Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi KSCL môn Sinh học 11 năm học 2018 - 2019 trường THPT Chuyên Bắc Ninh lần 1

b05c2f9ef2d38140b4d2d518335debf3
Gửi bởi: Thái Dương 19 tháng 2 2019 lúc 21:02:13 | Được cập nhật: 8 giờ trước (13:02:05) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 619 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu



TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
ĐỀ THI ĐỊNH KỲ LẦN I
TỔ SINH - TD
NĂM HỌC 2018 – 2019
(Đề thi có 01 trang
)
Môn: Sinh 11 (Lớp 11 Sinh)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm)
a) Trong điều kiện nào thì sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản hữu tính sẽ
bị suy giảm? Giải thích.
b)

Hiệu quả của chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào các yếu tố nào? Giải thích.

Câu 2 (1,0 điểm)
Hai quần thể động vật khác loài cùng bậc dinh dưỡng sống trong một khu vực có các điều
kiện sống giống nhau, nếu cả hai quần thể này đều bị con người khai thác quá mức như nhau
thì quần thể nào có khả năng phục hồi nhanh hơn? Giải thích.
Câu 3 (1,5 điểm):
Hãy nêu đặc điểm, ý nghĩa sinh thái, nêu ví dụ về các kiểu phân bố cá thể
trong quần thể.
Câu 4 (2,0 điểm)
Trong các dạng đột biến gen thì đột biến thay thế cặp nuclêôtit được tìm thấy là dạng đột
biến phổ biến nhất trong phạm vi một loài. Hãy cho biết:
a. Những dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit nào của gen cấu trúc không hoặc ít làm thay
đổi hoạt tính của prôtêin do gen đó mã hoá.
b. Những dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit nào của gen cấu trúc nhiều khả năng làm
thay đổi hoặc làm mất hoạt tính của prôtêin do gen đó mã hoá.
Câu 5 (2,5 điểm)
1.Trong các phép lai, làm thế nào có thể phát hiện được hai gen nào đó liên kết hay phân li
độc lập? Với mỗi trường hợp cho một ví dụ minh hoạ.
2. Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định hoa
đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. cho cây thân cao hoa đỏ tự thụ phấn đời F1 có 4
loại kiểu hình, trong đó cây cao hoa trắng chiếm tỉ lệ 9%. Cho biết mọi diễn biến của quá trình
giảm phân tạo hạt phấn giống với quá trình giảm phân tạo noãn. Hãy xác định kiểu gen của bố
mẹ.
Câu 6 (1,0 điểm)
a.Trình bày hai quy trình khác nhau cùng tạo ra thể song nhị bội ở thực vật
b.Tại sao ở những loài giao phối, cá thể và loài không phải là đơn vị tiến hóa cơ sở?
HẾT
1



TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
TỔ SINH - TD

HDC ĐỀ THI ĐỊNH KỲ LẦN I
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Sinh 11 (Lớp 11 Sinh)

Câu 1 (2,0 điểm)
a) Trong điều kiện nào thì sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản hữ
sẽ bị suy giảm? Giải thích.
- Khi kích thước của quần thể bị giảm quá mức thì các yếu tố ngẫu nhiên sẽ dễ dàng loại
bỏ một số alen ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi hay trung tính dẫn đến làm giảm
sự đa dạng di truyền của quần thể. Khi kích thước quần thể nhỏ thì các cá thể dễ dàng
giao phối gần dẫn đến làm giảm tần số kiểu gen dị hợp tử, tăng tần số kiểu gen đồng
hợp tử →giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. (0,5đ)
- Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự
nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa dạng của
quần thể di truyền sẽ giảm, ngoại trừ trường hợp chọn lọc tự nhiên luôn duy trì những
cá thể có kiểu gen dị hợp tử và đào thải những cá thể có kiểu gen đồng hợp. (0,5đ)
b) Hiệu quả của chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào các yếu tố nào? Giải thích.
- Phụ thuộc vào alen được chọn lọc là trội hay lặn. Chọn lọc chống lại alen trội thì nhanh
chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể, vì alen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay ở
trạng thái dị hợp. Còn chọn lọc đào thải alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn
vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử. (0,25đ)
- Áp lực chọn lọc: Nếu áp lực chọn lọc càng lớn thì tốc độ thay đổi tần số alen càng cao
và ngươc lại. (0,25đ)
- Loài sinh sản vô tính hay hữu tính: Loài sinh sản hữu tính sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ
hợp nên dễ thích nghi hơn khi điều kiện môi trường thay đổi. Còn loài sinh sản vô tính
thì kém đa dạng hơn về di truyền nên khi môi trường có biến động dễ bị chọn lọc tự
nhiên đào thải hàng loạt. (0,25đ)
- Tốc độ sinh sản của loài: Nếu loài sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì hiệu quả chọn lọc
sẽ nhanh hơn và ngược lại. Ngoài ra hiệu quả chọn lọc còn phụ thuộc vào loài đó là đơn
bội hay

2



lưỡng bội. Nếu là loài đơn bội thì tất cả các gen đều được biểu hiện ra kiểu
hình nên hiệu quả chọn lọc cũng nhanh hơn và ngược lại. (0,25đ)

Câu 2 (1,0 điểm)
Hai quần thể động vật khác loài cùng bậc dinh dưỡng sống trong
vực có các điều kiện sống giống nhau, nếu cả hai quần thể này đều
khai thác quá mức như nhau thì quần thể nào có khả năng phục hồi
hơn? Giải thích.
Trả lời
- Quần thể bị khai thác quá mức nhưng vẫn có khả năng phục hồi số lượng cá thể
nhanh hơn là quần thể có tiềm năng sinh học lớn hơn.(0,125 đ)
Tiềm năng sinh học của quần thể thể hiện qua các đặc điểm sinh học cơ bản sau :
+ Có chu kì sống (vòng đời) ngắn, thời gian thành thục sinh dục ngắn (sinh sản
sớm). (0,125 đ)
+ Mức sinh sản lớn (số lượng con sinh ra lớn), mức tử vong cao do con cái không
được bố mẹ bảo vệ hoặc chăm sóc.(0,125 đ)
+ Có kích thước cơ thể nhỏ . (0,125 đ)
- Quần thể bị khai thác quá mức và khó có khả năng phục hồi số lượng cá thể là quần
thể có tiềm năng sinh học thấp (0,125 đ)
Tiềm năng sinh học thấp thể hiện qua các đặc điểm sinh học sau:
+ Có chu kì sống dài, tuổi thành thục và sinh sản muộn. (0,125 đ)
+ Mức sinh sản thấp và mức tử vong thấp do con cái được bố mẹ chăm sóc và bảo
vệ.(0,125 đ)
+ Có kích thước cơ thể lớn hơn. (0,125 đ)

Câu 3 (1,5 điểm): Hãy nêu đặc điểm, ý nghĩa sinh thái, nêu ví dụ về c
phân bố cá thể trong quần thể.
Kiểu
phân
bố

Đặc điểm

Ý nghĩa sinh Ví dụ
thái

3



Phân
bố
theo
nhóm

-Là kiểu phân bố phổ biến nhất. Các
cá thể của quần thể tập trung theo
từng nhóm ở những nơi có điều kiện
sống tốt nhất.

-Các cá thể hỗ
trợ nhau chống
lại điều kiện bất
lợi của môi
-Thường gặp khi điều kiện sống trường
phân bố không đồng đều trong môi
trường, các cá thể sống thành bầy
đàn khi chúng trú đông, ngủ
đông….

Nhóm cây bụi
mọc hoang dại,
đàn
trâu
rừng…..

Phân
bố
đồng
đều

-Thường gặp khi điều kiện sống
phân bố đồng đều trong môi trường
và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa
các cá thể trong quần thể

Làm giảm mức
độ cạnh trnh
giữa các cá thể
trong quần thể

Cây
thông
trong
rừng
thông….chim
hải âu làm tổ

Phân
bố
ngẫu
nhiên

Là dạng trung gian giữa hai dạng Sinh vạt tận
trên. Thường gặp khi điều kiện sống dụng
được
phân bố một cách đồng đều trong nguồn sống tiềm
môi trường và khi giữa các cá thểtàng trong môi
trong quần thể không có sự cạnh trường
tranh gay gắt.

Các loài sâu
sống trên tán lá
cây, các loài sò
sống trong phù
sa vùng triều,
các loài cây gỗ
sống trong rừng
mưa nhiệt đới.

( mỗi ý được 0,5 điểm)
Câu 4 : (2,0 điểm)
Trong các dạng đột biến gen thì đột biến thay thế cặp nuclêôtit được tìm thấy là
dạng đột biến phổ biến nhất trong phạm vi một loài. Hãy cho biết:
a. Những dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit nào của gen cấu trúc không hoặc
ít làm thay đổi hoạt tính của prôtêin do gen đó mã hoá.
b. Những dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit nào của gen cấu trúc nhiều khả
năng làm thay đổi hoặc làm mất hoạt tính của prôtêin do gen đó mã hoá.


u

Nội dung

Điể
m

4



a

*Các đột biến thay thế nucleotit (nguyên khung đọc) trong trình tự mã hóa của một
gen nhưng không hoặc ít làm thay đổi hoạt tính của protein do gen đó mã hóa bao
gồm:
0,25
- Đột biến theo kiểu tính thoái hóa của mã di truyền, tức là nhiều mã bộ ba khác nhau
cùng mã hóa cho 1 axit amin. Đột biến chuyển đổi giữa các bộ ba “thoái hóa” không
làm thay đổi axit amin nên không làm thay đổi hoạt tính protein.
0,25
- Đột biến làm thay đổi axit amin, song là các axit amin có tính chất hóa lý giống
nhau (ví dụ cùng có tính axit, hoặc cùng có tính bazơ, hoặc cùng nhóm axit amin
trung tính phân cực, hoặc cùng nhóm axit amin trung tính không phân cực) có thể
0,25
không làm thay đổi hoạt tính của protein.
- Đột biến làm thay đổi axit amin, nhưng axit amin đó không thuộc vùng quyết 0,25
định
hoạt tính protein.
- Đột biến làm thay đổi axit amin, nhưng axit amin đó không làm thay đổi cấu hình
của protein, vì vậy không gây ảnh hưởng đến hoạt tính protein.

B

*Các đột biến thay thế nucleotit trong trình tự mã hóa của một gen nhiều khả năng
làm thay đổi hoặc mất hoạt tính của protein do gen đó mã hóa bao gồm:
0,25
- Đột biến vô nghĩa làm xuất hiện các mã bộ ba kết thúc (TAA, TAG hoặc TGA)
0,25
trong vùng mã hóa của gen.
0,25
- Đột biến thay thế làm mất mã bộ ba khởi đầu dịch mã (ATG) ở đầu 5’ của vùng
mã hóa của gen.
0,25
- Đột biến thay thế làm mất mã bộ ba kết thúc dịch mã (TAA, TAG hoặc TGA) ở
đầu 3’ của vùng mã hóa của gen.
- Đột biến thay thế ở vị trí quan trọng xảy ra tại trình tự điều hòa biểu hiện của gen
(ví dụ như các trình tự khởi đầu phiên mã - prômôtơ, trình tự tăng cường ở sinh vật
nhân thực, v.v...) làm gen không được biểu hiện.
- Các đột biến thay thế axit amin nhiều khả năng làm thay đổi hoạt tính của protein
là các đột biến chuyển các axit amin ưa nước (phân cực, có tính bazơ, axit) thành
các axit amin kị nước (không phân cực) hoặc ngược lại.

(trình tự nucleotit có thể viết theo mARN, hoặc ADN theo bấtcứ chiều nà
3’ hoặc ngược) lại
5



Câu 5: (2,5 điểm)
1.Trong các phép lai, làm thế nào có thể phát hiện được hai gen nào đó liên kết hay
phân li độc lập? Với mỗi trường hợp cho một ví dụ minh hoạ.
2. Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. cho cây thân cao hoa đỏ tự
thụ phấn đời F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây cao hoa trắng chiếm tỉ lệ 9%. Cho
biết mọi diễn biến của quá trình giảm phân tạo hạt phấn giống với quá trình giảm
phân tạo noãn. Hãy xác định kiểu gen của bố mẹ.

Câu

Nội dung
*Có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập bằng cách
sử dụng phép lai phân tích,cụ thể:

Điểm
0, 5
0,5
0,5
-Nếu kết quả lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1:1:1 thì 2 gen quy định
2 tính trạng nằm trên 2NST khác nhau.VD
-Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1 thì 2 gen liên kết hoàn toàn với nhau VD
- Trường hợp kết quả lai phân tích cho ra 4 kiểu hình với tỉ lệ không bằng
nhau trong đó 2 loại kiểu hình chiếm đa số( trên 50%) thì hai gen cùng nằm
trên 1 NST và đã có hoán vị gen xảy ra.VD
*Theo bài ra cây cao, hoa trắng ở ở đời con chiếm tỉ lệ 16%  cây thấp, hoa 0,5
ab 0,5
trắng có tỉ lệ bằng 25% - 9% = 16%. Mà cây thấp, hoa trắng có kiểu gen
ab

nên ở đời con F 1 có 0,16

ab
. Mọi diễn biến của quá trình giảm phân tạo hạt
ab

phấn đều giống với quá trình tạo noãn tức là hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với
tần số như nhau  0,16

ab
= 0,4ab x 0,4ab. Giao tử ab có tỉ lệ 0,4>0,25 nên
ab

đây là giao tử liên kết. Vậy, giao tử hoán vị có tỉ lệ 0,5 – 0,4 = 0,1. Vậy, tần
số hoán vị là 0,1 x 2 = 0,2 = 20%.
Vì giao tử ab là giao tử liên kết nên kiểu gen của P là

AB
.
ab

6



Câu 6: (1,0 điểm)
a.Trình bày hai quy trình khác nhau cùng tạo ra thể song nhị bội ở thực vật
b.Tại sao ở những loài giao phối, cá thể và loài không phải là đơn vị tiến hóa cơ
sở?

u

Nội dung

Điể
m

* Lai xa kết hợp với đa bội hóa :
A

- Cho lai giữa 2 loài lưỡng bội, tạo ra hợp tử lai F1 (có bộ NST gồm 2 bộ
đơn bội của 2 loài).

0,25

- Gây đột biến đa bội hợp tử lai F1 tạo ra thể song nhị bội.
* Dung hợp tế bào trần :
- Loại bỏ thành xenlulôzơ của tế bào sinh dưỡng bằng enzim hoặc vi phẫu
để tạo ra tế bào trần, sau đó nuôi các tế bào trần khác loài trong cùng môi
trường nuôi để tạo ra các tế bào lai.

0,25

- Dùng hooc môn kích thích các tế bào này thành cây lai…
B

Ở những loài giao phối:
- Cá thể không thể là đơn vị tiến hóa vì:
+ Mỗi cá thể chỉ có một kiểu gen, khi kiểu gen đó bị biến đổi cá thể đó có thể
bị chết hoặc mất khả năng sinh sản.
0,25

+ Đời sống cá thể ngắn, quần thể tồn tại lâu dài
- Loài không thể là đơn vị tiến hóa vì:
+ Trong tự nhiên, loài tồn tại như một hệ thống quần thể, cách li tương đối với
nhau.
+ Quần thể là hệ gen mở, còn loài là hệ gen kín, không trao đổi gen với các
loài khác.

7

0,25