Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 có đáp án trường THPT Hàn Thuyên tỉnh Bắc Ninh (Lần 2)

0876f3d8b9a07477a8b59b65af31b526
Gửi bởi: administrator 26 tháng 2 2016 lúc 4:46:40 | Được cập nhật: 12 tháng 5 lúc 22:43:13 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 6286 | Lượt Download: 185 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN (Đề thi gồm 08 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC: 2015-2016 Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian phát đề Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng ? A.

Kiểu hình của cá thể chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể.

B.

Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

C.

Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên di truyền.

D.

Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.

Câu 2: Điều gì xảy ra nếu protêin ức chế của operon Lac bị biến đổi làm cho protêin không còn khả năng liên kết vào vùng vận hành? A.

Một cơ chất trong con đường chuyển hóa được điều khiển bởi operon đó được tích lũy.

B.

Sự phiên mã các gen của operon giảm đi.

C.

Các gen của operon được phiên mã liên tục.

D.

Nó sẽ liên kết vĩnh viễn vào promoter.

Câu 3: Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBb, khi quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử có 10% tế bào rối loạn phân li trong giảm phân I ở cặp Aa và 20% tế bào khác rối loạn phân li giảm phân II ở cặp Bb.

Các sự kiện khác diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường.

Theo lí thuyết, giao tử (n + 1) chiếm tỉ lệ là A.

15%.

B.

30%.

C.

13%.

D.

2%.

Câu 4: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.

Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa do gen này tạo ra trong quần thể thuộc loài này là A.

5.

B.

2.

C.

3.

D.

4.

Câu 5: Cho các đặc điểm sau: (1) ADN mạch vòng kép.

(2) Có chứa gen đánh dấu.

(3) ADN mạch thẳng kép.

(4) Có trình tự nhận biết của enzim cắt.

(5) Có kích thước lớn hơn so với ADN vùng nhân.

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với plasmit làm thể truyền trong công nghệ gen? A.

4.

B.

1.

C.

2.

D.

3.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng? A.

Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra nhanh chóng.

B.

Hình thành loài mới thường gắn với sự hình thành các đặc điểm thích nghi.

C.

Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể do các nhân tố tiến hóa.

D.

Lai xa và đa bội hóa có thể hình thành loài mới trong môi trường tự nhiên.

Câu 7: Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào A.

tỉ lệ đực, cái trong quần thể.

B.

tần số phát sinh đột biến.

Trang 1/8 - Mã đề thi 132 C.

loại tác nhân và số lượng cá thể trong quần thể.

D.

điều kiện môi trường và tổ hợp gen.

Câu 8: Vùng mã hoá của hai phân tử mARN (a và b) ở một loài vi khuẩn đều có số lượng nuclêôtit bằng nhau.

Thành phần các loại nuclêôtit của mỗi phân tử mARN như sau: mARN a b A% 17 27 X% 28 13 G% 32 27 U% 23 33 Nếu phân tử mARN b có 405 nuclêôtit loại A thì số lượng từng loại nuclêôtit của gen a (ở vùng mã hoá) là A.

A= T = 450; G = X = 1050.

B.

A= T = 405; G = X = 1095.

C.

A= T = 900; G = X = 600.

D.

A= T = 600; G = X = 900.

Câu 9: Để phát hiện một tính trạng do gen trong ti thể qui định, người ta dùng phương pháp A.

lai phân tích.

B.

lai thuận nghịch.

C.

lai xa.

D.

lai gần.

Câu 10: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng.