Nội dung: Sinh 12 bài 1, 2, 3 20:00 Đăng đáp án T r a n g 8|8