Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 9 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi năm 2018-2019

b330da546ad14d18234d43e38e93e6dd
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 15 tháng 9 2021 lúc 8:57:46 | Được cập nhật: 10 giờ trước (16:53:00) | IP: 14.250.59.125 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 229 | Lượt Download: 1 | File size: 0.023143 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT TP TUY HÒA KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn : NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) _____________________ Câu 1. (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải - Ngữ văn 9, tập hai) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. b. Bức tranh mùa xuân thiên nhiên được phác họa bằng những hình ảnh nào ? c. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên được biểu hiện trong đoạn thơ. Câu 2. (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi bên dưới: Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối ? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe ? Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài. - Anh nói nữa đi - Ông giục. - Báo cáo hết ! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. ( Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập hai) a. Chỉ ra hai phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích trên. b. Xác định thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên. c. Câu “Chè đã ngấm rồi đấy.”có hàm ý là gì ? Câu 3. (4.0 điểm) Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. -------- Hết -------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh…………………………………..Số báo danh………………………………….. Chữ kí của giám thị 1…………………………….. Chữ kí của giám thị 2………………………… PHÒNG GD-ĐT TP TUY HÒA KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn : NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian giao đề) _____________________ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ( Hướng dẫn chấm và đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang ) A. Hướng dẫn chung - Tổ giám khảo cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu Hướng dẫn chấm – Thang điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm ; khuyến khích những bài viết sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý ( nếu có ) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm. - Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số. B. Hướng dẫn cụ thể Câu Ý Nội dung Điểm a b 1 c a 2 b c 3 Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm Bức tranh mùa xuân thiên nhiên được phác họa qua ba hình ảnh : dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng hót chim chiền chiện. - Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ : Tác giả cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên bằng cả trái tim xao động và trí tưởng tượng độc đáo. Qua đó thể hiên tình yêu thiên nhiên tha thiết; tình cảm yêu quý trân trọng; cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất trời vào xuân. - Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích : + Phép lặp : họa sĩ. + Phép thế : ông, bác - ông họa sĩ ; anh, người con trai - anh thanh niên + Phép nối : Và, vì. ( HS chỉ cần chỉ ra 2 phép liên kết câu , mỗi phép liên kết 0,5 điểm) - Thành phần biệt lập : +Thành phần phụ chú : Ông giục ; Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. + Thành phần cảm thán : Ôi. Câu “Chè đã ngấm rồi đấy.”có hàm ý là : “ Mời bác và cô vào uống nước”. Viết bài văn nghị luận văn học - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học : Có đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhân vật Phương Định là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng,giàu tình cảm; có tinh thầntrách nhiệm; dũng cảm , ngoan cường; tình đồng đội gắn bó. - Triển khai vấn đề thành các luận điểm , vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng . I. Mở bài : - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu nhân vật Phương Định. II. Thân bài : * Xuất thân : - Là một cô gái Hà Nội xung phong vào chiến trường. - Có những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên êm đềm bên gia đình. - Là một cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng, nhiều ước mơ, thích ca hát, khá xinh đẹp. * Hoàn cảnh sống và chiến đấu: 0.5 0.5 2.0 1.0 0.5 0.5 1.0 0.5 3.0 - Hoàn cảnh sống, chiến đấu đầy gian khổ : bom đạn nguy hiểm, ác liệt, gian khổ khó khăn. - Ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn - nơi tập trung nhiều bom đạn nguy hiểm ác liệt. - Công việc : đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom ; đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Công việc đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh… * Những phẩm chất đáng quý của Phương Định : - Là cô gái dễ xúc cảm, hay mơ mộng, thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng rồi hát. (Dẫn chứng) - Luôn có tinh thần đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.(Dẫn chứng) - Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm. (Dẫn chứng) - Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật (ngôi kể, miêu tả tâm lí nhân vật... làm nổi bật thế giới nội tâm phong phú, cao đẹp của nhân vật) III. Kết bài : - Cảm phục Phương Định : tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên, lạc quan nhưng rất dũng cảm trước cuộcsống chiến đấu đầy gian khổ hy sinh. - Cô tiêu biểu cho lớp trẻ trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Biểu điểm : - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên; bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp với vấn đề, dùng từ đặt câu chính xác, văn viết có cảm xúc. - Điểm 3: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu nêu trên; bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, đôi đoạn có cảm xúc; dẫn chứng phù hợp với vấn đề; mắc ít lỗi diễn đạt về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Đáp ứng một nửa yêu cầu nêu trên; bố cục đầy đủ, hành văn trôi chảy; mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Bài làm chung chung, diễn đạt lan man, không rõ ý, không nắm được yêu cầu của đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Không làm bài được hoặc hoàn toàn lạc đề, viết vài dòng lấy lệ. 0.5 ĐIỂM TOÀN BÀI THI : Câu 1 + Câu 2 + Câu 3 = 10,0 điểm.