Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 9 trường THCS Nguyễn Thị Định năm 2018-2019

d59d42e2d63e69f8f40560f06f77e7e2
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 15 tháng 9 2021 lúc 8:58:01 | Được cập nhật: hôm kia lúc 13:08:48 | IP: 14.250.59.125 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 246 | Lượt Download: 1 | File size: 0.023024 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2018-2019 TP. TUY HÒA THCS NGUYỄN THỊ ĐỊNH gian giao đề) Môn: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời ________________ Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con. (Trích Nói với con – Y Phương ) a) Nêu ngắn gọn về tác giả và nội dung đoạn thơ trên. b) Qua lời tâm tình trong đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào? Nêu suy nghĩ của em về lời tâm tình đó của người cha. Câu 2. ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu: … Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ… (Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) a) Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn. b) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 3. ( 4,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về […] Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Trích Sang thu - Hữu Thỉnh) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC 2018-2019 TP. TUY HÒA - HẾT – KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) __________________ ____ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) A. Hướng dẫn chung - Tổ giám khảo cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm. - Điểm của toàn bài được làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00). B. Hướng dẫn chấm cụ thể Câu Yêu Nội dung Điểm cầu 1 Đọc hiểu văn bản 3,0 a - Y Phương nhà thơ người dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng. Thơ 0,5 ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách 0,5 tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. - Nội dung: truyền thống tốt đẹp của quê hương. b - Bằng những hình ảnh thơ đẹp, giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói 1,0 2 3 Yêu cầu về kĩ năn g Yêu cầu về kiến thức với con rằng: + Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương. + Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của “người đồng mình” và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ. + Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với “người đồng mình”. - Nêu được suy nghĩ về lời tâm tình của người cha. Tiếng Việt a - Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ: liệt kê: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần;thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. b - Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê đó là: làm nổi bật sự căng thẳng, nguy hiểm trong công việc của tổ trinh sát mặt đường. Viết bài văn nghị luận Cảm nhận về hai khổ thơ trích Sang thu - Hữu Thỉnh. 1,0 3,0 2,0 1,0 4.0 - Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận. - lời văn trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả. - Đảm bảo bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc. I Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ với ngòi bút luôn hướng về đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn. - “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, được viết khi thiên nhiên bắt đầu sang thu và cũng là thời điểm đất nước vừa 0,25 0,25 II bước từ chiến tranh sang hòa bình. Phân tích: Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. - Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: + “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ. + Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn → gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. + “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn. - Cảm xúc của nhà thơ: + Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Đó có thể là do những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hoặc do quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra. + Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng… Khổ cuối: Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con người. - Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa. 1,5 1,5 III Biểu điểm “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa” + Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt. + Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ. - Hình ảnh ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” + Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu. + Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải, từng vượt qua những khó khăn, thăng trầm. Qua đó, khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến động của cuộc đời. → Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức khó khăn, gian khổ. Đánh giá: Thông qua hai khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên lúc vào thu thật mới mẻ, sinh động, ấn tượng, đồng thời cũng gửi gắm tới người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía. Qua đây cho thấy tình yêu thiên nhiên và ngòi bút tài hoa của tác giả. - Điểm 4,0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên; bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc. - Điểm 3,0 - 3,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên 0,5 nhưng còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0 - 2,5: Những bài viết ở mức độ trung bình; còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1,0 - 1,5: Những bài viết có nội dung sơ sài, cách diễn đạt còn yếu, mắc nhiều lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,5: Chưa nắm nội dung hai khổ thơ; dùng từ, đặt câu còn kém, viết qua loa. - Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. * Lưu ý: Tùy vào mức độ làm bài của học sinh, giáo viên đánh giá điểm từ 0 đến 4,0 cho phù hợp theo gợi ý của biểu điểm.